Luận Văn Áp dụng một số phương pháp thống kê phân tích sự biến động trong sản xuất của ngành công nghiệp ở Vi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 22/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    I. Sự cần thiết của đề tài
    ở Việt Nam hiện nay, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
    XHCN dưới sự chỉ đạo của Nhà nước cũng đồng nghĩa với việc phát triển
    mạnh mẽ mọi ngành nghề. Trong đó công nghiệp đang trở thành một ngành
    mũi nhọn với tỷ trọng đóng góp chung trong nền kinh tế chiếm mức lớn.
    Là một sinh viên của ngành thống kê, xuất phát từ mục đích muốn có
    một cái nhìn khái quát và từng bước nghiên cứu sâu về sự phát triển của
    ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1995-2002 cũng như áp dụng
    một số phương pháp thống kê đã được học, tôi đã chọn đề tài: "áp dụng một
    số phương pháp thống kê phân tích sự biến động trong sản xuất của ngành
    công nghiệp ở Việt Nam"
    Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
    nhiệt tình và quý báu của các thầy cô. Nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh
    nghiệm nghiên cứu, đề tài này không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Do đó,
    tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn.
    II. Nội dung nghiên cứu
    Với mục đích nêu trên đề tài tập trung chủ yếu giải quyết một số vấn đề
    sau:
    - Khái quát một số lý thuyết cơ bản được vận dụng trong phân tích.
    - Tổng quan tình hình phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai
    đoạn 1995-2002.
    - Vận dụng của một số phương pháp thống kê để phân tích sự biến động
    trong sản xuất của ngành công nghiệp.
    - Một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành công
    nghiệp.
    III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự biến động của một số
    chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam.
    - Đề tài giới hạn nghiên cứu biến động sản xuất ngành công nghiệp qua
    thời gian (1995-2002) và xét trong phạm vi toàn quốc.

    mở đầu 1
    I. Sự cần thiết của đề tài 1
    II. Nội dung nghiên cứu 1
    III. Đối tượng nghiên cứu 1
    Chương I. Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê để
    nghiên cứu và phân tích biến động ngành công nghiệp
    I. Một số chỉ tiêu cơ bản. 2
    1. Khái niệm chỉ tiêu giá trị sản xuất: (Gross output - GO)
    2. Giá trị gia tăng của đơn vị cơ sở (VA) 3
    II. Một số phương pháp cơ bản dùng để phân tích sự biến động
    trong sản xuất của ngành công nghiệp 5
    1. Phân tích biến động của giá trị sản xuất (GO) 5
    2. Phân tích biến động của giá trị tăng thêm VA. 5
    Chương II. ứng dụng các chỉ tiêu và phương pháp thống
    kê để phân tích biến động sản xuất ngành công nghiệp (1995 -
    2002) 7
    I. Phân tích tình hình phát triển của ngành CN trong giai đoạn
    1995 - 2002 7
    1. Phân tích biến động giá trị sản xuất ngành CN 7
    2. Phân tích biến động VA ngành CN theo khu vực kinh tế và
    vùng kinh tế 15
    3. Phân tích biến động chi phí trung gian (IC) ngành CN thời kỳ
    1995 - 2002 22
    II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động GO trong
    ngành CN (1995 - 2002) 27
    1. Phân tích biến động GO trong ngành CN (1995 - 2002)
    do tác động của 3 nhân tố: Năng suất lao động cá biệt, kết cấu
    lao động và tổng số lao động 27
    2. Phân tích biếnđộng GO trong ngành CN (1995 - 2002) do
    tác động của 3 nhân tố: Hiệu suất sử dụng vốn cố định, Mức
    trang thiết bị, vốn sản xuất cho lao động và tổng số lao động 36
    III. Phân tích biến động VA ngành CN (1995 - 2002) do
    ảnh hưởng của các nhân tố 40
    1. Phân tích biến động VA ngành CN (1995 - 2002) theo
    khu vực kinh tế do tác động của 3 nhân tố: Năng suất lao động,
    số lượng lao động và kết cấu lao động 42
    2. Phân tích biến động VA theo vùng kinh tế (1995 - 2002)
    IV. Khuyến nghị 50
    Kết luận 55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...