Luận Văn Áp dụng công nghệ Multimedia trong công tác giáo dục

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Áp dụng công nghệ Multimedia trong công tác giáo dục
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong rất nhiều năm, các nhà tiên tri và các nhà tương lai học vẫn nói rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể truy cập trực tuyến vào tất cả các nguồn thông tin trên thế giới một cách dễ dàng. Giờ đây, tương lai đó đã trở thành hiện thực; nó được gọi là Mạng toàn cầu - hoặc Mạng diện rộng toàn cầu (World Wide Web - WWW hay gọi tắt là Web) và sự phát triển của nó trong vài năm gần đây thật là khó tin. Web hoàn toàn đang chứng tỏ cho chúng ta thấy mạng toàn cầu sẽ làm biến đổi nền giáo dục như thế nào.
    Greg Kearsley, 1996
    Ngày nay, chúng ta rất may mắn có được mạng toàn cầu như là một trong những phương tiện dạy và học từ xa kinh tế nhất, dân chủ nhất. Với sự xuất hiện nhanh chóng của Internet, Web càng ngày càng trở thành một phương tiện mang tính toàn cầu, mang tính tương tác, đầy tiềm lực và năng động cho việc chia sẻ thông tin. Web cung cấp cơ hội phát triển những kiến thức mới cho sinh viên mà trước đây họ không làm sao có được. Kết quả là sinh viên ở mọi nơi trên thế giới đều có khả năng khai thác nhiều nguồn kiến thức phong phú có trên Web nếu có thể truy cập được vào mạng Internet.
    Các trường từ phổ thông đến đại học hiện nay đều có những phòng máy tính tương đối hiện đại, song việc khai thác nó đôi khi lại là một vấn đề. Đối với các trường đại học, những phòng máy tính này được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, song chủ yếu vẫn là để cho giảng viên, sinh viên thực tập, học ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học. Đối với các trường phổ thông, chúng chỉ được sử dụng như là một căn phòng mẫu, trưng bày để học sinh tham quan và phục vụ cho việc phổ cập tin học cho học sinh. Giá trị của một phòng máy tính là rất cao song với cách sử dụng và khai thác như vậy không đem lại hiệu quả như mong muốn.
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, sản phẩm của công nghệ Multimedia đã và đang xâm nhập ngày càng sâu, rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói các sản phẩm của công nghệ này có mặt ở khắp mọi nơi, từ công sở đến gia đình. Nó xuất hiện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế, đến vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học v.v .
    Sức mạnh của các sản phẩm do công nghệ Multimedia mang lại là sự đa dạng phong phú của các dạng thông tin. Người ta có thể thu nhận, sử lý thông tin thông qua thị giác, thính giác nhờ âm thanh, hình ảnh, văn bản mà công nghệ Multimedia mang lại và điều này làm cho hiệu quả thu nhận, xử lý thông tin cao hơn so với các nguồn tin chỉ là văn bản.
    Với việc áp dụng công nghệ Multimedia trong công tác giáo dục, Multimedia đã gần gũi với người học hơn thông qua hệ thống âm thanh, hình ảnh đã làm những bài giảng phong phú hơn, gần gũi hơn khiến cho người dạy truyền đạt kiến thức đến người học một cách khách quan sinh động còn người học sẽ dễ hiểu, tiếp thu nhanh bài học hơn thông qua hệ thống giao diện thân thiện gần gũi mà mạng máy tính với sự hỗ trợ của Multimedia đem lại.
    Với những mục đích trên, nội dung của luận văn được chia làm 6 chương như sau:
    Chương I. Giới thiệu chung
    Gồm các khía cạnh sau:
    ã Đặt vấn đề
    ã Đánh giá các phần mềm dạy học hiện có


    Chương II. Các khái niệm
    Chương này trình bày khái quát về Multimedia như: khái niệm về đào tạo dựa trên mạng, Multimedia, các đặc điểm của cơ sở dữ liệu Multimedia, so sánh Multimedia tập trung với Multimedia trên mạng, mục đích của việc sử dụng Multimedia.
    ã Đào tạo dựa trên mạng (Web Based Instruction - WBI)
    ã Công nghệ Internet và mạng máy tính
    ã Âm thanh số
    ã Hình ảnh số
    ã Video số
    ã CD ROM
    Chương III. Lý luận chung về phương pháp dạy học và phần mềm dạy học Multimedia
    Chương này nghiên cứu các khái niệm phương pháp dạy học và việc xây dựng phần mềm dạy học Multimedia, ưu nhược điểm của phương pháp dạy học trên mạng với công cụ Multimedia.
    ã Khái niệm về phương pháp dạy học
    ã Phương pháp xây dựng phần mềm dạy học Multimedia trên mạng máy tính
    Chương IV. Công cụ xây dựng chương trình Multimedia - Director 7.0 và Flash 3.0
    Chương này đi sâu nghiên cứu khai thác công cụ lập trình Multimedia - Director 7.0 và Flash 3.0 của Macromedia làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình ứng dụng Multimedia trong đào tạo trên mạng.

    ã Multimedia và Director
    ã Giới thiệu về Director 7.0 và Flash 3.0
    ã Làm việc với Director và Flash
    Chương V. Các bước phân tích thiết kế và xây dựng chương trình
    Chương này mô tả các bước phân tích thiết kế và xây dựng chương trình dạy học Multimedia trên mạng má tính.
    ã Lựa chọn công cụ thực hiện
    ã Các hướng thiết kế chương trình
    ã Mô tả chương trình
    ã Nhận xét, đánh giá và hướng phát triển
    Chương VI. Phụ lục
    ã Tài liệu tham khảo
    ã Thuật ngữ được sử dụng
    ã Các công cụ sử dụng thiết kế chương trình
    Đề tài của luận văn là vấn đề mới và do những hạn chế nhất định về thời gian, chắc rằng luận văn không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và góp ý của các bạn để em có thể hoàn thiện về mặt kiến thức và tiếp tục nghiên cứu và phát triển chương trình.
    1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC HIỆN CÓ
    Nhu cầu về phần mềm dạy học của Việt Nam là rất lớn, đứng trước điều đó một số công ty trong nước đã tìm cách phát triển và xây dựng các phần mềm loại này. Song do không có những công cụ đủ mạnh, không có được sự hỗ trợ của các chuyên gia ngành giáo dục nên đã không đem lại hiệu quả cao. Một số công ty và cá nhân khác cũng đưa vào thị trường Việt Nam nhiều phần mềm dạy học của nước ngoài. Các phần mềm này bao gồm rất nhiều loại, phổ biến nhất là các chương trình dạy toán cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, các chương trình dạy vật lý, hoá học, y học, địa lý, sinh học và các chương trình dạy ngoại ngữ. Một số trong các chương trình này, chủ yếu là chương trình dạy ngoại ngữ, đã được sử dụng ở nước ta tuy nhiên với mức độ tham khảo và không rộng rãi. Ví dụ như các chương trình dạy ngoại ngữ: “Let’s go”, “Dynamic English” của hãng DynEd hay chương trình “Class Room Studio”, “Learn To Speak English” . Các chương trình do nước ngoài viết là những chương trình khá công phu, thiết kế có tính sư phạm và mỹ thuật cao song nó cũng không đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Do đó dưới đây ta sẽ đánh giá, xem xét các mặt mạnh, yếu của những chương trình này.
    1.2.1. Ưu điểm của các phần mềm dạy học hiện có
    Xem xét qua khá nhiều phần mềm dạy học của nước ngoài, như các chương trình “Learn To Speak English”, “Toefl Dflofr”, “Chemistry”, “Test your child” . và nhiều chương trình khác nữa ta thấy rằng các chương trình này được thiết kế có tính sư phạm, mỹ thuật khá cao. Các sản phẩm của họ thực sự là những sảm phẩm thương mại, hướng tới người sử dụng. Ngoài những phần dành cho học sinh nâng cao kiến thức, các chương trình này còn được bổ sung thêm phần kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh bằng hình thức trắc nghiệm, phần trợ giúp người sử dụng với thiết kế đẹp mắt, thuận lợi. Các ví dụ minh hoạ, hình ảnh, âm thanh được lựa chọn và thiết kế rất công phu.
    Một số phần mềm của nước ngoài được làm ra với mục đích dành cho nhiều đối tượng, nhiều trình độ khác nhau do đó nó cho phép người sử dụng ở nhiều trình độ đều sử dụng được. Ưu điểm của những bộ phần mềm như vậy là kiến thức tổng quát, phong phú và đầy đủ, ngoài mục đích dạy học nó còn có thể được sử dụng vào mục đích tra cứu rất tiện lợi.
    Nhiều chương trình dạy học cho trẻ em được tổ chức dưới dạng các trò chơi, thực hiện theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. Với phương pháp này các chương trình được xây dựng rất sống động, làm cho người sử dụng bị cuốn hút vào cho chơi để thông qua đó cung cấp kiến thức cho người sử dụng.



    CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
    Như đã nói trong luận văn, Director và Flash chỉ là công cụ để tích hợp, ghép nối các dữ liệu Multimedia một cách thích hợp để có được một ứng dụng hoàn chỉnh. Mặc dù Director và Flash đều hỗ trợ và cung cấp các tiện ích để thiết kế và sửa đổi dữ liệu Multimedia như âm thanh, hình ảnh, văn bản . song các công cụ chuyên nghiệp sẽ có các tính năng mạnh hơn rất nhiều, làm giảm nhiều công sức của lập trình viên. Chính vì lý do đó mà khá nhiều công cụ đã được sử dụng trong quá trình thiết kế ứng dụng.
    1. Adobe Photoshop 5.0: Đây là một công cụ xử lý ảnh rất mạnh.
    2. Adobe Premiere 5.0: Đây là công cụ xử lý phim video rất tốt và mạnh. Với công cụ này ta có thể tạo ra các phim video với nhiều hiệu ứng khác nhau.
    3. Personal Web Server: Đây là một công cụ dùng để chạy giả lập ứng dụng Multimedia của chương trình trên mạng (trong điều kiện không có máy nối mạng thực tế).
    4. VCD cutter: Đây là một chương trình cho phép chụp một đoạn phim AVI thành các frame hình là các file BMP để từ đó dùng Flash xây dựng lên thành phim.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...