Thạc Sĩ Áp dụng phương pháp CVM để ước lượng ý muốn thanh toán cho sử dụng nước sinh hoạt nông thôn ở khu vự

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CVM ĐỂ ƯỚC LƯỢNG Ý MUỐN THANH TOÁN
    CHO SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN Ở KHU VỰC LƯU VỰC
    SÔNG HỒNG-THÁI BÌNH.
    GV. Đào Văn Khiêm
    Ks. Nguyễn Thị Hương
    Tóm tắt
    Sử dụng phương pháp đánh giá giá trị ngẫu nhiên (CVM _ Contingent Valuation
    Method) là một phương pháp quan trọng nhất để thu thập số liệu cho các nghiên cứu đo
    lường giá trị tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Bài viết này trình bày về một số vấn
    đề phá sinh trong thực hành xác định giá trị kinh tế của sử dụng nước sinh hoạt trong
    khu vực nông thông ở Lưu vực Sông Hồng-Thái bình (LVSHTB), Việt nam. Những vấn đề
    này là lựa chọn kích thước mẫu, đo lường thu nhập hộ gia đình trong các vùng nông
    thôn, ảnh hưởng của tính không đồng nhất của mẫu, ảnh hưởng của các phương pháp lấy
    mẫu, khả năng của những sinh viên tham gia điều tra phỏng vấn, . Từ đó các tác giả
    muốn bày tỏ ý muốn cải thiện chương trình giảng dạy Kinh tế Tài nguyên Môi trường cho
    các sinh viên để giúp cho họ trở thành các nhà thực hành kinh tế hữu ích tương lai trong
    lĩnh vực này.
    1. Đặt vấn đề
    Để tăng nhanh số dân cư nông thôn được cấp nước sạch và số hộ gia đình có nhà
    tiêu hợp vệ sinh, cải thiện điều kiện môi trường, ngày 3/12/1998 Thủ tướng Chính phủ
    đã phê duyệt nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường
    nông thôn (Chương trình MTQGNS&VSMTNT) giai đoạn 1999-2005 theo Quyết định
    số 237/1998/QĐ-TTg, với mục tiêu: Đến năm 2005: khoảng 80% dân số nông thôn được
    sử dụng nước sạch (sau này mục tiêu được điều chỉnh xuống 60% theo Nghị quyết đại
    hội Đảng lần thứ IX); 50% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh; xử lý chất thải ở 30%
    chuồng trại chăn nuôi .
    Đứng trước thực tế xã hội hóa cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
    ở khu vực lưu vực sông Hồng - Thái bình (viết tắt là LVSHTB), tính toán giá trị kinh tế
    cho sử dụng nước sạch của các hộ gia đình nông thôn là hết sức cần thiết. Nội dung bài
    viết này sẽ đề cập tới một trong những phương pháp tương đối phổ biến trong lĩnh vực
    cung cấp nước sạch ở khu vực nông thôn để thực hiện nhiệm vụ này. Đó là phương pháp
    dựa trên tiếp cận của phương pháp đánh giá giá trị ngẫu nhiên (CVM).
    2. Mô hình kinh tế cho ước lượng giá trị sử dụng nước sinh hoạt nông thôn
    Để đánh giá giá trị của hàng hoá nói chung và giá trị của nước sinh hoạt nói riêng, tiếp
    cận tân-cổ điển là xây dựng và ước lượng hàm cầu đối với hàng hoá cần nghiên cứu, và
    trên cơ sở đó tính toán các giá trị kinh tế của hàng hóa như là diện tích tương ứng nằm
    bên dưới đường cầu.
    Đối với trường hợp nước sinh hoạt, từ Lý thuyết Người tiêu dùng chúng ta có bài
    toán sau:
    Maximize u = u(X,M,Z) 2


    với ràng buộc: X.P ≤ M
    trong đó: X là véc tơ hàng hóa trong đó có nước sinh hoạt, P là véc tơ giá, M là thu
    nhập, và Z và véc tơ các yếu tố đặc trưng như hộ gia đình, ví dụ như số lượng thành
    viên, số lượng trẻ nhỏ, nghề nghiệp, .
    Để tập trung vào xác định đường cầu nước sinh hoạt X chỉ bao gồm 2 hàng hóa:
    khối lượng nước sinh hoạt mà hộ gia đình sử dụng và tất cả các hàng hóa còn lại, hay
    chính là giá trị của tiền (Xem Freeman III, 1993; Young, 2005). Khi đó, lời giải của bài
    toán này là
    x=x(P,M,Z) (1)
    Đây chính là hàm cầu Marshall (Khi này, x là khối lượng nước sinh hoạt và P là giá
    nước sinh hoạt, không còn là véc tơ nữa).
    Bài toán đối ngẫu với bài toán tối đa lợi ích ở trên là:
    Minimize e= P.X
    với ràng buộc: u(X)=u 0
    trong đó
    0
    u là lợi ích đã cho cố định nào đó. Lời giải của bài toán đối ngẫu, tương tự như
    lời giải của bài toán tối đa nguyên thuỷ, cho ta các hàm số thể hiện quan hệ giữa chi tiêu
    tối thiểu ứng với mỗi mức giá để đạt được mức lợi ích cố định đã cho. Đó chính là các
    hàm cầu Hicks. Chi tiêu tối thiểu khi đó là:
    e= (P,u 0 )
    trong đó e là chi tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ. Trong trường hợp bài toán cầu nước sinh
    hoạt của chúng ta, như đã nói ở trên, chỉ có hai loại hàng hóa là nước sinh hoạt và bản
    thân tiền bạc, chỉ có P là giá nước và x là khối lượng sử dụng nước sinh hoạt, còn h là
    hàm cầu Hicks. Hàm cầu Hicks có thể viêt là:
    ) , (
    0
    u P h
    P
    e
    x 


     (2)
    Thay hàm cầu trên vào hàm lợi ích trực tiếp u
    ta có hàm lợi ích gián tiếp: ) , ( M P v u 
    Theo đồng nhất thức Roy,
    M v
    P v
    M P x
     
     

    /
    /
    ) , (
    Từ đó theo điều kiện khả tích, tích phân cầu x(P,M) chỉ tạo thành đơn vị lợi ích khi
    lợi ích không phụ thuộc vào thu nhập M (vì khi đó mẫu số là const). Đây chính là hạn
    chế của cầu Marshall trong việc tính toán giá trị lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên,
    đối với hàm cầu Hicks, hạn chế này không xảy ra, đơn giản là theo công thức (2) của
    hàm cầu Hicks, do vậy điều kiện khả tích thỏa mãn. Và đây chính là ưu thế của phương
    pháp đánh giá giá trị ngẫu nhiên, viết tắt là CVM (Contingent Valuation Method), mà
    chúng ta đang quan tâm trong bài viết này (Xem Mitchell và Carson (1989)). 3

    3. Phương pháp CVM
    Một trong những tiếp cận để tính toán giá trị hàng hóa và dịch vụ tài nguyên môi
    trường là sử dụng phương pháp trực tiếp, tức là nghiên cứu trực tiếp giá và khối lượng
    hàng hóa và dịch vụ đang xét. Nhưng vì không có số liệu quan sát được, cho nên đánh giá
    giá trị phải dựa vào số liệu về ý muốn thanh toán (viết tắt là WTP) và khối lượng hàng
    hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua dựa vào các câu hỏi giả tưởng trực tiếp
    trong các điều tra phỏng vấn người tiêu dùng. Đó là phương pháp đánh giá giá trị ngẫu
    nhiên (CVM). Độc giả có thể xem các tài liệu của Mitchel và Carson (“Sử dụng điều tra
    để đánh giá giá trị hàng hóa công cộng”, 1989, bản dịch của Đào Văn Khiêm, 2010, sắp
    xuất bản) và Freeman III (“Đo lường giá trị tài nguyên môi trường”, 1993, bản dịch của
    Đào Văn Khiêm, sắp xuất bản) để nắm được chi tiết của phương pháp này.
    4. Nghiên cứu tình huống: ước lượng tính toán giá trị của sử dụng nước sinh hoạt
    nông thôn ở lưu vực sông Hồng – Thái bình
    Trong quá trình tiến hành CVM để đánh giá giá trị sử dụng nước sinh hoạt ở khu vực
    LVSHTB, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cần được lưu ý trong các giai đoạn của tiến
    trình điều tra như sau.
    a) Giai đoạn điều tra thử:
    Giai đoạn điều tra thử rất là quan trọng, khi mà nhiệm vụ của CVM là xác định kích
    thước mẫu, cách thức lấy mẫu, thiết kế câu hỏi phù hợp với người dân của địa phương,
    . Giai đoạn này trong nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện ở huyện Ý yên, tỉnh
    Nam định, một địa phương có nhiều khó khăn trong cung cấp nước sạch nông thôn. Kích
    thước mẫu ban đầu đã được lựa chọn là 15 hộ gia đình trong một xã. Mặc dù các yêu cầu
    chọn mẫu và thiết kế kịch bản đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, các điều tra viên đã được tập
    huấn trước đó và những người dân đã tích cực hợp tác, nhưng kết quả hồi quy vẫn rất
    không thỏa đáng. Nhóm nghiên cứu khi đó, mặc dù phải bổ sung thêm nhiều nguồn lực
    cho điều tra, đã phải tăng kích thước mẫu lên 60 hộ gia đình/xã thì mới nhận được kết
    quả thỏa đáng. Bài học là, mặc dù tốn kém, các tiêu chuẩn về lẫy mẫu phải được bảo
    đảm, vì về mặt lý thuyết, yêu cầu tối thiểu phải là trên 30 hộ gia đình cho một mẫu.
    b) Khó khăn trong việc thu thập số liệu thu nhập của hộ gia đình:
    Như các nhà kinh tế đã cảnh báo, điều tra về số liệu thu nhập hộ gia đình thường là
    một nhiệm vụ khó khăn cho các nhà nghiên cứu kinh tế lượng, đặc biệt trong trường hợp
    các nước đang phát triển. Để xử lý vấn đề này, chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm điều tra
    đặc biệt. Khi kiểm tra các quan hệ kinh tế chuẩn giữa thu nhập và chi tiêu của các hộ gia
    đình, ví dụ, hệ số khuynh hướng tiêu dùng  0,7, là một kết quả thường được chỉ ra trong
    các nghiên cứu chuẩn của kinh tế lượng quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề nan giải là điều kiện
    nguồn lực (kinh phí, các chuyên gia có kinh nghiệm và thời gian cần thiết) của nghiên
    cứu không đủ đáp ứng những điều tra chi tiết như vậy cho nhiều tỉnh khác nhau trong
    toàn lưu vực. Để khắc phụ vấn đề này, chúng tôi đã phải thực hiện một kỹ thuật có tên
    gọi là biến công cụ (instrumental variable), tức là thay vì sử dụng số liệu về thu nhập hộ
    gia đình, chúng ta có thể sử dụng biến có quan hệ chặt với nó để thay thế, ví dụ như biến
    chi tiêu trung bình cho ăn uống của hộ gia đình, chi tiêu trung bình cho sử dụng điện của
    hộ gia đình, Kết quả hồi quy đã được cải thiện tốt hơn nhiều. 4

    c) Ảnh hưởng của tính chất không đồng nhất của tổng thể:
    Các hồi quy với số liệu từ các khu vực nông thôn thuần túy, cho dù ở đồng bằng
    (Nam định, Hải dương, Hà nam, ), trung du miền núi (Sóc sơn – Hà nội, Vĩnh phúc,
    Yên bái), hay miền núi (Sơn la, Thái nguyên, ) đều đưa ra các kết quả tương đối thỏa
    đáng, tức là dấu của hệ số của WTP là âm, các kiểm định t và F là cao, . Tuy nhiên, ở
    những khu vực ven đô, như ngoại thành Hà nội và một số khu vực đang đô thị hóa các
    hồi quy thoạt tiên rất không thỏa đáng. Cụ thể, trong những khu vực ven đô này, thành
    phần các hộ gia đình không đồng nhất về mặt nghề nghiệp, tỷ trọng các hộ gia đình có
    nghề phi nông nghiệp lớn hơn một cách đáng kể so với các khu vực nông nghiệp thuần
    túy. Do vậy, chúng tôi đã sử dụng biến giả (dummy variable) cho phân loại các hộ gia
    đình theo nghề nghiệp chủ yếu của họ. Kỹ thuật này đã cải thiện chất lượng hồi quy lên
    nhiều.
    d) Ảnh hưởng của phương pháp lấy mẫu:
    Ngoài phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, còn có nhiều phương pháp lấy
    mẫu khác. Chúng tôi cũng đã áp dụng dụng lấy mẫu theo cụm cho một số trường hợp,
    đặc biệt như trong trường hợp cho một số xã ở huyện Định hóa, tỉnh Thái nguyên và một
    số khu vực khác. Kết quả thu được tương đối khả quan và chúng tôi sẽ biểu diễn kết quả
    đó dưới đây trong một ví dụ tính toán giá trị kinh tế của sử dụng nước sinh hoạt của hộ
    gia đình.
    e) Ảnh hưởng của kinh nghiệm và trình độ của điều tra viên
    Thông thường, ví dụ như trong tài liệu về CVM của Mitchell và Carson (1989), các
    chuyên gia thường cho rằng kết quả điều tra CVM của các sinh viên có chất lượng không
    tốt. Điều đó là đúng vì kỹ thuật phỏng vấn của các em sinh viên, thậm chí là sinh viên
    năm cuối, cũng còn rất thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, để điều tra CVM trên
    một khu vực tương đối rộng, việc huy động các cán bộ chuyên nghiệp là rất tốn kém và
    hầu như là không khả thi. Mặt khác, chính bản thân nhiều giáo viên kinh tế thường không
    quen sử dụng CVM, do vậy họ cũng là xa lạ với phương pháp còn ít được triển khai trong
    nghiên cứu kinh tế tài nguyên môi trường ở Việt nam này. Do vậy, cần phải tập huấn
    nhiều cho các em sinh viên năm cuối và cử các giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp các em
    trong các cuộc điều tra. Kết quả cho thấy đại đa số các em đã trưởng thành và hoàn thành
    nhiệm vụ, và đặc biệt có một số sinh viên đã có được những kỹ năng điều tra CVM rất
    xuất sắc.
    f) Các vấn đề khác:
    Hai điểm đặc biệt cần chú ý là khả năng trả lời phỏng vấn của người dân và tính
    trung thực của người dân trong khi trả lời các câu hỏi trong kịch bản. Để bảo đảm hai
    điểm này, cần chú ý tới việc thiết kế và thực hiện các câu hỏi của kịch bản phỏng vấn.
    Thông tin đầy đủ về CVM có thể được tìm hiểu trong nhiều tài liệu, đặc biệt là cuốn sách
    của Mitchel và Carson (“Sử dụng điều tra để đánh giá giá trị hàng hóa công cộng”, 1989,
    bản dịch của Đào Văn Khiêm, 2010, sắp xuất bản)
    g) Một ví dụ bằng số điển hình về điều tra CVM tại xã Lam vĩ, huyện Định hóa, tỉnh Thái
    nguyên (Trích từ Đề tài nghiên cứu cấp bộ 2007-2009, Đào Văn Khiêm):
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...