Tiến Sĩ Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: N

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 11
    1.1. Quan niệm CSR và chiến lược CSR 11
    1.1.1. Sự ra đời và phát triển triết lý CSR trong quản trị kinh doanh . 11
    1.1.2. Khái niệm và bản chất CSR 13
    1.1.3. Quan niệm về chiến lược CSR 15
    1.2. Các lý thuyết về chiến lược CSR 20
    1.2.1. Lý thuyết các bên hữu quan 20
    1.2.2. Lý thuyết dựa trên nguồn lực doanh nghiệp . 25
    1.2.3. Lý thuyết Porter và Kramer . 26
    1.3. Cơ sở lý thuyết về chiến lược CSR của DNNVV 33
    1.3.1. Các giai đoạn phát triển CSR của DNNVV 33
    1.3.2. Vai trò của chiến lược CSR đối với DNNVV . 36
    1.3.3. Nội dung chiến lược CSR của DNNVV . 38
    1.4. Tổng quan nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu 43
    1.4.1. Tổng quan nghiên cứu . 43
    1.4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu . 46
    CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
    2.1. Thiết kế nghiên cứu . 50
    2.1.1. Quy trình nghiên cứu . 50
    2.1.2. Nghiên cứu định lượng 51
    2.1.3. Nghiên cứu định tính . 57
    2.2. Thống kê mô tả mẫu . 60
    2.2.1. Cơ cấu doanh nghiệp khảo sát . 60
    2.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp khảo sát 63
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
    3.1. Khái quát về CSR của DNNVV ngành may Việt Nam 66
    3.2. Kiểm định thang đo . 68
    3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo 68
    3.3.2. Kết quả phân tích EFA 74
    3.3. Kiểm định giả thuyết . 77
    3.3.1. Kiểm định tương quan giữa các biến 77
    3.3.2. Kiểm định giả thuyết . 79
    3.3.3. Kiểm tra các giả định cần thiết của mô hình hồi quy 83
    3.4. Nghiên cứu tình huống 84
    CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 91
    4.1. Kết luận 91
    4.2. Kiến nghị 94
    4.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 94
    4.2.2. Đề xuất áp dụng chiến lược CSR tại DNNVV ngành may . 95
    KẾT LUẬN . 101
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104
    PHỤ LỤC 111
    MỞ ĐẦU
    1. Bối cảnh nghiên cứu
    Hơn 20 năm qua, ngành may Việt Nam đã có những sự phát triển vượt
    bậc với tỷ lệ bình quân 15%/năm. Ngành may đã trở thành ngành kinh tế hàng
    đầu cả nước với kim ngạch xuất khẩu 10-15% GDP hàng năm. Hiện nay Việt
    Nam đã trở thành một trong năm nhà xuất khẩu may mặc lớn nhất Thế giới
    với thị phần chiếm giữ khoảng 4-5% với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ,
    EU, Nhật (chiếm 75%).
    Hiện nay tổng số doanh nghiệp trong ngành may Việt
    Nam xấp xỉ 4654 doanh nghiệp. Theo ước tính, số DNNVV ngành may xấp xỉ
    90% tổng số doanh nghiệp. Như vậy DNNVV chiếm vị trí quan trọng trong
    ngành may bởi số lượng đông đảo các doanh nghiệp.
    Đặc trưng ngành may là chuỗi giá trị toàn cầu được dẫn dắt bởi khách
    hàng - các công ty mua hàng có thương hiệu riêng trên thị trường hoặc/và các
    công ty thương mại. Các DNNVV Việt Nam ở vị trí khá thấp trong chuỗi giá
    trị toàn cầu. Đa phần các công ty lệ thuộc vào phương thức gia công (CMT:
    cut-make-trim: cắt – ráp – hoàn thiện). Đây cũng là phương thức hoạt động
    đòi hỏi kiến thức thấp nhất và cũng mang lại giá trị gia tăng thấp nhất. Chính
    vì ở vị trí khá thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu mà quyền lực thương lượng
    của các doanh nghiệp Việt Nam khá thấp. Áp lực từ khách hàng và nhà cung
    ứng làm doanh nghiệp chỉ nhận được lợi nhuận biên thấp trên đơn vị sản xuất.
    Trong khi đó, áp lực thực hiện CSR ngày càng gia tăng đối với các doanh
    nghiệp Việt Nam.
    Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, CSR đang trở thành
    một trong những điều kiện trong buôn bán thương mại. Đối với các doanh
    nghiệp, đó là các luật chơi mới, bắt buộc doanh nghiệp phải tham gia và nếu
    chấp nhận cuộc chơi có khả năng đi xa hơn. Đặc biệt trong ngành may, để tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực đầu
    tư, nỗ lực cải tiến, nỗ lực chứng minh các tiêu chuẩn lao động và môi trường.
    Hay nói cách khác CSR chính là “giấy thông hành” đi vào thị trường thế giới
    của doanh nghiệp ngành may. Cộng đồng nghiên cứu đã phát hiện rằng các
    doanh nghiệp không kể quy mô, ngành nghề đều phải áp dụng mức độ nào đó
    của CSR trong bối cảnh cạnh tranh hiện thời. Hay nói cách khác, động lực
    cho DNVVN thực hiện CSR khá rõ ràng và ngày càng trở nên mạnh mẽ.Vì
    thế, việc xây dựng và triển khai chiến lược CSR đóng vai trò quan trọng với
    các DNNVV ngành may Việt Nam.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    2.1. Nhu cầu thực tiễn
    Lý do lựa chọn đề tài trước hết xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Có thể
    nói CSR là một yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng trên thị trường
    dệt may và quần áo. Người tiêu dùng ngày nay – giáo dục tốt hơn và hiểu biết
    hơn – muốn các doanh nghiệp phải thông tin cho họ về rất nhiều khía cạnh
    khác nhau của hoạt động kinh doanh và thể hiện mong muốn này thường
    xuyên hơn nhiều so với những gì họ làm trong quá khứ. Người tiêu dùng hỏi
    những câu hỏi như “Đó có phải là một công ty tốt và trung thực không?”;
    “Công ty đó hành động có đạo lý và đạo đức không?”; “Công ty đó có tôn
    trọng nhân quyền và môi trường tự nhiên không?” Những câu hỏi trên sẽ
    được hỏi thường xuyên hơn.
    Do đó, nhu cầu thực hiện chiến lược CSR trước hết xuất phát từ sức ép
    của môi trường bên ngoài ngày càng nhiều và cũng chính từ sự thay đổi nhận
    thức và hành động của doanh nghiệp (O’Brien, 2001). Trong môi trường có
    nhiều biến động, áp lực và rủi ro lớn, khi hoạch định chiến lược, doanh
    nghiệp không chỉ thuần tuý quan tâm đến lợi nhuận. Ngày càng có nhiều sức ép đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện CSR nhằm cân bằng các họat động kinh
    doanh vì lợi nhuận với các mối quan tâm với các bên hữu quan bên trong và
    bên ngoài doanh nghiệp.
    Thực tiễn Việt Nam cho thấy khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực
    hiện 6 hiệp định chính, trong đó có Hiệp định Hàng rào kỹ thuật thương mại
    mà CSR là nội dung quan trọng. Đặt trong bối cảnh ngành may, CSR là “giấy
    thông hành” để doanh nghiệp có vị thế cao hơn trong chuỗi cung ứng của
    ngành. Đồng thời đó cũng là công cụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trong
    ngành may. Bởi lẽ CSR là yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng và là
    yếu tố duy trì lao động chất lượng cao. Đây đang là khó khăn lớn đối với các
    doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, sự hiện diện ngày càng
    nhiều của hàng hóa và doanh nghiệp quốc tế tại các thị trường đòi hỏi
    DNNVV Việt Nam phải áp dụng chiến lược CSR. không phải chỉ lựa chọn
    chiến lược “tồn tại” mà phải nghĩ đến việc xây dựng “lợi thế cạnh tranh bền
    vững”, trong đó CSR là một yếu tố cấu thành quan trọng.
     
Đang tải...