Tiểu Luận áp dụng phân tích hệ thống trong xây dựng quy trình quản lý nước thải khu công nghiệp nhơn hội tỉnh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận phân tích hệ thống môi trường dài 27 trang
    Định dạng file word

    Mục lục



    Nội dung Trang
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ .3
    II. Tổng quan KCN Nhơn Hội 4
    II.1. Vị trí .4
    II.2. Đặc điểm tự nhiên .4
    II.3. Đặc điểm địa chất, thủy văn 4
    II.3. Hiện trạng môi trường KCN Nhơn Hội 4
    II.4. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực dự án .5
    II.5. Các ngành dự kiến trong KCN Nhơn Hội 5
    III. Áp dụng PTHT trong công tác QLNT CN tại KCN Nhơn Hội 6
    III.1. Phân tích các bên liên quan 6III.2. Áp dụng sơ đồ nguyên nhân hệ quả (CEDđể giảm thiểu ô nhiễm nước thải công nghiệp tại KCN Nhơn Hội .10
    III.3. Áp dụng phân tích SWOT trong xây dựng HTQL nước thải công nghiệp 12
    IV.Thiết kế luận lý .14
    V. Bố trí phân công nhiệm vụ .17
    VI. Phương hướng thực hiện .23
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong mấy thập kỷ vừa qua, phát triển công nghiệp và khu công nghiệp đã trở thành hướng phát triển quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đằng sau những thành công của hoạc động công nghiệp, nhiều vấn đề môi trường ngày cang trở nên cấp bách mà đặt biệt là vấn đề nước thải tại các khu công nghiệp.
    Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp. KCN Nhơn Hội nằm trong Khu Kinh tế (KKT) Nhơn Hội, cùng với KKT mở chu lai, KKT Dung Quốc, KKT Vân Phong tạo thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kéo theo đó, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề bức bách hiện nay của tỉnh, trong đó ô nhiễm nước thải là lớn nhất, đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống cộng đồng. Do đó, cần phải xây dựng một quy trình quản lý nước thải hiệu quả trong KCN Nhơn Hội hiện nay ở trên địa bàn tỉnh để cải thiện điều kiện môi trường, thu hút đầu tư và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
    Việc quản lý môi trường cho các KCN trong địa bàn tỉnh được thực hiện bởi sự kết hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường với Ban Quản lý các KCN tỉnh chịu trách nhiệm và có quyền kiểm tra giám sát, hướng dẫn về các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường của các công ty xây dựng và phát triển hạ tầng và các đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp.

    I. TỔNG QUAN KCN NHƠN HỘI
    II.1. Vị trí:
    - Phía Bắc giáp KCN Nhơn Hội B
    - Phiá Nam giáp Khu Phi thuế quan
    - Phía Đông giáp núi Phương Mai
    - Phía Tây giáp đầm Thị Nại
    KCN Nhơn Hội nằm ytên địa bàn các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và khu vực 9 phường hải Cảng TP. Quy Nhơn, một phần các xã Cát Tiến, Cát Hải, Cát Chánh củ huyện Phù Cát.
    II.2. Đặc điểm tự nhiên:
    · Địa hình:
    - Đất gò cát, địa hình gò đồi dạng bát úp, có độ cao dao động từ 20-30m, sườn đồi thấp.
    · Các yếu tố khí tượng:
    - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình: 27, 4[SUP]0[/SUP]C
    Nhiệt độ tháng cao nhất: tháng 6: 30,3[SUP]0[/SUP]C
    Nhiệt độ tháng thấp nhất: tháng 1: 23,1[SUP]0[/SUP]C
    Nhiệt độ cao nhất:40[SUP]0[/SUP]C
    Nhiệt độ thấp nhất: 17[SUP]0[/SUP]C
    · Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm: 76, 9%
    Độ ẩm tháng thấp nhất: 68,0% (tháng 8);
    Độ ẩm tháng cao nhất: 82, 0% (tháng 10)
    · Lượng mưa: Lượng mưa TB năm: 1.951 mm
    Các tháng mùa mưa: tháng 9, 10, 11, 12.
    · Chế độ gió: Các hướng gió chủ đạo: Bắc, Tây Bắc
    Tần suất TB năm chủa hướng gió Bắc khoảng: 26,7%
    Tần suất TB năm chủa hướng gió Tây Bắc khoảng: 20,9%
    II.3. Đặc điểm địa chất, thủy văn:
    * Nước mặt: Phía Tây tiếp giáp Đầm Thị Nại, có diện tích hoảng 5000ha lúc triều cường và 3200ha lúc triều hạ.
    Mạng lưới sông suối đổ ra Đầm Thị Nại dày đặc nhưng chủ yếu là sông Côn và sông Hà Thanh. Tuy sông không lớn nhưng lượng phù sa hàng năm là đáng kể.
    * Nước ngầm: Mạch nước ngầm tương đối sâu, theo kết quả thăm dò tại 23 lỗ khoan với tầng sâu nhất là 17m tại khu vực dự án cho thấy chưa xuất hiện mạch nước ngầm.

    II.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

    Hiện trạng môi trường nước:
    - Nước mặt: Theo kết quả đo đặc và phân tích, chất lượng nước Đầm Thị Nại (Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và BVMT (4/2006) là đạt tiêu chuẩn: TCVN 5942-1995 (B), độ mặn tương đối cao (17% - 22%) .



    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. KẾT LUẬN:
    Vấn đề bảo vệ nguồn nước khỏi sự ô nhiễm do nước thải quan trọng nhất là ngăn ngừa, kiểm soát và xử lý các dòng nước thải đạt tiêu chuẩn thải theo quy định Việc xử lý nước thải công nghiệp phụ thuộc vào từng loại ngành công nghiệp và có thể áp dụng các công nghệ thích hợp với các phương pháp phù hợp. Vấn đề quản lý nước thải công nghiệp cũng đòi hỏi cần có những chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện của Khu Công nghiệp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành trong công tác kiểm tra, giám sát. Và vấn đề quan trọng hơn nữa là ý thức trách nhiệm cộng đồng cần phải được nâng cao trong các doanh nghiệp.

    2. KIẾN NGHỊ:

    Nhà nước cần khuyến khích việc nghiên cứu phát triển các công nghệ xử lý nước thải mang thương hiệu Việt Nam để có thể chủ động tự giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường do nước thải ô nhiễm và có thể cạnh tranh với công nghệ nước ngoài.
    Các công ty môi trường trong nước có thể hình thành liên doanh đấu thầu quốc tế những dự án xử lý nước thải qui mô lớn ở trong nước và có thể mở rộng ra nước ngoài.
    Việc áp dụng phân tích hệ thống môi trường vào công tác quản lý nước thải KCN là một vấn đề hết sức thiết yếu nhằm giúp công tác quản lý môi trường, đặc biệt là quản lý nước thải công nghiệp- vấn đề còn nhiều khó khăn hiện nay ở Việt Nam - thực sự hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...