Thạc Sĩ Áp dụng dạy học tích cực để hình thành khái niệm địa lí kinh tế - xã hội cho học sinh lớp 10 THPT ở

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo. Khoản 1, Điều 27, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
    Sự phát triển nhanh chóng, mang tính bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm cho học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị không thể thu nhận được mọi tri thức mong muốn. Vì vậy, phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách tự tìm kiếm kiến thức của loài người, trên cơ sở đó mà tiếp tục học suốt đời.
    Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, mới được tái lập năm 1997. Mặc dù có nhiều thay đổi kể từ khi tái lập, nhưng nhìn chung đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng dân trí của tỉnh Bắc Kạn còn thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh đồng bằng. Chất lượng học tập các môn nói chung ở trường Trung học phổ thông (THPT) và môn Địa lí nói riêng còn yếu. Học sinh đa số là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, khả năng giao tiếp xã hội hạn chế, khả năng tiếp thu tri thức còn bị động.

    Về phần giáo vên, trong hoạt động dạy học đa số vẫn sử dụng các phương pháp truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, chưa phát huy tính tích cực và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi người Thầy phải tìm ra các phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương để xây dựng cho học sinh cách học tập hợp lý, nhằm tăng cường khả năng nhận thức một cách chủ động và sáng tạo, rèn luyện năng lực hành động cho học sinh. Đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc giảng dạy chương trình Địa lí 10 THPT. Tuy nhiên, lượng kiến thức và bài tập rèn luyện kỹ năng trong mỗi bài học và cả chương trình Địa lí 10 là rất lớn, đa dạng, trong khi thời gian dành cho môn học lại có hạn. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên trong quá trình dạy học phải giúp học sinh tiếp thu vấn đề cơ bản trong hệ thống kiến thức, khắc sâu trí nhớ, phát triển tư duy và năng lực giải quyết vấn đề. Thông qua đó, học sinh có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng cơ bản để áp dụng vào thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội.
    Nhằm khắc phục phần nào những hạn chế và phát huy tính tích cực trong dạy học Địa lí 10 cho học sinh ở tỉnh Bắc Kạn. Là một giáo viên Địa lí trực tiếp tham gia giảng dạy ở tỉnh Bắc Kạn, tôi chọn đề tài “Áp dụng dạy học tích cực để hình thành khái niệm địa lí kinh tế - xã hội cho học sinh lớp 10 THPT ở tỉnh Bắc Kạn”.
    Chương trình Địa lí 10 được cấu tạo bởi hai phần kiến thức đại cương về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội (KT - XH). Là chương trình Địa lí đại cương nên hệ thống các khái niệm có thể coi là “xương sống” của toàn bộ nội dung sách giáo khoa (SGK) Địa lí 10 THPT. Các khái niệm là hạt nhân của kiến thức giúp học sinh (HS) hiểu một cách sâu sắc các hiện tượng tự nhiên và KT - XH diễn ra trên thế giới, trong nước và ở địa phương. Như vậy, hiểu rõ các khái niệm địa lí 10 sẽ là cơ sở giúp các em học tốt hơn chương trình Địa lí 11 và 12.

    2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    2.1. Mục đích nghiên cứu

    - Xác định hệ thống khái niệm cơ bản trong phần Địa lí KT - XH trong

    SGK Địa lí 10 THPT.

    - Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để hình thành khái niệm địa lí KT - XH, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí 10
    THPT ở tỉnh Bắc Kạn.

    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định hệ thống khái niệm địa lí KT - XH.
    - Nghiên cứu đặc điểm hình thành khái niệm địa lí và khái niệm địa lí

    KT-XH.

    - Điều tra thực trạng dạy - học môn Địa lí và khái niệm địa lí KT - XH

    lớp 10 THPT ở tỉnh Bắc Kạn.

    - Xác định hệ thống khái niệm địa lí KT - XH trong các bài học của

    SGK Địa lí 10 THPT.

    - Áp dụng phương pháp dạy học tích cực để hình thành khái niệm địa lí

    KT - XH trong SGK Địa lí 10 THPT ở tỉnh Bắc Kạn.

    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
    3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    - Về nội dung: Áp dụng dạy học tích cực để hình thành khái niệm địa lí

    KT - XH trong SGK Địa lí 10 THPT.

    - Về địa bàn: Các trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn.





    Nguyễn Thị Nụ


    MỤC LỤC




    Trang


    Lời camđoan 2

    Mục lục 3

    Các cụm từ viết tắt trong luận văn 6

    Danh mục các bảng biểu 7

    Phần I. Mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài 8

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10

    2.1. Mục đích nghiên cứu 10

    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 10

    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 10

    4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11

    5. Phương pháp nghiên cứu 14

    6. Những đóng góp và điểm mới của luận văn 14

    7. Cấu trúc của luận văn 15

    Phần II. Nội dung

    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 16

    1.1. Cơ sở lý luận 16

    1.1.1. Nhận thức về khái niệm 16

    1.1.2. Khái niệm địa lí và khái niệm địa lí kinh tế – xã hội 18

    1.1.3. Con đường hình thành khái niệm, khái niệm địa lí v à k h ái n i ệ m

    địa lí KT - XH 20

    1.1.3.1. Hình thành khái niệm khoa học 20

    1.1.3.2. Hình thành khái niệm địa lí và khái niệm địa lí KT – XH 23
    1.1.4. Tiếp cận phương pháp dạy học tích cực 25
    1.1.4.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực 25
    1.1.4.2. Đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực 25

    1.2. Cơ sở thực tiễn 28

    1.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, KT – XH và văn hoá ảnh h ư ở n g tới giáo dục tỉnh Bắc Kạn 28
    1.2.2. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của HS lớp 10 THPT tỉnh Bắc Kạn 29

    1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý 29

    1.2.2.2. Đặc điểm nhận thức 30

    1.2.3. Thực trạng dạy – học môn Địa lí v à k h á i n i ệ m đ ị a l í KT – XH

    lớp 10 THPT tỉnh Bắc Kạn 31

    1.2.3.1. Tình hình giảng dạy của giáo viên Địa lí 31

    1.2.3.2. Tình hình học tập của học sinh 36

    1.2.4. Sự cần thiết phải tăng cường áp dụng p h ư ơ n g pháp dạy học t í c h

    cực đ ể h ì n h t h à n h k i ế n thức đ ị a l í v à k h á i n i ệ m đ ị a l í K T – X H l ớ p

    1 0 T H P T t ỉ n h Bắc Kạn 39

    1.2.4.1. Mục đích đổi mới phương pháp dạy học 39

    1.2.4.2. Tình hình dạy – học Địa l í v à khái niệm địa lí KT – XH lớp 10

    THPT ở tỉnh Bắc Kạn 40

    1.2.4.3. Vai trò, ý nghĩa của hệ thống khái n i ệ m đ ị a l í KT – XH trong

    chương trình Địa lí 10 THPT 41

    1.2.5. Tiểu kết chương 1 41

    Chương 2. Một số phương pháp hình thành khái niệm địa lí KT - XH

    cho HS lớp 10 THPT ở tỉnh Bắc Kạn 43

    2.1. Mục tiêu, nội dung chương trình, SGK Địa lí 10 THPT 43

    2.1.1. Mục tiêu chương trình 43

    2.1.2. Nội dung chương trình 44

    2.2. Xác định hệ t h ố n g kh á i n i ệ m địa lí KT – XH trong SGK Địa

    lí 10 THPT (Phần Địa lí KT – XH) 45

    2.2.1. Cấu trúc, nội dung SGK Đ ị a l í 10 THPT (P h ầ n Địa lí KT – XH) 45

    2.2.2. Phân cấp khái niệm 47

    2.2.3. H ệ t h ố n g k h ái n i ệ m đ ị a l í K T - X H t r o n g c á c b à i h ọ c Đ ị a

    lí 10 THPT 5 0

    2.3. Tiếp c ậ n phương p h á p hình thành kh á i n i ệ m địa lí KT - XH trong

    SGK Địa lí 10 THPT theo hướng dạy học tích cực 64

    2.3.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở 64

    2.3.2. Phương pháp nêu vấn đề 67

    2.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm 71

    2.3.4. Phương pháp khai thác tri thức địa lí từ bản đồ 73

    2.3.5. Phương pháp Grap 76

    2.4. Vận dụng các phương pháp dạy học tích c ự c h ì n h thành khái niệm đ ị a l í KT – XH mộ t s ố b à i trong SGK Đ ị a l í 1 0 ở t r ư ờ n g
    THPT t ỉ n h Bắc Kạn 78

    - Bài 23. Cơ cấu dân số 80

    - Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hoá 84

    - Bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đ ến p h á t t r i ể n ,

    phân bố ngành giao thông vận tải 90

    - Bài 40. Địa lí ngành thương mại 96

    2.5. Tiểu kết chương 2 102

    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 104

    3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 104

    3.2. Nội dung thực nghiệm 104

    3.3. Tổ chức thực nghiệm 105

    3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm 107

    3.5. Tiểu kết chương 3 110

    Kết luận và kiến nghị 111

    Tài liệu tham khảo 114

    Phụ lục

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/3908000d0b010c0f/LV_08_SP_GD_NTN.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...