Thạc Sĩ áp dụng lý thuyết phân tích khoảng xác định phản ứng động của hệ kết cấu có một bậc tự do

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 14/3/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Khi phân tích kết cấu, ta hay gặp các số liệu về vật liệu, hình học, liên kết, tải
    trọng . là những đại lượng không chắc chắn. Những số liệu này ảnh hưởng trực tiếp
    đến các thông số ban đầu của hệ kết cấu trong bài toán động lực học bao gồm các
    tham số đặc trưng (độ cứng, độ cản, khối lượng) và điều kiện ban đầu cho trước. Vì
    vậy, phản ứng của hệ (chuyển vị, vận tốc, gia tốc, .) cũng là các giá trị không chắc
    chắn.
    Mặc dù mô hình xác suất và thống kê được xây dựng khá đầy đủ và rõ ràng
    nhưng trong trường hợp số liệu không đủ, không rõ ràng, không được phân loại .
    thì người ta phải chuyển sang sử dụng các mô hình phi xác suất. Đó là lý thuyết tập
    mờ, phương pháp phân tích khoảng, mô hình lồi, lý thuyết nhân chứng . được xem
    là phù hợp hơn để mô hình hóa các yếu tố không chắc chắn kể trên. Với lý do này,
    đề tài có tên là “Áp dụng lý thuyết phân tích khoảng xác định phản ứng động của hệ
    kết cấu có một bậc tự do”.
    Ý tưởng ban đầu của đề tài là khá rõ ràng nhưng trong quá trình triển khai
    thực hiện, chúng tôi thấy rằng vấn đề đặt ra không đơn giản như ý tưởng ban đầu
    bởi đề tài liên quan nhiều đến kiến thức toán và kỹ năng lập trình. Đây có thể xem
    là một dạng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực của toán học, tin học
    và động lực học kết cấu công trình. Bởi hệ kết cấu trong thực tế khá đa dạng, phụ
    thuộc nhiều yếu tố như loại kết cấu gì (bê tông hay thép), ở trạng thái nào (đàn hồi
    hay ngoài đàn hồi), có tính chất ra sao (tuyến tính hay phi tuyến) và đặc trưng của
    ngoại lực tác động lên kết cấu (phân bố, điều hòa, ngẫu nhiên, .). Ngoài ra, các tài
    liệu liên quan hầu hết bằng tiếng Anh cũng gây trở ngại không nhỏ và đôi chỗ nhầm
    lẫn khiến chúng tôi mất khá nhiều công sức và thời gian trong suốt thời gian qua.
    Nhìn lại cả quá trình thực hiện đề tài, nhiều thời điểm tác giả cảm thấy khá bế
    tắc bởi nội dung nghiên cứu tương đối trừu tượng, không biết đâu là con đường
    cuối cùng để hướng tới. Dù kết quả trong luận văn chưa đạt được kỳ vọng như ban
    đầu (tất cả nghiệm của mô hình Taylor bao ngoài nghiệm của Monte-Carlo) nhưng
    đây là sự cố gắng nỗ lực không biết mệt mỏi của chúng tôi trong suốt thời gian qua.
    Qua luận văn, chúng tôi mong muốn giới thiệu lý thuyết phân tích khoảng ứng
    dụng phương pháp mô hình Taylor đến các bạn có quan tâm dù biết rằng kiến thức
    của mình còn hạn chế. Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận
    được ý kiến đóng góp của các bạn gửi vào địa chỉ email sau:
    [email protected][email protected]
    Lời cuối, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình
    tới gia đình, thầy Thành và đặc biệt là anh Toan, người tác giả coi như anh trai của
    mình. Cảm ơn anh trai vì tất cả những gì đã làm cho em!
    Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các thầy cô
    khoa sau đại học, các anh chị lớp cao học khóa 2-2009, những người bạn thân hồi
    đại học, cấp 2, những bạn bè của mình ở công ty TNHH Tư vấn thiết kế Cimas và .
    đã luôn ở bên, động viên, ủng hộ tác giả trong suốt chặng đường cao học đã qua,
    một chặng đường gian nan và đầy thử thách, nơi hoa hồng ngập tràn trong nước
    mắt!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...