Luận Văn Áp dụng một số nguyên tắc và phương pháp trực tiếp trong bài toán Robot tìm đường

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

    1. Phương pháp trực tiếp 6
    2. Một số nguyên tắc sáng tạo. 6
    3. Xây dựng yêu cầu cơ bản cho bài toán 9

    Chương 2. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỆ QUY VÀ CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO GIẢI QUYÊT BÀI TOÁN 10
    1. Áp dụng 15 nguyên tắc sáng tạo vào bài toán 10
    1.1 Áp dụng nguyên tắc 1- Nguyên tắc phân nhỏ 10
    1.2 Áp dụng nguyên tắc 5- Nguyên tắc kết hợp 12
    1.3 Áp dụng nguyên tắc 3- Nguyên tắc phẩm chất cục bộ 13
    1.4 Áp dụng nguyên tắc 2- Nguyên tắc tách khỏi 13
    1.5 Áp dụng nguyên tắc 6- Nguyên tắc vạn năng 14
    1.6 Áp dụng nguyên tắc 7- Nguyên tắc chứa trong 15
    1.7 Áp dụng nguyên tắc 10- Nguyên tắc thực hiện sơ bộ 16
    1.8 Áp dụng nguyên tắc 11- Nguyên tắc dự phòng 17
    1.9 Áp dụng nguyên tắc 15- Nguyên tắc linh động 18
    1.10 Áp dụng nguyên tắc 17- Nguyên tắc chuyển sang chiều khác 19
    1.11 Áp dụng nguyên tắc 19- Nguyên tắc hoạt động theo chu kỳ. 20
    1.12 Nguyên tắc 26- Nguyên tắc sao chép 20
    1.13 Áp dụng nguyên tắc 32- Nguyên tắc thay đổi màu sắc 21
    1.14 Áp dụng nguyên tắc 33- Nguyên tắc đồng nhất 22
    1.15 Áp dụng nguyên tắc 34- Nguyên tắc phân hủy hay tái sinh các phần 23
    2. Áp dụng phương pháp đệ quy để giải quyết vấn đề tìm đường 24

    Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ HẠN CHẾ 26
    1. Hạn chế chung khi sử dụng các thủ thuật 26
    2. Hạn chế trong giải quyết vấn đề khi áp dụng các thủ thuật 26





    LỜI NÓI ĐẦU

    Theo dòng Phát triển của lịch sử, Xã hội loài người tồn tại và Phát triển song hành với quá trình sáng tạo không ngừng. Với khả năng sáng tạo vô tận, con người ngày càng đạt được những thành tựu vượt bậc và Xây dựng nền văn minh vĩ đại cho Xã hội loài người. Xã hội càng văn minh, yêu cầu khả tư duy sáng tạo càng tăng cao. Theo thống kê cho thấy các nước trên thế giới đã bắt đầu đào tạo cử nhân, Thạc sỹ về chuyên ngành sáng tạo và đổi mới. Từ đó, ra đời các khóa học về “Phương pháp luận sáng tạo”. Giống như An.Tôlxtôi đã từng nói:” Trong con người vốn có những nguồn sáng tạo vô tận, nếu khác đi thì đã không thành người. Cần giải phóng và khơi thông chúng.”
    Nói một cách ngắn gọn, “Phương pháp luận sáng tạo ”(PPLST) là bộ môn khoa học có mục đích trang bị cho người học hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành về suy nghĩ để giải quyết các vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.
    Trên thế giới, các trung tâm,trường học, công ty chuyên về sáng tạo được thành lập cách đây chưa lâu. Ở Mỹ, lâu đời nhất là Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies in Creativity) thuộc Đại học Buffalo, New York ra đời năm 1967. Ngày nay, ít nhất đã có 12 nước Tây Âu triển khai các chương trình tương tự. Các hiệp hội, mạng lưới về sáng tạo được thành lập ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới.
    Ở nước ta, lớp học đầu tiên về tư duy sáng tạo được tổ chức vào năm 1977. Người Thầy đầu tiên truyền bá bộ môn khoa học này vào Việt Nam là Giáo sư, Tiến sĩ Vật lý thực nghiệm Phan Dũng .
    Hòa mình với sự Phát triển của thời đại, của khoa học sáng tạo, Trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra lớp học đầu tiên về Phương pháp luận sáng tạo khoa học dưới sự dìu dắt tận tình của Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Kiếm. Với đề tài:” Áp dụng một số nguyên tắc và phương pháp trực tiếp trong bài toán Robot tìm đường” em hi vọng đúc kết ra được những kinh nghiệm, những bài học quý báu sau khi hoàn khóa học này. Mục đích của đồ án này là vận dụng vài thủ thuật sáng tạo và phương pháp đệ quy để cho Robot có thể tìm đường đi đến đích đã được đánh dấu từ trước. Tuy nhiên, vì khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế, nên vẫn còn gặp nhiều vướng mắc khi giải quyết vấn đề. Dù đề tài đã được hoàn thành nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong hệ thống bài giảng của Thầy. Trong tương lai, em mong muốn có thể vận dụng thành thạo những lời giảng của Thầy, không ngừng nâng cao khả năng tư duy sáng tạo để không phụ lòng người Thầy mà chúng em mãi tri ân và tôn kính.
    Chúng em, thế hệ sinh viên đầu tiên của trường đã may mắn là những sinh viên được tiếp cận với bộ môn khoa học còn khá mới và đầy sáng tạo này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy, Thầy đã cho thế hệ chúng em những bài học quý giá nhất trong suốt cuộc hành trình chinh phục cuộc sống. Những bài học về sự sáng tạo không ngừng, những phương pháp giải quyết vấn đề đầy khó khăn thử thách.
     
Đang tải...