Tiến Sĩ Áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 10 tỉnh Lào

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh
    là yêu cầu tất yếu và cấp bách của Giáo dục Việt Nam. Những yêu cầu của sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt
    hậu trên con đường tiến vào thế kỷ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải
    đổi mới giáo dục. Trong đó có việc đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học,
    sớm tiếp cận trình độ giáo dục Phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và
    trên Thế giới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, phát triển
    nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, phục vụ các yêu cầu đa dạng của nền Kinh tế
    – Xã hội đang là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm.
    Luật Giáo dục (2005), [8 ] trong điều 28, đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông
    phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho học sinh; phù hợp với đặc điểm
    từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
    thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
    Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
    trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư
    duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
    Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn
    tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự
    nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC trong học tập là một
    trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Tính tích cực học tập - về thực chất
    là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực
    cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập
    liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú
    là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính
    tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng
    tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác,
    hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    "Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động,
    trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu
    cực. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức
    của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ
    không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy
    học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo
    phương pháp thụ động.
    Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học,
    nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy.
    Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo
    viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích
    cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập
    thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây
    dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao.
    Thực tiễn giảng dạy nhiều năm tại trường THPT số 2 Mường Khương cho thấy:
    Đầu vào của phần lớn học sinh là học lực yếu đặc biệt là môn toán. Với môn
    học này, còn nhiều em bị “rỗng” kiến thức, kĩ năng tính toán cơ bản rất yếu dẫn
    đến các em rất sợ học toán.
    Bên cạnh đó, do đặc trưng vùng miền, là một tỉnh miền núi vùng cao. đồng bào ở
    nơi đây đa phần là dân tộc thiểu số, ít người, trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế còn
    nhiều khó khăn, dẫn đến họ chưa quan tâm nhiều đến con em mình. HS phần lớn lại là
    lao động chính trong gia đình nên thời gian và điều kiện học hành còn thiếu thốn.
    Do hệ quả của phổ cập THCS, bệnh thành tích nên tỉ lệ học sinh ngồi nhầm
    chỗ là rất phổ biến. Nhiều trường hợp học sinh vào THPT còn chưa đọc thông viết
    thạo, nhiều phép toán cộng, trừ, nhân, chia còn chưa thông thạo dẫn đến rất khó
    khăn cho việc tiếp cận kiến thức mới.
    Trước những thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy: Cần có những kĩ thuật dạy
    học hợp lí để lấp “ lỗ hổng” kiến thức, trang bị kiến thức mới nhằm tạo sự tự tin cho
    học sinh trong học tập môn toán và chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Áp
    dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu
    kém lớp 10 tỉnh Lào Cai”

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến học yếu, kém môn Toán của học
    sinh lớp 10 ở miền núi tỉnh Lào Cai và những kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng một
    số biện pháp áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực, góp phần giúp học sinh yếu kém tỉnh
    Lào Cai học tốt môn toán lớp 10.
    3 . Giả thuyết khoa học
    Nếu xác định được rõ nguyên nhân dẫn đến học yếu kém môn Toán của học
    sinh và áp dụng hợp lí những kĩ thuật dạy học tích cực thì sẽ nâng cao được chất
    lượng học tập môn Toán của học sinh.
    4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán 10 THPT.
    4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp sử dụng các kĩ thuật dạy học tích
    cực trong việc giúp đỡ HSYK miền núi học tốt môn Toán lớp 10 THPT.
    4.3. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh yếu kém môn Toán 10 THPT ở tỉnh miền
    núi Lao Cai.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm hiểu lý luận về Phương pháp dạy học tích cực và kĩ thuật dạy học tích cực
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc khắc phục tình trạng HSYK môn Toán THPT
    - Điều tra hồ sơ, nhu cầu học tập môn toán của học sinh lớp 10. Khảo sát việc
    học môn Toán của HSYK lớp 10, các nguyên nhân học yếu kém Toán của HS và thực
    trạng giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán của các trường vùng núi tỉnh Lao Cai.
    - Đề xuất một số biện pháp sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực, góp phần giúp
    học sinh yếu kém tỉnh Lào Cai học tốt môn toán lớp 10.
    - Thiết kế một số giáo án minh họa cho việc sử dụng những kĩ thuật dạy học tích
    cực đã đề xuất.
    - Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT số 2 Mường Khương nhằm kiểm
    nghiệm giả thuyết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    - PP nghiên cứu lý luận : Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về các vấn đề liên
    quan đến đề tài của luận văn.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    - PP quan sát, điều tra: Điều tra quan sát và phỏng vấn để tìm hiểu hồ sơ cá
    nhân học sinh, thực trạng dạy và học toán THPT ở Lào Cai.
    -PP thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy thực nghiệm và sử dụng pp thống kê
    toán học để sử lí, đánh giá các số liệu thu được trong điều tra và thực nghiệm sư phạm.
    - PP nghiên cứu trường hợp: Tiến hành theo dõi và phân tích quá trình tiến
    bộ của những trường hợp cụ thể, góp phần khẳng định tính hiệu quả của những biện
    pháp sư phạm đã đề xuất.
    -. PP thống kê Toán học:Xử lí, đánh giá các số liệu thu được trong điều tra và
    thử nghiệm sư phạm.
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
    Chương 2: Một số biện pháp áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giúp
    đỡ HSYK học tốt môn toán lớp 10 thpt.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii

    MỤC LỤC


    Trang
    Trang bìa phụ
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục. . iii
    Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn . iv
    Danh mục biểu đồ và đề kiểm tra v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3 . Giả thuyết khoa học 3
    4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
    6. Phương pháp nghiên cứu . 3
    7. Cấu trúc luận văn . 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 5
    1.1.Quan niệm về dạy học môn toán theo định hướng tích cực. . 5
    1.1.1. Quan niệm về học và dạy cách học. 5
    1.1.2. Quan niệm về dạy học tích cực. . 7
    1.1.3. Quan niệm về dạy học môn Toán theo định hướng tích cực. 8
    1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực 9
    1.2.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học . 9
    1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trung học phổ thông 10
    1.2.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán. . 14
    1.2.3.1. Mô hình quan điểm dạy học - phương pháp dạy học - kĩ thuật dạy học . 14
    1.2.3.2. Các phương pháp dạy học tích cực . 16
    1.2.3.3. Một số kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh 21
    1.3. Thực trạng áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giúp đỡ HSYK học tốt
    môn Toán ở trường THPT tỉnh Lào Cai 29

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3.1 Thực trạng dạy – học môn Toán đối với học sinh yếu kém lớp 10 THPT ở Lào Cai 29
    1.3.2. Thực trạng áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giúp đỡ HSYK học tốt
    môn Toán ở trường THPT tỉnh Lào Cai 31
    1.4. Khái quát về Chương trình sách giáo khoa và chuẩn kiến thức môn Toán lớp 10 THPT 37
    1.4.1. Đặc điểm chương trình sách giáo khoa lớp 10 37
    1.4.2.Về nội dụng chương trình, mục tiêu dạy học môn Toán 10 (cơ bản) Trung học
    phổ thông 38
    Kết luận chương 1 39
    Chương 2 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH
    CỰC TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HSYK HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 10 THPT. . 40
    2.1. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp. . 40
    2.1.1.Nguyên tắc 1. Tôn trọng cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. . 40
    2.1.2.Nguyên tắc 2. Bám sát nội dung, chương trình sách giáo khoa toán 10 40
    2.1.3.Nguyên tắc 3. Phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của học sinh. . 40
    2.1.4.Nguyên tắc 4. Đảm bảo tính thực tiễn. . 40
    2.1.5.Nguyên tắc 5. Đảm bảo tính khả thi. 40
    2.2. Một số biện pháp áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giúp đỡ HSYK
    học tốt môn Toán lớp 10. . 41
    2.2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu, phân loại và tiến hành dạy học bám sát đối tượng, lựa
    chọn một số kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung học tập và đối tượng là
    học sinh yếu kém tỉnh Lào Cai. . 41
    2.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng một số kĩ thuật dạy học hợp tác kết hợp với các ví dụ và
    tình huống thực tế để tăng cường tổ chức các hoạt động học tập nhằm gây hứng thú
    cho học sinh. 50
    2.2.3. Biện pháp 3:Lựa chọn các KTDH tích cực giúp khâu gợi đồng cơ, tổ chức cho
    học sinh học tập và luyện tập vừa sức. Từ đó quan tâm phát hiện và sửa chữa sai lầm
    thường gặp cho học sinh yếu kém. 58
    2.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại, gợi mở nhằm tái hiện kiến
    thức cũ, phát hiện và lấp lỗ hổng kiến thức của học sinh thông qua những tình huống
    có vấn đề. . 73

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    2.2.5. Biện pháp 5: Áp dụng các KTDHTC giúp tổ chức học nhóm tự học để học sinh
    khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém nhằm hình thành và nâng cao kĩ năng tự học cho
    học sinh yếu kém. 81
    2.2.6. Biện pháp 6: Sử dụng KT lược đồ tư duy, hoạt động ngôn ngữ, các phương tiện
    hỗ trợ dạy học nhằm giúp học sinh yếu kém nắm vững hệ thống kiến thức, có cái nhìn
    tổng quan về một chủ đề. . 86
    Kết luận chương 2 92
    Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 94
    3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm . 94
    3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 94
    3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm. . 95
    3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 106
    3.4.1. Đánh giá về mặt định tính 106
    3.4.2. Đánh giá về mặt định lượng . 107
    Kết luận chương 3 110
    KẾT LUẬN 111
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .112
     
Đang tải...