Tiểu Luận Áp dụng phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin để phân tích yếu tố văn hoá trong cơ chế t

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    ÁP DỤNG PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ĐỂ PHÂN TÍCH YẾU TỐ VĂN HOÁ
    TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

    LỜI NÓI ĐẦU


    Ngày nay, văn hoá và phát triển thường được nhắc tới như một cặp phạm trù.Bởi lẽ càng ngày con người càng nhận thức được rằng động lực cho sự phát triển kinh tế -xã hội của một đất nước phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hoá.Nền tảng cốt lõi tạo nên nền văn hoá của một quốc gia, của một dân tộc là bản sắc văn hoá dân tộc. Sự tăng trưởng kinh tế nào mà mất đi bản sắc văn hoá dân tộc thì sẽ chóng lụi tàn. Các học thuyết mới về kinh tế hiện nay chú ý nhiều hơn vào yếu tố văn hoá, coi đó như là một yếu tố quan trọng, quyết định tính bền vững của sự tăng trưởng. Các cơ quan của Liên hiệp quốc cho rằng “thừa nhận vị trí văn hoá trong phát triển, đảm bảo các nhân tố văn hoá được nhận thức, coi trọng một cách thích đáng trong các dự án, chương trình phát triển là mục tiêu quan trọng góp phần quyết định cho sự thành công của công cuộc phát triển
    Ở Việt Nam, trong lãnh đạo và quản lý đất nước, Đảng và Chính Phủ Việt Nam luôn luôn chủ trương kết hợp, đặt sự phát triển kinh tế xã hội trên nền tảng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, coi văn hoá là mục tiêu,động lực và là phương tiện của sự phát triển .Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc và xây dựng chính sách văn hoá trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề rộng lớn và phức tạp.
    Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, bài viết này em chỉ xin tập trung đề cập đến việc trình bày một số khía cạnh quan trọng nhất có liên quan tới việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và xây dựng chính sách văn hoá trong quản lý nhà nước đối với quá trình chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường ở Việt Nam.
    Trong cương lĩnh xây dưng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định rõ “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Các sản phẩm dịch vụ văn hoá là một loại thức ăn không thể thiếu đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của dân tộc. Nền văn hoá thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh nhưng cái gì tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội , với thiên nhiên .Nó vùa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội , vừa là một mục tiêu của chúng ta .Nhu cầu về thoả mãn sự hưởng thụ hay nói theo thuật ngữ kinh tế là tiêu dùn các sản phẩm văn hoá , nghệ thuật là một bộ phận trọng yếu của nền văn hoá thể hiên khát vọng của nhân dân về cái chân – thiện – mỹ. Vì vậy cùng với viếc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá , phải xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc đân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những dặc trưng cơ bản là dân tộc, hiện đại, nhân văn như hiến pháp năm 1992 ghi rõ. Đó là nền văn hoá đậi chúng, vì nhân dân lao động cùng với đội ngũ tri thức của mình là người tham gia sáng tạo những giá trị văn hoá, đồng thời, là người hưởng thụ những thành quả do mình làm ra.
    Trong công cuộc đổi mới sang nền kinh tế thị trường Việt Nam đang gặp phải một số vấn đề có liên quan tới việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà nó ảnh hưởng to lớn tới tiến trình đổi mới đất nước.Trong thư gửi Hội nghị báo chí và xuất bản 20-22/2/1992 Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã viết “nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tốc thì dân tộc ấy sẽ mất tất cả. Văn hoá suy thoái sẽ trực tiếp cản trở cho tiến trình xây dựng nền kinh tế và không thể xây dựng kinh tế thành công. Bởi vì văn hoá và kinh tế là hainội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc. Muốn xây dựng kinh tế phải có những con người được đò tạo,rèn luyện trong môi trường văn hoá lành mạnh . Nhất là sắp tới đây Việt Nam sẽ mở rộng thị trường dể giao lưu với thương trường quốc tế Việt Nam phải giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời kế thùa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc.
     
Đang tải...