Thạc Sĩ Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của viện ki

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh Nghệ An
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài:
    Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh Nghệ An
    Định dạng file word

    Mở đầu

    Chương 1: Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong thực hành
    quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy
    của Viện kiểm sát nhân dân
    Khái niệm, đặc điểm và vai trò của áp dụng pháp luật trong thực
    hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của

    viện kiểm sát nhân dân
    Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong thực hành quyền
    công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của Viện kiểm sát

    nhân dân
    Các yếu tố bảo đảm việc áp dụng pháp luật trong thực hành quyền
    công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của Viện kiểm sát

    nhân dân các cấp tỉnh Nghệ An
    Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền
    công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của
    Viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh Nghệ an từ năm
    2004 - 2008

    Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy Viện

    kiểm sát nhân dân ở tỉnh Nghệ An

    Thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai
    đoạn điều tra các tội phạm ma túy của Viện kiểm sát nhân dân các

    cấp tỉnh Nghệ An từ năm 2004-2008
    Chương 3: quan điểm và giải pháp đảm bảo áp dụng pháp luật
    trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các
    tội phạm ma túy của viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh
    nghệ an

    Dự báo về tội phạm ma túy và quan điểm bảo đảm áp dụng pháp

    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhân loại bước vào thế kỷ XXI với những thành công trong nghiên cứu và
    ứng dụng khoa học công nghệ đã được khẳng định, con người đã từng bước chinh
    phục thế giới tự nhiên, phục vụ cho cuộc sống. Song có thể nói, hiện nay con người
    đang phải đứng trước một thảm hoạ mang tính toàn cầu, một thách thức chưa có lời
    giải mà cả cộng đồng quốc tế đang quan tâm, đó là ma tuý đi đôi với đại dịch
    HIV/AIDS đang hoành hành hàng ngày, hàng giờ huỷ hoại sức khoẻ, trí tuệ của con
    người.
    Thực tế ở Việt Nam cho thấy tội phạm ma tuý trong những năm qua không
    giảm mà còn diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng về số vụ, về tính chất
    nguy hiểm và hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng. Trước sự gia tăng tới mức
    đáng lo ngại của tội phạm ma tuý, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo kiên
    quyết đấu tranh nhằm từng bước ngăn chặn và đẩy lùi và tiến tới loại trừ loại tội
    phạm nguy hiểm này ra khởi đời sống xã hội. Các cơ quan tư pháp trong đó có cơ
    quan Điều tra (CQĐT), Viện Kiểm sát (VKS) đã kiên quyết xử lý nghiêm minh,
    đúng pháp lụât các tội phạm ma tuý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đấu tranh với loại
    tội phạm này rất khó khăn, vì ma tuý đem lại lợi nhuận rất cao, khi bị phát hiện bọn
    chúng chống đối quyết liệt, từ đó gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố và
    không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Do vậy, nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ
    những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật (ADPL) trong thực hành quyền
    công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý là hết sức cần thiết, góp phần nâng
    cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý ở Việt Nam hiện nay.
    Đáp ứng mục tiêu tổng quát của chiến lược cải cách tư pháp mà Nghị quyết
    số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề
    ra là “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ
    công lý, từng bước hiện đại, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN”. Để thực hiện
    mục tiêu này, nhiệm vụ trước tiên thuộc về các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ
    quan Viện Kiểm sát. Cải cách tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là
    một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nước nói chung và
    cải cách tư pháp nói riêng. Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp,
    hệ thống cơ quan Viện kiểm sát sẽ được tổ chức lại cho phù hợp với hệ thống tổ
    chức Tòa án. Trước mắt, Viện kiểm sát tiếp tục thực hiện hai chức năng thực hành
    quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nhưng theo hướng tăng cường
    trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra và xem xét chuyển Viện kiểm sát
    thành Viện công tố Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến mô hình
    tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân,
    trong đó có thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra là rất cần thiết, nhằm thực
    hiện một cách đầy đủ, kịp thời các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, góp
    phần hòan thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
    Nghệ An là một trong những địa bàn trọng điểm phức tạp về ma tuý của
    toàn quốc. Bởi hội đủ các yếu tố về thẩm lậu ma tuý ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
    Trong những năm qua các cơ quan tư pháp ở Nghệ An đã đấu tranh kiên quyết với
    loại tội phạm này, trong đó VKSND các cấp tỉnh Nghệ An đã có nhiều cố gắng thực
    hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nhất là ADPL trong thực hành quyền công
    tố và kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy, từ đó đã hạn chế việc bỏ lọt tội phạm
    và người phạm tội, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ma túy đ-
    ược chuẩn xác hơn, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
    nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
    toàn xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên
    nhân chủ quan và khách quan, đã làm cho việc ADPL trong THQCT của Viện kiểm
    sát ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy cũn bộc lộ những yêú kém như: việc
    khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam vẫn còn oan, sai; nhiều trường hợp phải đình chỉ
    điều tra, nhiều vụ án đã không được khởi tố kịp thời, hoặc có vụ án đã đình chỉ
    nhưng phải hủy quyết định đình chỉ để phục hồi điều tra . từ đó đã làm ảnh hưởng
    không nhỏ đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự nói chung và tội
    phạm ma tuý nói riêng trên địa bàn tỉnh nhà.
    Xuất phát từ thực tế nêu trên và từ nhận thức việc ADPL trong THQC ở
    giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý là một trong những vấn đề quan trọng, cần có
    sự quan tâm hơn nữa kễ cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn nhất là việc ADPL
    trong THQCT của VKSND các cấp tỉnh Nghệ An. Từ đó tác gió đó chọn đề tài " Áp
    dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm
    ma tuý của viện kiểm sỏt nhõn dõn cỏc cấp tỉnh Nghệ An " để nghiên cứu viết
    luận văn thạc sĩ luật học.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    ở Việt Nam, trong những năm qua, các nhà khoa học và các cơ quan chức
    năng như ủy ban quốc gia phòng chống ma túy, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân
    dân Tối cao (viết tắt là VKSNDTC), Tòa án nhân dân Tối cao (viết tắt là TANDTC)
    đã có nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có nhiều công trình liên quan đến các
    vấn đề: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự và tội
    phạm ma tuý. Có thể phân loại thành hai nhóm sau:
    Một là, nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề thực hành quyền công tố
    trong đó đáng chú ý là các công trình khoa học sau:
    - Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực hành quyền công tố ở
    Việt Nam từ năm 1945 đến nay của VKSNDTC (năm1999)
    - “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các họat động tư pháp trong giai
    đoạn điều tra”, năm 2005 của TS. Lê Hữu Thể.
    - Luận án tiến sĩ luật học: “Quyền công tố ở Việt Nam” của Lê Thị Tuyết
    Hoa, Viện Nhà nước và pháp luật, năm 2002.
    - Luận văn thạc sỹ luật: “Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát
    điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân
    dân cấp huyện trên địa bàn TP. Hà Nội” của Hà Thị Minh Hạnh, Học viện Chính trị
    – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007.
    Hai là, những công trình nghiên cứu liên quan đến các tội phạm về ma tuý,
    đáng chú ý là:
    - Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới của GS, TS Nguyễn Xuân Yêm, TS


    Danh mục tài liệu tham khảo

    1. TS. Dương Thanh Biểu (2001), Công tác kiểm sát điều tra án ma túy, Đề tài
    khoa học cấp bộ.
    2. Vũ Ngọc Bường (1997), Phòng chống ma túy trong nhà trường, Nxb Công an
    nhân dân và Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ
    Chính trị (khoá XI) về một số công tác cấp bách các cơ quan tư pháp cần
    thực hiện trong năm 2000.
    4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ
    Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới,
    Hà Nội.
    5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành
    Trung ơng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ
    Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
    7. Đại học luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư
    pháp, Hà Nội.
    8. Đại từ điển tiếng Việt (1999), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    9. Hoàng Văn Hảo (1999), "Xã hội hóa một số hoạt động của cơ quan tư pháp
    nhìn từ góc độ dân chủ", Dân chủ và pháp luật.
    10. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận văn tiến sỹ luật học,
    Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
    11. Nguyễn Đức Mai (1999), Một số ý kiến về quyền cụng tố, Kỷ yếu đề tài khoa
    học cấp Bộ: "Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực
    hiện quyền công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay", Viện kiểm sát nhân dân
    Tối cao.
    12. Khuất Văn Nga (2004), "Những tư tưởng mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm
    2003", Thông tin khoa học pháp lý.
    13. Phòng THQCT-KSĐTXX án An ninh, ma tuý VKSND tỉnh Nghệ An (2004),
    Báo cáo công tác kiểm sát năm 2004.
    14. Phòng THQCT-KSĐTXX án An ninh, ma tuý VKSND tỉnh Nghệ An (2005),
    Báo cáo công tác kiểm sát năm 2005.
    15. Phòng THQCT-KSĐTXX án An ninh, ma tuý VKSND tỉnh Nghệ An (2006),
    Báo cáo công tác kiểm sát năm 2006.
    16. Phòng THQCT-KSĐTXX án An ninh, ma tuý VKSND tỉnh Nghệ An (2007),
    Báo cáo công tác kiểm sát năm 2007.
    17. Phòng THQCT-KSĐTXX án An ninh, ma tuý VKSND tỉnh Nghệ An (2008),
    Báo cáo công tác kiểm sát năm 2008.
    18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Hiến pháp năm
    1992 (sửa đổi năm 2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật tổ chức Viện
    kiểm sát nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật tố tụng
    hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (), Hiến pháp Việt Nam
    (1946, 1959, 1980 và 1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị quyết số
    33/2009/NQ-QH12 năm 2009 về thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số
    điều của BLTTHS.
    24. Lê Minh Tâm (2002), "Về tư tưởng Nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà
    nước pháp quyền", Tạp chí Luật học.
    25. Lê Hữu Thể (2008), Quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Nxb Tư
    pháp, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...