Thạc Sĩ Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (Fuzzy set theory) đánh giá hiệu quả quản lý tưới của các mô hì

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích của đề tài 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
    5. Kết quả đạt được của luận văn 5
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
    QUẢN LÝ TƯỚI
    6
    1.1 Khái quát về hệ thống tổ chức quản lý tưới. 6
    1.2 Tổng quan về các mô hình tổ chức quản lý công trình thủy lợi liên xã. 9
    1.3 Tổng quan các kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý tưới. 11
    1.4 Các phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý tưới. 17
    CHƯƠNG II: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÝ THUYẾT TẬP MỜ (FUZZY SET
    THEORY) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TƯỚI
    21
    2.1 Phân tích lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tưới 21
    2.1.1 Cơ sở khoa học xây dựng các chỉ tiêu dánh giá 19
    2.1.2 Đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tưới 26
    2.2 Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) đánh giá hiệu quả
    quản lý tưới
    30
    2.2.1 Khái niệm cơ bản về lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) 30
    2.2.2 Các bước áp dụng lý thuyết tập mờ đánh giá hiệu quả quản lý tưới 32
    CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TẬP MỜ ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
    CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    38
    3.1 Lựa chọn các mô hình để đánh giá 38 3.2 Tính toán xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các mô hình quản lý 49
    3.2 Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) đánh giá hiệu quả
    các 5 mô hình nguyên cứu
    50
    CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
    CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI LIÊN XÃ
    58
    4.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 58
    4.2 Thực hiện phân cấp quản lý 59
    4.3 Giải pháp về chính sách 62
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
    1. Kết luận 64
    2. Kiến nghị 65
    PHẦN PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

    Hình 2.1: Sơ đồ áp dụng phương pháp Lý thuyết tập mờ xếp hạng hiệu quả
    các mô hình quản lý tưới
    32
    Hình 2.2: Ma trận số liệu X 33
    Hình 3.1: Sơ đồ bố trí hệ thống công trình thủy lợi Ngòi Là 40
    Hình 3.2: Bản đồ khu tưới kênh N3-3 43
    Hình 3.3: Hiện trạng kênh N3-3 43
    Hình 3.4: Bản đồ khu tưới kênh N16 47
    Hình 3.5: Hiện trạng tuyến kênh N16 47
















    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của 3 hệ thống
    thuỷ nông N22A, Ngòi Là và N4B
    13
    Bảng 1.2: Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ
    nông Nam Thạch Hãn
    14
    Bảng 1.3: Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ
    nông huyện Ứng Hoà
    15
    Bảng 2.1: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình quản lý công trình
    thủy lợi liên xã
    29
    Bảng 2.2: Điểm ứng với mức sự quan trọng của các chỉ tiêu 36
    Bảng 3.1: Tổng hợp đặc điểm các mô hình quản lý công trình thủy lợi liên xã 48
    Bảng 3.2: Xác định các chỉ tiêu đánh giá của các hệ thống thủy lợi liên xã 49
    Bảng 3.3: Ma trận số liệu X 50
    Bảng 3.4: Ma trận chuẩn hoá Y 51
    Bảng 3.5: Kết quả các phần tử của ma tận R và tổng các hàng của R với trọng
    số của các chỉ tiêu đều bằng 1 (Wk=1)
    51
    Bảng 3.6: Bảng kết quả xác định mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá 52
    Bảng 3.7: Kết quả các phần tử của ma tận R và tổng các hàng của R với Wk
    của các chỉ tiêu đánh giá khác nhau
    56








    CÁC TỪ VIẾT TẮT

    NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    BQL: Ban quản lý
    CTTL: Công trình thuỷ lợi
    FAO: Tổ chức nông lương Quốc tế
    HDN: Hội dùng nước
    HTX: Hợp tác xã
    HTXNLN: Hợp tác xã nông lâm nghiệp
    HTXDN: Hợp tác xã dùng nước
    HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp
    IMT: Chuyển giao quản lý tưới
    (Irrigation Management Transfer)
    IWMI: Viện quản lý nước quốc tế
    KTCTTL: Khai thác công trình thuỷ lợi
    PIM: Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (Pariticipartory Irrigation
    Management)
    PTNT: Phát triển nông thôn
    QLKTCT: Quản lý khai thác công trình
    TCDN: Tổ chức dùng nước
    TCHTDN: Tổ chức hợp tác dùng nước
    TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
    UBND: Uỷ ban Nhân dân
    WB: Ngân hang thế giới
    WUA: Hội người dùng nước
    AHP: Phương pháp lý thuyết phân bậc (Analytical hierarchy)




    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hầu hết các công trình thủy lợi do chính phủ quản
    lý ở các nước đang phát triển có hiệu quả tưới rất thấp. Nguyên nhân cơ bản đối với
    hiệu quả thấp ở phần lớn các công trình thủy lợi do nhà nước quản lý là do yếu tố
    thể chế hơn là yếu tố kỹ thuật. Nước ta là một nước nông nghiệp, đang phát triển
    theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự bùng nổ dân số, tốc độ phát triển kinh
    tế, đô thị hoá và sự quản lý khai thác không đúng mục đích đã làm suy giảm qũi đất
    nông nghiệp và nguồn nước cả về số lượng và chất lượng. Để phát triển nông
    nghiệp trong điều kiện đó buộc chúng ta phải có những biện pháp để nâng cao hiệu
    quả sử dụng nguồn đất và nước. Điều này không chỉ đòi hỏi phải đầu tư xây dựng
    công trình thủy lợi thích hợp để khai thác, mà còn cần phải có phương pháp quản lý
    hiệu quả hoạt động của các hệ thống công trình thủy lợi tương xứng với tiềm năng
    và năng lực thiết kế để đem lại được lợi ích lớn nhất và bền vững.
    Theo báo cáo của Tổng cục thủy lợi (2013) nước ta có khoảng 743 hồ chứa
    loại vừa và lớn, 3500 hồ chứa nhỏ, 1017 đập dâng, 4712 cống tiêu, gần 2000 trạm
    bơm, hơn 1000 km kênh trục lớn và hàng nghìn các công trình thủy lợi nhỏ các loại.
    Những hệ thống tưới này được quản lý bởi:
    - Doanh nghiệp nhà nước (Các công ty, xí nghiệp) khai thác công trình thủy
    lợi, quản lý những công trình có quy mô lớn: công trình đầu mối, kênh chính, kênh
    cấp II hoặc đến kênh cấp III tuỳ qui mô công trình. Phần còn lại do các tổ chức của
    người dùng nước quản lý.
    - Các xã, xóm và hội người dùng nước quản lý cá hệ thống công trình nhỏ, các
    hệ thống kênh mương nội đồng và các công trình nhỏ xây dựng ở những địa hình
    khó khăn.
    Đặc điểm nổi bật của mô hình này là quản lý hệ thống kênh dựa trên cơ sở
    ranh giới hành chính nên hoạt động tương đối hiệu quả ở những hệ thống kênh nằm
    gọn trong một xã, tuy nhiên còn tồn tại nhiều vấn đề đối với những tuyến kênh cấp 2
    2 phục vụ tưới tiêu cho liên xã. Mô hình tổ chức quản lý các công trình thủy lợi liên
    xã hiện nay là kém hiệu lực, mối quan hệ giữa Công ty Khai thác công trình thủy lợi
    (KTCTTL) và các tổ chức hợp tác dùng nước là chưa hiệu quả, chưa có sự hợp tác
    giữa các tổ chức hợp tác dùng nước ở các xã. Các Công ty KTCTL chưa khuyến
    khích người dân tham gia tích cực trong việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng
    công trình thủy lợi. Điều này dẫn đến hiệu quả quản lý tưới thấp ở hầu hết các hệ
    ổ chức quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu lực, thống thủy lợi liên xã ở nước ta. T
    phạm vi quản lý của các doanh nghiệp thủy nông quá rộng (quản lý khép kín từ đầu
    mối tới mặt ruộng, trong điều kiện ruộng đất bị chia nhỏ), tổ chức thủy nông cơ sở
    hình thành theo kiểu tự phát hoặc áp đặt, thiếu đồng bộ, cơ chế quản lý vẫn nặng
    tính bao cấp, hạn chế vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong vùng hưởng lợi
    vào quản lý .v.v. dẫn đến việc khai thác của các công trình thủy lợi chỉ đạt được
    khoảng 50 – 60% công suất thiết kế.
    Chính phủ đã khởi xướng chuyển giao quản lý tưới từ các công trình thủy lợi
    nhỏ cho các tổ chức dùng nước từ đầu những năm 1998. Tuy nhiên, kết quả của quá
    trình chuyển giao cho đến nay còn rất khiêm tốn. Trong khi hầu hết các công trình
    thủy lợi là liên xã hoặc liên huyện thì việc chuyển giao lại hầu hết chỉ thực hiện cho
    những công trình nhỏ nằm gọn trong một xã. Năm 1998, tỉnh Tuyên Quang đã giải
    thể công ty thủy nông và thành lập mô hình Ban quản lý công trình thủy lợi để quản
    lý toàn bộ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả các công trình liên
    huyện, liên xã. Cũng từ năm 1998, dự án Hỗ trợ thủy lợi Miền Trung do Ngân hàng
    Châu Á hỗ trợ (Dự án ADB2) đã xây dựng được 4 mô hình liên hiệp tổ chức dùng
    nước quản lý các tuyến kênh cấp 2 liên xã ở hệ thống thủy lợi Sông Chu, tỉnh Thanh
    Hóa và hệ thống Bắc Nghệ An, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, đến nay các mô hình này
    hoạt động gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh thực hiện chính sách miễn
    giảm thủy lợi phí, do vậy mà mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý kênh cấp 3
    2 liên xã chưa được phát triển nhân rộng. Gần đây năm 2012, dự án Hỗ trợ thủy lợi
    Việt Nam do Ngân hàng thế giới hỗ trợ (Dự án WB3) đã thực hiện thí điểm chuyển
    giao kênh cấp 2 liên xã cho các liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý ở hệ thống Cầu
    Sơn- Cấm Sơn (Bắc Giang), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam).
    Để nâng cao hiệu quả của các công trình thủy lợi cần phải đánh giá tác động
    của các mô hình quản lý khác nhau tới hiệu quả tưới và hiệu quả hoạt động của các
    tổ chức quản lý, từ đó tìm ra các mô hình quản lý phù hợp cho các hệ thống thủy lợi
    khác nhau ở nước ta. Phương pháp thông thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả
    quản lý tưới là tính toán xác định các chỉ tiêu đánh giá để lượng hoá các khía cạnh
    khác nhau về hiệu quả quản lý tưới. Việc so sánh hiệu quả của các hệ thống thủy lợi
    khác nhau thường sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định các trọng số cho
    các chỉ tiêu đánh giá. Phương pháp chuyên gia có ưu điểm là tập hợp được ý kiến
    của nhiều chuyên gia về vai trò quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá, bằng cách cho
    điểm trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá. Tuy nhiên phương pháp chuyên gia cũng có
    hạn chế là việc xác định các trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá lệ thuộc vào chủ
    quan của người đánh giá.
    Do vậy mà đề tài “Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory)
    đánh giá hiệu quả quản lý tưới của các mô hình quản lý công trình thủy lợi liên xã”
    có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
    2. Mục đích của đề tài
    Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) để đánh giá, xếp
    hạng một cách khách quan hiệu quả quản lý tưới của các mô hình tổ chức quản lý
    các công trình thủy lợi liên xã, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
    lý các công trình thủy lợi liên xã.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    ã Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các công
    trình thủy lợi phục vụ tưới cho nhiều xã (liên xã).
    ã Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản
    lý tưới của 5 mô hình tổ chức quản lý công trình thủy lợi liên xã: Công ty quản lý
    Kênh N20 (Hệ thống Bắc Nghệ An), Ban quản lý công trình thủy lợi Ngòi Là
    (Tuyên Quang), HTXDN kênh N6 (Hệ thống Bắc Nghệ An), Hiệp hội sử dụng nước
    quản lý kênh N3-3 (Hệ thống Kẻ Gỗ- Hà Tĩnh), Hợp tác xã dùng nước quản lý kênh
    N16 (Hệ thống Phú Ninh).
    4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
    ã Cách tiếp cận
    - Đánh giá, so sánh hiệu quả quản lý tưới của các mô hình tổ chức quản lý
    công trình thủy lợi liên xã là cần thiết để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
    quản lý các công trình thủy lợi liên xã.
    - Việc so sánh hiệu quả của các hệ thống thủy lợi bằng phương pháp chuyên
    gia thông thường để xác định các trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá còn lệ thuộc vào
    chủ quan của người đánh giá.
    - Áp dụng lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) khắc phục được chủ quan của
    người đánh giá nhờ việc áp dụng công cụ toán học hiện đại để xác định các trọng số
    đối với các chỉ tiêu đánh giá để đánh giá khách quan hiệu quả quản lý tưới.
    - Kết quả đánh giá khách quan hiệu quả quản lý tưới là cơ sở khoa học cho
    việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tưới, nâng cao hiệu quả quản lý công
    trình thủy lợi liên xã.
    ã Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng trong nghiên cứu luận văn:
    - Áp dụng các phương pháp điều tra, đánh giá có sự tham gia PRA để thu thập
    các thông tin, như phương pháp phỏng vấn và sử dụng các phiếu điều tra.
    - So sánh hiệu quả của các hệ thống thủy lợi khác nhau bằng phương pháp
    chuyên gia thông thường để xác định các trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá. 5
    - Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) kết hợp với
    phương pháp Lý thuyết phân bậc (để đánh giá, xếp hạng hiệu quả các mô hình quản
    lý công trình thủy lợi liên xã).
    - Áp dụng phương pháp phân tích chọn lọc, kế thừa để đề xuất các giải pháp
    hoàn thiện các mô hình quản lý tưới.
    5. Kết quả đạt được của luận văn
    ã Đề xuất hệ thống chỉ tiêu đa thứ nguyên đánh giá hiệu quả các mô hình quản
    lý tưới, bao gồm 9 chỉ tiêu được chia thành làm 3 nhóm: (i) Các chỉ tiêu đánh giá
    hiệu quả phân phối nước, (ii) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả duy tu bảo dưỡng công
    trình và (iii) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài chính.
    ã Đề xuất phương pháp áp dụng Lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) để đánh
    giá hiệu quả các mô hình quản lý tưới. Trên cơ sở đề xuất các bước tính toán, một
    chương trình tính toán sử dụng ngôn ngữ FORTRAN được thiết lập để áp dụng Lý
    thuyết tập mờ (fuzzy set theory) đánh giá hiệu quả quản lý tưới cho 5 hệ thống
    nghiên cứu.
    ã Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quản lý các công trình thủy lợi liên xã.
     
Đang tải...