Báo Cáo Áp dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán nhiễm Chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 5/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    ĐỀ TÀI CẤP B


    Mục lục ( Đề tài dài 97 trang)
    Nội dung

    Đặt vấn đề 4

    Chương I. Tổng quan 6
    1. Tình hình nhiễm C.trachomatis 6
    2. Vi khuẩn C.trachomatis 9

    Chương II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25
    1. Đối tượng nghiên cứu 25
    2. Phương pháp nghiên cứu 26

    Chương III. Kết quả nghiên cứu 33
    1. Đặc điểm của các bệnh nhân nghiên cứu 33
    2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của PCR 38
    3. So sánh PCR với xét nghiệm miễn dịch sắc ký 41
    4. Mô tả một số yếu tố nguy cơ liên quan tới nhiễm 42
    C.trachomatis

    Chương IV. Bàn luận 62
    1. Nhận xét chung về các bệnh nhân nghiên cứu 62
    2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của PCR 66
    3. So sánh PCR với xét nghiệm miễn dịch sắc ký 68
    4. Các yếu tố nguy cơ liên quan tới nhiễm C.trachomatis 70

    Kết luận 78
    Kiến nghị 80
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Số bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) trên thế giới ngày càng tăng lên cùng với sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày trên phạm vi toàn cầu có khoảng 1 triệu trường hợp mới mắc các BLTQĐTD [73], trong đó Chlamydia trachomatis (CT) là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây tiết dịch niệu đạo ở nam và tiết dịch âm đạo ở nữ. Một số nghiên cứu cho thấy nhiễm CT chiếm tới 30-35% số bệnh nhân mắc các BLTQĐTD [27, 68]. Nhiễm CT có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở phụ nữ nhiễm CT có thể gây nên viêm nhiễm vùng tiểu khung và đe doạ tới sức khoẻ sinh sản [57].

    Do là vi khuẩn ký sinh nội bào nên trước đây chỉ có biện pháp nuôi cấy trên môi trường tế bào để chẩn đoán CT. Đây là một phương pháp chẩn
    đoán phức tạp, đắt tiền, độ đặc hiệu đạt gần 100% nhưng độ nhạy không cao, chỉ đạt khoảng 70-80% [8, 33]. Một số kỹ thuật xác định kháng nguyên như miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, hoá mô miễn dịch . mà một số tác giả nước ngoài thực hiện để chẩn đoán nhiễm CT cũng có độ nhạy không cao và hay gây ra dương tính giả [7]. Polymerase Chain Reaction (PCR) một kỹ thuật mới có thể dùng để chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói riêng. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao trong chẩn đoán nhiễm CT (độ nhạy và độ đặc hiệu đều trên 90%) [27, 34, 39, 50]. Ngoài bệnh phẩm là dịch niệu đạo hay cổ tử cung, PCR còn có thể phát hiện được CT trong nước tiểu. Phương pháp này cho phép sàng lọc nhiễm CT bằng cách bệnh nhân tự lấy nước tiểu và gửi đến phòng xét nghiệm (còn gọi là biện pháp lấy bệnh phẩm không xâm nhập) [17]. Tuy nhiên, độ nhạy khi xét nghiệm bệnh phẩm bằng nước tiểu thấp hơn nhiều so với bệnh phẩm là dịch tiết niệu đạo/cổ tử cung [1]. Một ưu điểm khác của PCR là có thể phát hiện đồng thời nhiều tác nhân gây bệnh trong một lần làm phản ứng [39, 50].

    Cũng như tình hình chung trên thế giới, số bệnh nhân mắc các BLTQĐTD ở Việt Nam ngày càng tăng. Trước đây chưa có một nghiên cứu quy mô lớn nào được tiến hành để xác định tỷ lệ nhiễm CT và các yếu tố liên quan tại các cơ sở y tế Việt Nam. Một trong các lý do cho hạn chế này là chưa có một phương pháp chẩn đoán CT độ tin cậy cao. Việc áp dụng PCR vào chẩn đoán nhiễm CT sẽ giúp pháp hiện và điều trị bệnh sớm, tránh biến chứng.

    Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài "Áp dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán nhiễm Chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu" nhằm các mục tiêu sau:

    1. Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của PCR trong chẩn đoán nhiễm C.trachomatis đường sinh dục tiết niệu.
    2. Xây dựng quy trình chẩn đoán sớm nhiễm C.trachomatis
    đường sinh dục tiết niệu của PCR trên cơ sở so sánh với kỹ thuật miễn dịch sắc ký.
    3. Xác định các yếu tố nguy cơ nhiễm C.trachomatis đường sinh dục tiết niệu để đề xuất các chỉ định xét nghiệm bằng PCR.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...