Luận Văn áp dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn ở Tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu tham khảo
    1. Nguyễn áng - Nguyễn Hùng (1993), Một trăm bài toán về chu vi diện tích ở lớp 4 - 5, Hà Nội.
    2. Nguyễn Kế Hào - Nguyễn Hữu Dũng (1998), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXBGD.
    3. Trần Diên Hiển (2002), Mười chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, NXBGD.
    4. Đỗ Trung Hiệu - Nguyễn áng- Hoàng Thị Phước Thảo (1995), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5, Hà Nội.
    6. Nguyễn Phụ Hy (chủ biên) (2000), Dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học, NXBĐH Quốc gia Hà Nội.
    7. Lêôchiep A.N. (1989) - Hoạt động - ý thức - nhân cách, NXBGD
    8. Pôlia (1969) – Giải một bài toán như thế nào, NXBGD
    9. Tô Hoàng Phong - Huỳnh Minh Chiến - Trần Huỳnh Thống (2002), 400 bài tập toán 4, 5, NXB Đà Nẵng.
    10. Phạm Đình Thực (2002), Giảng dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học, NXBGD.
    11. Phạm Đình Thực, Toán chuyên đề, số đo thời gian và toán chuyển động, NXBGD.
    12. Vũ Duy Thuỵ - Đỗ Trung Hiếu (2002), Các phương pháp giải toán ở Tiểu học, NXBGD.




    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992), Luật giáo dục (1998), Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng 2001, và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo giáo dục nước ta đó là: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân dân tộc, khoa học và hiện đại theo định hướng XHCN, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mĩ, phát triển năng lực cá nhân, đào tạo những con người lao động có kĩ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo.
    Đối với hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia thì Giáo dục Tiểu học giữ vai trò vị trí quan trọng. Do đó ở nước ta học sinh tiểu học được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để quan tâm phát triển toàn diện. Các em được học đầy đủ cả 9 môn và được học thêm một số môn học khác. Trong các môn học ở Tiểu học thì môn toán có ý nghĩa quan trọng, toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực, nó có hệ thống khái niệm, quy luật và phương pháp riêng. Trong dạy toán ở Tiểu học thì giải toán chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, các bài toán được sử dụng để gợi động cơ, tìm hiểu kiến thức mới, không những vậy toán học còn dùng để củng cố, luyện tập kiến thức đã học, Do vậy, giải thành thạo các dạng toán là tiêu chuẩn đánh giá trình độ toán học của học sinh. Cao hơn nữa những tri thức toán học, khả năng toán học, các phương pháp toán học trở thành công cụ để học tập tốt các môn học khác. Giải toán giúp học sinh nâng cao tư duy, rèn luyện những phẩm chất của con người lao động mới: tính kiên trì, bền bỉ, làm việc có kế hoạch, năng động, sáng tạo.
    Trong nội dung dạy toán ở Tiểu học, học sinh được làm quen với nhiều loại Toán, nhiều phương pháp giải khác nhau, mỗi phương pháp giải là một công cụ để học sinh giải toán như: Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng, phương pháp giả thiết tạm, phương pháp thử chọn, phương pháp tính ngược từ cuối. Tuy nhiên để nâng cao khả năng giải toán cho học sinh thì việc vận dụng nhiều phương pháp giải toán khác nhau cho một bài toán là rất cần thiết, nhất là đối với học sinh khá, giỏi. Một số bài toán được giải bằng nhiều phương pháp khác nhau sẽ giúp học sinh rèn luyện được khả năng tư duy sáng tạo của mình. Để giúp các em làm quen với một cách giải khá trừu tượng mà bấy lâu nay chỉ áp dụng với học sinh khá giỏi, bản thân tôi đã chọn đề tài làm khoá luận tốt nghiệp của mình là: “áp dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn ở Tiểu học”.
    Các kiến thức toán học được đưa vào chương trình toán Tiểu học gồm có 5 tuyến kiến thức cơ bản sau:
    1. Số học
    2. Các yếu tố đại số
    3. Các yếu tố hình học
    4. Phép đo đại lượng
    5. Giải toán
    Các tuyến kiến thức đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau góp phần phát triển toàn diện năng lực toán học cho học sinh. Để kết hợp 5 tuyến kiến thức này thì trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học cho phù hợp. Phương pháp biểu đồ hình chữ nhật là một trong những phương pháp mặc dù còn mới mẻ nhưng nếu biết cách sử dụng thì lại đạt hiệu quả cao trong dạy toán học ở Tiểu học. Đây là phương pháp áp dụng cho những bài toán có ba đại lượng. Thông qua việc biểu thị trên hình các đại lượng để học sinh tìm mối liên hệ giữa các đại lượng đó. Việc áp dụng này giúp học sinh phát triển trí thông minh sáng tạo, biết tập chung vào cái bản chất, gạt bỏ cái thứ yếu biết tự mình xem xét, tìm tòi, phân tích ra mối liên hệ, nhờ đó mà đầu óc các em sẽ tinh tế hơn, tư duy linh hoạt chính xác hơn.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu các bài toán có lời văn ở Tiểu học, cách áp dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn.
    - Xem khả năng suy luận, tư duy trừu tượng, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
    3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Các bài toán có lời văn ở Tiểu học
    - Phạm vi: Các bài toán có lời văn trong chương trình toán lớp 4, 5
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Vận dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn.
    - Tìm hiểu thực tế trong việc dạy học toán có lời văn ở Tiểu học
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu lí luận
    Dựa vào các tài liệu, văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về vấn đề giáo dục.
    5.2: Phương pháp điều tra
    Tiến hành tìm hiểu thông qua trao đổi với các giáo viên đứng lớp ở trường Tiểu học, các em học sinh lớp 4, 5 thông qua dự giờ.
    5.3. Tổng kết kinh nghiệm
    Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, thu nhập các kiến thức các giáo viên đứng lớp.
    Các tài liệu tham khảo, sách báo, tạp chí có liên quan đến nội dung đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...