Luận Văn Áp dụng chiến lược kinh doanh" hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ E-banking tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “HIỆU ỨNG MẠNG” VÀ NGHIỆP VỤ
    E-BANKING 8
    I. Hiệu ứng mạng . 8
    1. Khái niệm chung về “hiệu ứng mạng” 8
    1.1. “Hiệu ứng mạng” là gì? . 8
    1.2. Nguồn gốc của hiệu ứng mạng . 10
    1.2.1. Khả năng trao đổi 10
    1.2.2. Chi phí chuyển đổi 11
    1.2.3. Sự phối hợp . 13
    1.3. Các loại “hiệu ứng mạng” 14
    1.3.1. Hiệu ứng mạng trực tiếp 15
    1.3.2. Hiệu ứng mạng gián tiếp . 16
    2.Thị trường mạng lưới và quy luật hiệu suất tăng dần . 18
    2.1 Thị trường mạng lưới . 18
    2.2. Quy luật hiệu suất tăng dần và đường doanh thu tăng dần trong thị trường
    mạng lưới. 22
    3. Chiến luợc kinh doanh “Hiệu ứng mạng” . 25
    II. Nghiệp vụ e-banking . 27
    1. Khái niệm chung về e-banking . 27
    1.1. Định nghĩa nghiệp vụ e-banking 27
    1.2. Các dịch vụ Ngân hàng điện tử 31
    2. Khả năng áp dụng chiến lược hiệu ứng mạng trong e-banking . 33
    CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH “HIỆU
    ỨNG MẠNG” TRONG NGHIỆP VỤ E-BANKING TẠI VIỆT NAM 35
    I. Sự phát triển nghiệp vụ e-banking hiện nay tại Việt Nam . 35
    1. Thực trạng nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 35
    1.1. Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ . 36
    1.2. SMS banking . 37
    2
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    1.3. Internet Banking 38
    2. Vai trò của e-banking tại Việt Nam 41
    II. Thực tiễn áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong e-
    banking tại Việt Nam 43
    1. Các cách thức thực hiện chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” . 43
    1.1. Đầu tư để trở thành người dẫn đầu . 43
    1.2. Đầu tư để có công nghệ ưu việt . 44
    1.3. Giảm giá cực lớn . 45
    1.4. Xây dựng mạng lưới riêng . 46
    1.5. Định vị thị trường: định vị trong tâm lý. 47
    2. “Hiệu ứng mạng” trong e-banking . 47
    3. Chiến lược của các ngân hàng Việt Nam để phát triển nghiệp vụ e-banking . 50
    3.1. Mở rộng mạng lưới khách hàng . 51
    3.2. Xây dựng mạng lưới liên minh 54
    3.3. Đa dạng hóa các loại hình thanh toán điện tử: 59
    4. Một số kết quả đạt được từ chiến lược kinh doanh của các ngân hàng 60
    4.1. Số tài khoản cá nhân ngày càng tăng . 60
    4.2. Tốc độ giao dịch được đẩy nhanh 61
    5. Tác động của chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng 62
    5.1. Với Ngân hàng 62
    5.1.1. Tác động tích cực 62
    5.1.2. Tác động tiêu cực 63
    5.2. Với khách hàng . 64
    5.2.1.Tác động tích cực . 64
    5.2.2.Tác động tiêu cực . 66
    CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT
    NAM TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU ỨNG
    MẠNG TRONG NGHIỆP VỤ E-BANKING THỜI GIAN QUA . 67
    I. Định hướng phát triển nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 67
    1. Tiềm năng phát triển của nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 67
    2. Những nỗ lực từ phía chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ e-
    banking 69
    2.1. Hoàn thiện khung pháp lý: . 69
    3
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    2.2. Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin 69
    2.3. Phối hợp các bộ ban ngành 70
    3. Những nỗ lực từ phía ngân hàng trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking . 72
    3.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông. 72
    3.2. Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 73
    4. Những thách thức đối với sự phát triển của e-banking tại Việt Nam . 74
    II. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam . 75
    1. Kinh nghiệm từ việc phát triển e-banking tại Trung Quốc . 75
    2. Kinh nghiệm từ các nước Châu Âu . 78
    3. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam trong việc áp dụng chiến
    lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking . 80
    3.1. Các bước cần thực hiện khi áp dụng chiếu lược kinh doanh “hiệu ứng
    mạng” 80
    3.1.1 Xác định hướng đi của ngân hàng 80
    3.1.2. Lập kế hoạch chiến lược dài hạn . 82
    3.1.3. Tìm hiểu về cách thức, các thành công, thất bại trong việc thực hiện
    chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” 82
    3.1.4. Ứng phó với các quy định về chống độc quyền, chống cạnh tranh
    không lành mạnh của nhà nước (tránh rủi ro). . 83
    3.2. Duy trì “Hiệu ứng mạng” . 84
    III. Một số kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển của e-banking tại Việt Nam . 85
    1. Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý: . 85
    2. Đối với các ngân hàng thương mại: 88
    KẾT LUẬN 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91


    4
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam


    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    Tiếng Việt
    1. ACB Ngân hàng Á Châu
    2. Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
    3. BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    4. CNTT Công nghệ thông tin
    5. DongA bank Ngân hàng Đông Á
    6. Eximbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
    7. Habubank Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội
    8. Maritime bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam
    9. MB bank Ngân hàng Quân đội
    10. NHĐT Ngân hàng điện tử
    11. NHNN Ngân hàng nhà nước
    12. NHTM Ngân hàng thương mại
    13. Sacombank Ngân hàng Sài Gòn thương tín
    14. SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn- Hà Nội
    15. Southernbank Ngân hàng Phương Nam
    16. TCTD Tổ chức tín dụng
    17. Techcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
    18. TMĐT Thương mại điện tử
    19. Vib bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốctế
    20. Vietcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
    21. Vietinbank Ngân hàng Công Thương Việt Nam
    Tiếng Anh
    1. ATM (Auto machine teller)- Máy rút tiền tự động
    2. POS (Point of sale)- Điểm chấp nhận thẻ
    3. PDA ( Personal Digital Assistant )- Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân
    4. SWIFT ( Society for worldwide interbank financial telecommunication )
    - Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu


    5
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nghiệp vụ ngân hàng điện tử (e-banking) xuất hiện từ những năm 1995 là kết
    quả tất yếu của sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, là sản phẩm của
    nền kinh tế tri thức và đã nhanh chóng tỏ rõ ưu thế vượt trội của nó so với loại hình
    nghiệp vụ truyền thống. Một xu thế đang được hình thành ngày một rõ nét là hầu
    hết các ngân hàng trong tương lai sẽ lựa chọn phát triển kênh phân phối này ở các
    mức độ khác nhau. Các ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
    Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế tri thức, trong quá trình
    phát triển của e-banking có sự góp mặt của “hiệu ứng mạng”- một hiện tượng kinh
    tế vi mô mới được các nhà kinh tế đề cập đến từ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của
    thế kỷ XX. Dựa vào vai trò của “hiệu ứng mạng”, một chiến lược kinh doanh mới
    đã được các nhà kinh tế đề ra - chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng”. Là người đi
    sau và không có ưu thế về công nghệ so với các ngân hàng nước ngoài, các ngân
    hàng Việt Nam cần nhận thức và tận dụng hiện tượng kinh tế vi mô cũng như chiến
    lược kinh doanh này để có thể cạnh tranh khi Việt Nam đang trong giai đoạn
    chuyển mình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
    Yêu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết khi e-banking đang được nhiều
    ngân hàng áp dụng rộng rãi ở Việt Nam trong những năm gần đây. Với sự quan tâm
    tới vấn đề nêu trên, người viết đã chọn đề tài “Áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu
    ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam”, dưới sự hướng dẫn của Thạc
    sỹ Nguyễn Thị Tường Anh nhăm làm rõ phần nào các khía cạnh liên quan tới “hiệu
    ̀
    ứng mạng” và sự tận dụng vai trò của “hiệu ứng mạng” để phát triển loại hình
    nghiệp vụ tài chính- ngân hàng mới xuất hiện tại Việt Nam.
    2. Đối tượng, nội dung nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là chiến lược của các ngân hàng
    Việt Nam trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
    những lý luận cơ bản về “hiệu ứng mạng”, chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng”
    và e-banking; sự áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ
    e-banking tại Việt Nam; xu hướng phát triển của e-banking và bài học kinh nghiệm
    6
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    trong việc áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-
    banking.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Bài khóa luận sử dụng chủ yếu các phương pháp: thống kê, phân tích, so
    sánh, tổng hợp dựa trên các số liệu, các bài nghiên cứu về “hiệu ứng mạng” và e-
    banking.
    4. Kết cấu của khóa luận
    Bài khóa luận có kết cấu gồm ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về “hiệu ứng mạng” và nghiệp vụ e-banking,
    giới thiệu các khái niệm chung, các vấn đề lý thuyết liên quan tới “hiệu ứng mạng”
    và nghiệp vụ e-banking cũng như khả năng áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu
    ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking.
    Chương 2: Thực tiễn áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng”
    trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam, trình bày thực trạng phát triển nghiệp vụ
    e-banking, vai trò của “hiệu ứng mạng” trong e-banking và các bước đi chiến lược
    của các ngân hàng để phát huy vai trò đó.
    Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam từ thực
    tiễn áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-
    banking thời gian qua, nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, rút ra các bài học kinh
    nghiệm và đưa ra một số kiến nghị để tận dụng hơn nữa vai trò của “hiệu ứng
    mạng” trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking trở thành một nghiệp vụ chủ chốt
    tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam.
    Trong quá trình thực hiện, do khuôn khổ có hạn của một bài khóa luận cũng
    như những hạn chế về trình độ nghiên cứu, kiến thức, kinh nghiệm thực tế và các
    nguồn tài liệu tiếp cận, bài khóa luận chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót.
    Vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến, chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn
    đọc để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.
    Người viết xin gửi lời cám ơn trân trọng tới Thạc sỹ Nguyễn Thị Tường Anh,
    người đã hướng dẫn, giúp đỡ về nội dung cũng như phương pháp để thực hiện và
    hoàn thành khóa luận này!
    7
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “HIỆU ỨNG MẠNG” VÀ
    NGHIỆP VỤ E-BANKING
    I. Hiệu ứng mạng
    1. Khái niệm chung về “hiệu ứng mạng”
    1.1. “Hiệu ứng mạng” là gì?
    “Hiệu ứng mạng” (network effects) là một hiện tượng trong đó giá trị của
    một loại sản phẩm tăng lên khi bán được nhiều sản phẩm hơn và khi mạng lưới
    người sử dụng được mở rộng hơn [12]. Một sản phẩm, dịch vụ có “hiệu ứng mạng”
    khi lợi ích của một cá nhân khi tiêu thụ sản phẩm đó tỷ lệ thuận với số người sử
    dụng hàng hóa dịch vụ đó[iii].
    Khi có “hiệu ứng mạng”, ích lợi của một
    người tiêu dùng một loại sản phẩm tăng lên cùng
    với việc số người sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó
    tăng lên. Cụ thể là khi mua sản phẩm/ dịch vụ,
    người tiêu dùng không chỉ có được lợi ích từ bản
    thân sản phẩm/dịch vụ mà còn hưởng lợi từ mạng
    lưới những người sử dụng sản phẩm/dịch vụ cùng
    loại đó. Mạng lưới người tiêu dùng sản phẩm/dịch
    vụ càng được mở rộng thì lợi ích của mỗi người
    tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ đó càng tăng lên.
    Ví dụ đơn giản nhất minh hoại cho hiện
    tượng “hiệu ứng mạng” chính là việc sử dụng điện
    thoại [xiii]. Nếu chỉ có một người sử dụng điện
    thoại thì sẽ không có được lợi ích gì vì không thể
    dùng để liên lạc được. Tuy nhiên, nếu có hai người
    cùng sử dụng thì điện thoại lúc này mới có vai trò là phương tiện liên lạc. Và nếu
    mạng lưới có nhiều hơn hai người thì ích lợi của người sử dụng càng nhiều hơn vì
    họ có thể liên lạc được với nhiều người hơn. Cứ thêm mỗi người sử dụng điện thoại

    8
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    thì khả năng liên lạc với các thành viên khác trong mạng lưới lại được gia tăng
    (hình minh họa).
    Như vậy, khi mạng lưới người sử dụng điện thoại ngày càng mở rộng thì ích
    lợi của mỗi người sử dụng điện thoại sẽ tăng lên. Và một người gia nhập vào mạng
    lưới điện thoại bất kỳ sẽ không chỉ đơn giản là quyết định mua điện thoại để liên lạc
    mà sẽ xem xét mạng lưới nào có khả năng liên lạc được với nhiều người hơn, bằng
    cách nghiên cứu mạng lưới của từng nhà cung cấp dịch vụ để chọn ra được mạng
    lưới có lợi nhất, giúp thỏa mãn tốt nhất nhu cầu liên lạc của mình. Nhân tố ảnh
    hưởng tới quyết định đến việc mua hàng khi có “hiệu ứng mạng” sẽ không chỉ là
    chất lượng cũng như khả năng thỏa mãn nhu cầu của hàng hóa ( trong ví dụ này là
    nhu cầu đàm thoại) mà còn chịu ảnh hưởng của số lượng thuê bao tiềm năng mà
    khách hàng có thể liên lạc được. Vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng vì trong
    giai đoạn hiện nay, các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ đã nhận thức được tầm quan
    trọng của “hiệu ứng mạng” nên đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau để thu hút
    ngày càng nhiều khách hàng tham gia mạng lưới của mình.
    Một ví dụ khác về „hiệu ứng mạng‟ trong lĩnh vực tài chính là thị trường
    chứng khoán [xiii]. Trên thị trường này, tính thanh khoản là yếu tố quyết định chi
    phí giao dịch khi mua hay bán một chứng khoán. Khi có càng nhiều người mua và
    người bán trên một sàn chứng khoán thì tính thanh khoản của chứng khoán càng
    tăng, chi phí giao dịch, do đó, giảm. Điều này lại giúp thu hút thêm nhiều người
    mua và người bán.
    “Hiệu ứng mạng” thực chất là một ngoại ứng. Xét trong ví dụ về hiệu ứng
    mạng trong lĩnh vực viễn thông nói trên: khi một người quyết định tham gia vào
    mạng viễn thông, anh ta chỉ tính đến lợi ích của mình khi có thể liên lạc được với
    những người vốn đã ở sẵn trong mạng lưới. Tuy nhiên, anh ta không hề tính đến khả
    năng rằng việc tham gia mạng của anh ta đã tạo ra những ích lợi cho chính những
    người đã gia nhập mạng trước đó bởi những người này giờ đây đã có thể liên lạc với
    anh ta. Điều này làm tăng ích lợi cho những thuê bao có sẵn trên mạng, tức là tạo ra
    một ngoại ứng tích cực. Thuật ngữ “hiệu ứng mạng” được sử dụng hầu hết trong các
    trường hợp liên quan tới ngoại ứng dương mặc dù có thể xảy ra đồng thời hiệu ứng
    9
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    âm, khi đó càng nhiều người sử dụng thì giá trị sản phẩm càng giảm đi.Ví dụ khi có
    thêm quá nhiều thuê bao có thể xảy ra hiện tượng nghẽn mạng hoặc khi có nhiều
    người bán và người mua sẽ tạo áp lực lên giá chứng khoán. Tuy nhiên, trong các
    trường hợp này, người ta sử dụng thuật ngữ khác – đó là thuật ngữ “nghẽn mạng”
    (network congestion) [xiii].
    1.2. Nguồn gốc của hiệu ứng mạng
    Bản thân hàng hóa hay các khách hàng hoặc nhà sản xuất không tạo nên
    “hiệu ứng mạng”. “Hiệu ứng mạng” tồn tại là do có sự tương tác giữa các khách
    hàng, giữa các sản phẩm trong cùng một mạng lưới. Ba nhân tố cơ bản hình thành
    nên khả năng đó bao gồm: khả năng trao đổi, chi phí chuyển đổi và sự phối hợp
    [vii]. Dưới đây là sự phân tích về việc tạo nên “hiệu ứng mạng” của từng yếu tố
    riêng biệt.
    1.2.1. Khả năng trao đổi
    Người duy nhất trong mạng xã hội Facebook hay người đầu tiên sử dụng
    máy fax sẽ không tìm thấy ích lợi gì vì họ không có ai để trao đổi hay gửi fax.
    Nhưng khi số người tham gia Facebook hay sử dụng máy fax tăng lên thì mỗi người
    sử dụng sẽ thấy có thêm nhiều lợi ích vì họ có khả năng trao đổi với nhiều người
    trong cùng mạng lưới người sử dụng hơn. Một „„hiệu ứng mạng‟‟ được hình thành.
    Những phản hồi tích cực từ những người trong mạng lưới sau đó sẽ giúp lôi kéo
    thêm nhiều người sử dụng. Và „„hiệu ứng mạng‟‟ lại tăng lên. Như vậy, đây là một
    hiệu ứng dạng vòng tròn, không có điểm khởi đầu và kết thúc: càng nhiều người
    tham gia “hiệu ứng mạng” càng lớn, ngược lại, “hiệu ứng mạng” càng lớn thì càng
    đem lại nhiều lợi ích và lôi kéo thêm nhiều người tham gia.
    Những ví dụ trên đây đã minh họa cho việc “khả năng trao đổi” có thể tạo ra
    hiệu ứng mạng lưới như thế nào. Với những hàng hóa mạng lưới, vì lợi ích của mỗi
    khách hàng phụ thuộc vào số người mua cùng loại sản phẩm đó nên khi một khách
    hàng lựa chọn sản phẩm, mong đợi của họ về quy mô mạng lưới chiếm vị trí quan
    trọng trong việc quyết định sử dụng sản phẩm đó hay sản phẩm của một nhà cung
    cấp khác. Nếu khách hàng mong đợi là sẽ có nhiều người cùng mua loại sản phẩm
    này để nhờ đó lợi ích của họ khi mua loại sản phẩm này tăng lên, họ sẽ quyết định
    10
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    mua loại sản phẩm đó. “Hiệu ứng mạng” của sản phẩm, cũng nhờ đó được tạo ra và
    gia tăng giá trị cho các thành viên tham gia mạng lưới sản phẩm đó. Ngược lại nếu
    người tiêu dùng cho rằng sản phẩm này sẽ có ít người mua, tức là ít người tiêu dùng
    tham gia vào mạng lưới sử dụng sản phẩm này thì họ sẽ quyết định không mua. Kết
    quả là không tạo được giá trị “hiệu ứng mạng” cho sản phẩm đó. Các công ty cạnh
    tranh với nhau, vì thế, cố gây ảnh hưởng tới sự mong đợi của khách hàng bằng cách
    đưa ra các thông tin về doanh số bán hàng ( ví dụ: lượng sản phẩm bán được trong
    năm, số thuê bao có trong mạng điện thoại ) để gây ấn tượng với khách hàng về
    quy mô mạng lưới của họ.
    1.2.2. Chi phí chuyển đổi
    Người sử dụng, để tránh những thiệt hại không đáng có do mất đi những
    khoản đầu tư ban đầu, thông thường sẽ không chọn mua một sản phẩm hoặc sử
    dụng một dịch vụ không có khả năng tồn tại lâu dài trên thị trường do nhà cung cấp
    phá sản, sản phẩm không thu hút được khách hàng hoặc sẽ sớm bị thay thế bởi sản
    phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, vân vân Lấy ví dụ, khi một người lựa chọn
    một trong các hệ điều hành Window, Mac OS và Linux họ sẽ phải đầu tư thời gian
    và tiền bạc để mua và cài đặt các phần mềm tương thích, học cách sử dụng, Nếu
    hệ điều hành được lựa chọn bị ngừng cung cấp thì họ sẽ mất các chi phí đầu tư trên
    vì khi chuyển sang một hệ điều hành khác thông thường sẽ đòi hỏi các phần mềm
    tương thích khác. Người tiêu dùng, do đó, có xu hướng lựa chọn một sản phẩm hay
    dịch vụ có mạng lưới tiêu dùng lớn bởi những sản phẩm, dịch vụ đó luôn được cho
    rằng sẽ có khả năng tồn tại lâu dài trên thị trường. Cũng vì vậy, những sản phẩm
    này dễ dàng thu hút thêm nhiều người tham gia và mạng lưới khách hàng càng trở
    nên rộng lớn hơn.
    Những khoản chi phí mà người tiêu dùng có thể mất đi khi chuyển đổi từ
    mạng lưới này sang mạng lưới khác (bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí phát
    sinh khi chuyển đổi) được gọi là „chi phí chuyển đổi‟. Chi phí chuyển đổi được
    phân làm hai loại: chi phí chung và chi phí riêng. Chi phí chung là sự khác biệt giữa
    lợi ích của việc theo đuổi mạng lưới hiện tại và lợi ích mong đợi của việc chuyển
    đổi sang mạng lưới mới. Chi phí riêng là khoản chi phí đầu tư cho công nghệ. Khi
    11
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    một cá nhân hoặc một tổ chức xem xét đến việc chuyển đổi thì họ phải tính đến hai
    loại chi phí này.
    Vậy tại sao chi phí chuyển đổi lại có thể giúp tạo nên “hiệu ứng mạng”? Chi
    phí chuyển đổi chính là những rào cản ngăn cản các bên gia nhập mạng lưới khác.
    Nếu không có chi phí chuyển đổi thì việc gia nhập mạng lưới mới là hoàn toàn dễ
    dàng. Điều đó có nghĩa là bất cứ khi nào xuất hiện một mạng lưới mới, ưu việt hơn,
    người tiêu dùng sẽ đổ xô vào mạng lưới đó; dẫn đến các mạng lưới hiện tại sẽ
    không đủ khả năng duy trì “hiệu ứng mạng” vì thiếu đi lượng thành viên cần thiết.
    Một vấn đề nữa là mạng lưới mới xuất hiện đó nếu có giành chiến thắng ngày hôm
    nay thì cũng không có gì đảm bảo chắc chắn là sẽ duy trì được “hiệu ứng mạng” vì
    sẽ có nhiều mạng lưới ưu việt hơn, mới hơn xuất hiện thay thế nó. Như vậy, trong
    trường hợp không có chi phí chuyển đổi thì sẽ có sự thay thế liên tiếp giữa các
    mạng lưới và “hiệu ứng mạng” sẽ khó có thể duy trì và phát huy tác dụng. Ngược
    lại, khi có chi phí chuyển đổi, việc gia nhập một mạng lưới sẽ trở nên phức tạp hơn,
    và nhờ đó việc khách hàng “bám trụ” với mạng lưới này hay quyết định chuyển đổi
    sang mạng lưới khác sẽ là một quyết định cần được cân nhắc cẩn trọng và chịu ảnh
    hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan.
    Chi phí chuyển đổi cũng góp phần tạo nên sự trung thành với nhãn nhiệu.
    Một nhà cung cấp tạo nên chi phí chuyển đổi cho một sản phẩm chính là giúp tạo ra
    những người tiêu dùng trung thành với nhãn hiệu của mình thay vì dễ dàng chuyển
    sang sử dụng nhãn hiệu khác. Chi phí chuyển đổi càng lớn thì khách hàng càng có
    xu hướng trung thành với một mạng lưới tiêu dùng nhất định, tránh việc mất đi chi
    phí đã bỏ ra và khoản phải đầu tư cho mạng lưới mới. Chính là do chi phí chuyển
    đổi mà khách hàng đã ở lại với Microsoft Window bất chấp rất nhiều bất cập khác
    lúc ban đầu như chi phí bản quyền cao, giao diện kém hấp dẫn Khách hàng dù
    luôn biết cách đánh giá và so sánh Window với những hệ điều hành khác nhưng do
    những chi phí tốn kém khi chuyển đổi sang hệ điều hành khác nên đã quyết định ở
    lại và mong chờ rằng Window sẽ được cải tiến chứ không chuyển sang dùng hệ điều
    hành khác [vii].

    12
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    Chi phí chuyển đổi chính vì thế là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo ra
    “hiệu ứng mạng”. Đây cũng là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh, đặc biệt trong thị
    trường đầy rẫy đối thủ với rất nhiều sản phẩm mới được tung ra hàng ngày.
    1.2.3. Sự phối hợp
    Khi người tiêu dùng và/hoặc nhà sản xuất phối hợp với nhau thì có thể tạo ra
    “hiệu ứng mạng” [iv].
    Sự phối hợp của người tiêu dùng sẽ mang lại hai lợi ích cơ bản. Thứ nhất,
    nếu họ có thể phối hợp với nhau thì rủi ro chọn sai mạng lưới sản phẩm sẽ giảm đi
    rất nhiều. Thứ hai, nếu người tiêu dùng phối hợp với nhau cùng chọn một loại sản
    phẩm, dịch vụ thì mạng lưới sản phẩm, dịch vụ đó sẽ rất rộng lớn, nhờ đó người tiêu
    dùng được hưởng giá trị mạng lưới lớn hơn (tận dụng được “hiệu ứng mạng” của
    một mạng lưới lớn). Ví dụ bạn có thể tìm thấy nhiều sách hơn cả được đấu giá ở E-
    bay cũng như nhiều kế toán viên biết sử dụng Excel hơn bất kỳ phần mềm xử lý
    bảng tính nào khác. Lý do là người sử dụng luôn đầu tư vào nơi mà họ có khả năng
    tiếp cận được với thị trường lớn nhất và đạt được lợi ích tối đa có thể. Người bán
    sách chọn E-Bay vì ở đó có nhiều người mua hơn cả và kế toán viên chọn học Excel
    vì đây là phần mềm được sử dụng phổ biến bởi các công ty và họ có nhiều cơ hội
    được tuyển dụng hơn [vii]. Tuy nhiên, việc có được sự phối hợp của người tiêu
    dùng nhằm tranh thủ lợi ích của “Hiệu ứng mạng” là không hề dễ dàng. Muốn có
    “hiệu ứng mạng”, phải có được lượng người tham gia cần thiết. Trong khi đó, mỗi
    người tiêu dùng có những sở thích khác nhau cũng như không phải người tiêu dùng
    nào cũng sẵn sàng chấp nhận khoản chi phí chuyển đổi để chuyển sang mạng lưới
    khác. Tuy vậy, trong trường hợp khả quan nhất, khi người tiêu dùng có thể phối hợp
    với nhau thì sẽ tạo ra được “hiệu ứng mạng” cho mạng lưới, có lợi cho cả nhà sản
    xuất cũng như người tiêu dùng.
    Ngoài ra, sự phối hợp của các nhà sản xuất cũng có thể tạo ra “hiệu ứng
    mạng”. Nếu sự phối hợp của người tiêu dùng nghiêng về sở thích, mong muốn, thì
    sự phối hợp giữa các nhà sản xuất lại thiên về tiêu chuẩn kỹ thuật. Các nhà sản xuất
    có thể thoả thuận tạo ra sự tương thích cho sản phẩm của các hãng. Khi một công
    nghệ được một nhóm các công ty bảo trợ, khả năng thu hút khách hàng của mạng
    13
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    lưới sản phẩm sẽ tăng lên do người tiêu dùng hy vọng vào triển vọng mở rộng của
    mạng lưới này [vii].
    Trong sự phối hợp giữa các nhà sản xuất, những sản phẩm bổ sung gia tăng
    lợi ích cho những người sử dụng sản phẩm chính. Khi đó, nhà sản xuất sản phẩm
    chính đã tạo ra một “sự tương thích” (platform) cho phép các nhà sản xuất khác
    tham gia cung cấp các sản phẩm bổ sung. Xét trên góc độ chiến lược, điều này đem
    lại hiệu quả rất lớn vì khi các nhà sản xuất khác đầu tư thời gian và tiền bạc của họ
    để cung cấp sản phẩm bổ sung thì đồng thời cũng làm gia tăng thêm giá trị cho sản
    phẩm chính. Sản phẩm iPod của Apple là một ví dụ điển hình [vii]. Sản phẩm được
    sản xuất có thể sử dụng tích hợp với iPod có từ ô tô đến giá treo giấy vệ sinh. Apple
    đã đưa ra một chương trình cấp phép cho phép các nhà sản xuất các sản phẩm trên
    được sử dụng logo “Work with iPod”, “Made for iPod” (“có thể sử dụng tích hợp
    với iPod”). Mỗi sản phẩm như vậy sẽ đem lại khả năng gia tăng lợi ích cho những
    người sử dụng iPod và các logo trên cũng là một hình thức quảng cáo cho sản phẩm
    này của Apple. Apple thậm chí còn nhận được sự hợp tác của các hãng sử dụng các
    logo trên trong quảng cáo hay trên bao bì sản phẩm của họ.
    Cả ba nguồn gốc trên của hiệu ứng mạng bao gồm khả năng trao đổi, chi phí
    chuyển đổi, và sự phối hợp có sự tác động qua lại lẫn nhau và làm tăng cường “hiệu
    ứng mạng”. Khi các thành viên trong một mạng lưới tiêu dùng trao đổi với nhau, họ
    giúp thu hút thêm nhiều người sử dụng đồng thời cũng thu hút các nhà sản xuất
    khác cung cấp sản phẩm bổ sung. Khi người tiêu dùng trong mạng lưới sử dụng các
    sản phẩm bổ sung tích hợp với sản phẩm chính thì chi phí chuyển đổi được tạo ra và
    giữ chân người tiêu dùng ở lại với mạng lưới. Dưới góc độ của một nhà chiến lược,
    khi tồn tại “hiệu ứng mạng” thì đó sẽ là một lợi thế không dễ gì vượt qua của người
    chiếm lĩnh thị trường vì khi bạn có một mạng lưới càng lớn thì vị trí đứng đầu của
    bạn càng khó bị đe doạ.
    1.3. Các loại “hiệu ứng mạng”
    Nhìn từ các góc độ khác nhau, các nhà kinh tế học đề cập đến các loại hình
    “hiệu ứng mạng” khác nhau, tuy nhiên về cơ bản, có thể phân chia “hiệu ứng mạng”
    thành hai loại” “hiệu ứng mạng” trực tiếp và “hiệu ứng mạng” gián tiếp [viii].
    14
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    Sự khác biệt giữa “hiệu ứng mạng” trực tiếp và gián tiếp nằm ở cơ chế tạo ra
    “hiệu ứng mạng”. Và dù là “hiệu ứng mạng” trực tiếp hay gián tiếp đều có chung
    bản chất là càng nhiều người tham gia vào mạng lưới thì ích lợi mà mỗi thành viên
    được hưởng sẽ càng tăng lên.
    1.3.1. Hiệu ứng mạng trực tiếp
    “Hiệu ứng mạng” trực tiếp xảy ra thông qua ảnh hưởng trực tiếp của số
    lượng người tiêu dùng cùng một sản phẩm. Nói cách khác là “hiệu ứng mạng” trực
    tiếp của một mạng lưới tỷ lệ thuận với số người tham gia mạng lưới đó.
    “Hiệu ứng mạng” trực tiếp xuất hiện khi có sự tương tác giữa các thành viên
    trong một mạng lưới, có thể là mạng lưới hữu hình hoặc mạng lưới vô hình nhưng
    chủ yếu xảy ra dưới hình thức mạng thông tin hai chiều, hữu hình như mạng lưới
    viễn thông (máy fax, điện thoại, các dịch vụ trực tuyến, Internet ). Sự tương tác
    giữa các thành viên là nhân tố có tính chất quyết định trong việc tạo ra “hiệu ứng
    mạng” trực tiếp. Trở lại ví dụ về điện thoại, người tiêu dùng mua điện thoại mà
    không dùng để liên lạc với các thành viên khác thì sẽ không có sự tương tác với các
    thành viên khác. Từ đó, lợi ích của mạng lưới những người sử dụng sản phẩm đó sẽ
    không hề tăng lên trong trường hợp này. Và tất nhiên, vì không có sự tương tác nên
    người tiêu dùng này cũng không được hưởng lợi ích từ phía mạng lưới những người
    sử dụng điện thoại. Như vậy, chỉ khi có sự tương tác, mới có “hiệu ứng mạng‟ trực
    tiếp.
    “Hiệu ứng mạng” trực tiếp cũng có thể xuất hiện mà không cần có mạng lưới
    hữu hình. Ví dụ, những người cùng nói một ngôn ngữ có thể hình thành một mạng
    lưới. Giá trị của việc biết một ngôn ngữ phụ thuộc vào có bao nhiêu người sử dụng
    ngôn ngữ đó. Một sinh viên khi quyết định học một ngôn ngữ mới thông thường sẽ
    phải tìm hiểu xem có nhiều người sử dụng ngôn ngữ đó trong giao tiếp không. Nếu
    có nhiều người sử dụng ngôn ngữ đó thì việc học ngôn ngữ mới này là có hiệu quả
    vì nó giúp giao tiếp được với nhiều người. Sinh viên cũng thường sẽ không chọn
    học một ngôn ngữ có ít người sử dụng vì lợi ích của nó gần như là rất nhỏ. Do vậy,
    nếu một sinh viên kỳ vọng là ngôn ngữ nào đó sẽ được phổ biến rộng rãi, trong hiện
    tại và tương lai thì sinh viên đó sẽ lựa chọn ngôn ngữ đó để học. Việc học ngôn ngữ
    15
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    mới của sinh viên đó trực tiếp mang lại lợi cho người sinh viên này và mang lại ích
    lợi cho những người cùng sử dụng ngôn ngữ đó (giao tiếp được với sinh viên này
    bằng ngôn ngữ đó).
    1.3.2. Hiệu ứng mạng gián tiếp
    Hiệu ứng mạng gián tiếp xảy ra khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên
    cùng với sự tăng thêm số lượng và chủng loại hàng hoá, dịch vụ bổ sung. Sự khác
    biệt lớn nhất với “hiệu ứng mạng” trực tiếp là ở chỗ nếu như “hiệu ứng mạng” trực
    tiếp chỉ có thể xảy ra khi giá trị hàng hoá dịch vụ tăng lên do số người tiêu dùng
    chính loại sản phẩm đó (trong cùng mạng lưới) tăng lên thì với “hiệu ứng mạng”
    gián tiếp, giá trị hiệu ứng mạng của hàng hoá dịch vụ tăng lên do lượng bán các sản
    phẩm bổ sung, hỗ trợ cho sản phẩm đó tăng lên.
    Có thể xem xét ví dụ về sản phẩm máy chơi game. Người tiêu dùng quyết
    định mua máy chơi game chủ yếu dựa vào số lượng và chất lượng các trò chơi có trong
    máy. Các chuyên gia phần mềm thiết kế game thì dựa vào khả năng tiếp cận với số
    lượng lớn nhất người sẵn sàng chi trả cho game của họ. Vì thế, thông thường họ sẽ thiết
    kế game cho loại máy chơi game phổ biến nhất. Như vậy, càng nhiều người mua máy
    chơi game thì các chuyên gia phần mềm càng có xu hướng thiết kế game cho loại máy
    đó và điều này lại thu hút thêm nhiều người sử dụng loại máy này [vii].
    “Hiệu ứng mạng” gián tiếp, về cơ bản, chỉ xuất hiện trên các thị trường mà
    các sản phẩm bổ trợ, thay thế được mua ở các thời điểm khác nhau. Ví dụ, trong
    quá trình sử dụng máy vi tính, người ta sẽ mua các chương trình phần mềm ứng
    dụng tại các thời điểm khác nhau tùy theo nhu cầu tại từng thời điểm cũng như sự ra
    đời của các phần mềm mới. Trong những trường hợp này khi có một người nào đó
    quyết định sử dụng một phần cứng thì không chỉ người mua này có lợi mà còn
    mang lại lợi ích cho những người khác cùng sử dụng phần cứng đó. Vì nếu số người
    sử dụng phần cứng tăng lên thì cũng làm tăng lượng cầu về sản phẩm phần mềm
    tương thích với phần cứng đó. Các nhà cung cấp vì thế có thể thu lợi từ việc mở
    rộng quy mô và cung cấp thêm nhiều loại phần mềm tương thích khác nhau. Khả
    năng sẵn có các phần mềm đa dạng với chi phí rẻ sẽ làm tăng giá trị của các phần
    cứng cho những người đang sử dụng nó.
    16
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    “Hiệu ứng mạng” gián tiếp có thể xuất hiện trong nhiều tình huống. Những
    người tham gia các mạng lưới hữu hình đều có thể có lợi ích mạng gián tiếp nếu
    quy mô được tăng lên của mạng dẫn đến có nhiều lựa chọn và dịch vụ tốt hơn. Các
    nhà kinh doanh trên sở giao dịch tài chính cũng có được lợi ích gián tiếp từ hàng
    loạt dịch vụ mà sở giao dịch cung cấp. Và những người sử dụng thẻ ATM cũng có
    lợi khi có nhiều người cùng sử dụng thẻ này. Khi có nhiều người sử dụng thẻ, mạng
    lưới phát hành và cung cấp của ngân hàng phát hành thẻ sẽ được chú trọng đầu tư. Vì
    thế các giao dịch của người sở hữu thẻ với ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi có
    nhiều người sử dụng thẻ, sẽ có nhiều điểm chấp nhận thẻ hoạt động, người tiêu dùng có
    thể sẽ dễ dàng sử dụng thẻ ở nhiều nơi, mua bán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ sẽ tiện lợi
    hơn và nhờ vậy người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội chọn lựa hơn.
    Ngoài ra, “hiệu ứng mạng” gián tiếp có thể xuất hiện trong hệ thống mạng
    lưới những người sử dụng các thiết bị tương thích, cho dù các thiết bị đó được làm
    ra bởi các nhà sản xuất khác nhau và hoàn toàn không có một mối liên hệ vật chất
    nào. Hệ thống này có thể bao gồm một hàng hóa lâu bền và các hàng hóa, dịch vụ
    hỗ trợ cho hoạt động của hàng hóa lâu bền. Đây là mô hình mà Karl M.L và Shapiro
    gọi là kiểu “phần cứng”, “phần mềm”. Nó không chỉ gồm phần cứng và phần mềm
    máy tính mà còn nhiều sản phẩm kết hợp khác như camera và film, truyền hình và
    các chương trình truyền hình, Các “phần cứng” và “phần mềm” tương thích tạo
    nên một mạng lưới ảo. Khi người tiêu dùng mua các sản phẩm tương thích này thì
    có thể coi là đã tham gia vào mạng lưới ảo đó. Và tất nhiên, khi mạng lưới mở rộng
    thì ích lợi cho người tiêu dùng trong mạng lưới ngày càng tăng lên [v].
    Như vậy, “hiệu ứng mạng” gián tiếp, tuy có khác về nguồn gốc xuất hiện (từ
    sự tiêu dùng tăng thêm của các sản phẩm hỗ trợ chứ không phải sự tiêu dùng tăng
    thêm của chính sản phẩm đó như trong “hiệu ứng mạng” trực tiếp) nhưng bản chất
    của nó cũng giống như “hiệu ứng mạng” trực tiếp. Đó là khi mạng lưới người tiêu
    dùng sản phẩm dịch vụ mở rộng thì ích lợi của người tiêu dùng trong mạng lưới đó
    sẽ tăng lên. Và việc mở rộng mạng lưới sẽ không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà
    còn giúp tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất từ việc sản xuất và bán sản phẩm đó.

    17
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    Ngoài hai loại hình của “hiệu ứng mạng” kể trên, các nhà nghiên cứu còn
    đưa ra một số loại hình khác nữa, như “hiệu ứng mạng” sau mua, “hiệu ứng mạng”
    truyền miệng, Tuy nhiên, về cơ bản thì “hiệu ứng mạng” trực tiếp và “hiệu ứng
    mạng” gián tiếp là hai loại hình quan trọng và phổ biến nhất của “hiệu ứng mạng”.
    Mặc dù có sự phân biệt về các loại “hiệu ứng mạng”, nhưng cũng có trường
    hợp các “hiệu ứng mạng” cùng tồn tại trong một sản phẩm. Ví dụ trường hợp của
    thiết bị hỗ trợ kỹ thuật cá nhân PDA [xiv]. Sản phẩm PalmPilot của công ty 3Com
    là sản phẩm dẫn đầu trong thị trường này. Một trong những nguyên nhân giúp sản
    phẩm này giữ được vị trí thống lĩnh là nhờ có sự tồn tại của “hiệu ứng mạng”. Thứ
    nhất là “Hiệu ứng mạng” trực tiếp: càng nhiều người sử dụng PalmPilot thì giá trị
    của sản phẩm càng lớn hơn với các thành viên. Những người sử dụng PDA có thể
    tương tác với nhau bằng cách kết nối trực tiếp qua PDA. Nhiều sản phẩm PalmPilot
    với dung lượng lớn cho phép người sử dụng dễ dàng trao đổi danh thiếp hay chia sẻ
    phần mềm với người khác. Nếu mọi người cùng sử dụng sản phẩm này, những
    người mua tiềm năng cũng sẽ muốn gia nhập hệ thống sản phẩm đó. Thứ hai là
    “hiệu ứng mạng” gián tiếp: càng nhiều người sử dụng PalmPilot thì sẽ càng có
    nhiều phần mềm dành cho loại sản phẩm này. Và tất nhiên, càng nhiều người sử
    dụng PalmPilot thì khi bạn gặp rắc rối với sản phẩm, sẽ có nhiều người hơn có thể
    giải đáp thắc mắc và hỗ trợ bạn. “Hiệu ứng mạng” gián tiếp trong trường hợp này
    thậm chí còn lớn hơn “hiệu ứng mạng” trực tiếp.
    2.Thị trường mạng lưới và quy luật hiệu suất tăng dần
    2.1 Thị trường mạng lưới
    Thị trường mạng lưới là thị trường trong đó tồn tại “hiệu ứng mạng”. Trong
    thị trường này lợi ích của mỗi khách hàng có được từ việc tiêu dùng một hàng hoá
    là hàm tăng dần của số khách hàng mua cùng một loại sản phẩm đó.
    Theo quy luật của Metcalfe, giá trị của một mạng lưới được xác định bằng
    bình phương số người có trong mạng lưới và giá trị của một sản phẩm trong thị
    trường mạng lưới được xác định bởi công thức [xii]:
    V= α + γZt
    Trong đó, Zt: là kích cỡ của mạng lưới tại thời điểm t
    18
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    α: giá trị khi không có “Hiệu ứng mạng”
    γ: giá trị có được từ “Hiệu ứng mạng”
    Như vậy, giá trị của sản phẩm trên thị trường mạng lưới tỷ lệ thuận với kích
    cỡ của mạng lưới.
    Có hai kiểu thị trường mạng lưới: thị trường mạng lưới đơn chiều và thị
    trường mạng lưới đa chiều. Ở mỗi loại thị trường mạng lưới cơ chế hình thành của
    “hiệu ứng mạng” là khác nhau. Và để hiểu được “hiệu ứng mạng” được tạo ra như
    thế nào,chúng ta cần phải nhận định được cấu trúc của thị trường mạng lưới thuộc
    dạng đơn chiều hay đa chiều.
    Một số mạng lưới chỉ có một nhóm đối tượng tham gia như mạng lưới người
    sử dụng công cụ gửi tin nhắn nhanh qua mạng Internet. Mặc dù có thể có rất nhiều
    tính năng khi sử dụng công cụ phổ biến nhất như Yahoo! Messenger nhưng điều đó
    không chi phối nhiều đến việc chọn lựa của hầu hết người sử dụng. Điều có ảnh
    hưởng quyết định tới việc lựa chọn công cụ này hay công cụ khác chỉ là số người có
    thể liên lạc khi sử dụng công cụ đó. Một mạng lưới như vậy gọi là mạng lưới đơn
    chiều, trong đó “hiệu ứng mạng” được tạo ra từ việc người trong mạng lưới lôi kéo
    thêm người ngoài mạng lưới để có được lợi ích có thể trao đổi với nhau khi sử dụng
    cùng công cụ.
    Tuy nhiên một số mạng lưới được tạo ra bởi hai nhóm đối tượng tham gia
    khác nhau. Lấy ví dụ thị trường máy chơi game là một thị trường mạng lưới bao
    gồm hai nhóm đối tượng tham gia: người mua máy chơi game và những chuyên gia
    viết phần mềm trò chơi. Khi có càng nhiều người mua một loại máy chơi trò chơi
    nào đó và làm cho loại máy này trở nên phổ biến thì sẽ thu hút thêm nhiều chuyên
    gia viết phần mềm trò chơi cho loại máy đó. Điều này, tới lượt nó lại giúp giữ chân
    khách hàng và gia tăng doanh số cho loại máy chơi game này. Trò chơi đa dạng
    chính là lợi thế giúp máy chơi game Playstation 2 vượt mặt Xbox [vii]. Thị trường
    máy chơi game này được gọi là thị trường mạng lưới đa chiều, trong đó sự gia tăng
    số người sử dụng ở một “chiều” (số người mua máy chơi trò chơi) sẽ tạo ra sự gia
    tăng ở “chiều” còn lại (thu hút thêm chuyên gia viết phần mềm trò chơi). Hiệu ứng

    19
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    mạng được tạo ra nhờ lợi ích không chỉ từ một chiều của thị trường mà là được tạo
    ra từ lợi ích đươc trao đổi giữa các chiều của thị trường.
    Như vậy, những người sử dụng Yahoo! Messenger tạo ra một thị trường
    mạng lưới đơn chiều, tại đó “hiệu ứng mạng” được tạo ra do lợi ích cùng chiều của
    một nhóm đối tượng (những người trong mạng lưới lôi kéo thêm thành viên muốn
    liên lạc với họ vào mạng lưới). Ngược lại, thị trường máy chơi game là một thị
    trường mạng lưới đa chiều, tại đó “hiệu ứng mạng” được tạo ra bởi hai nhóm đối
    tượng khác biệt tạo ra lợi ích trao đổi giữa các chiều bằng cách mỗi chiều thu hút
    thêm thành viên cho chiều còn lại. Tuy nhiên, một mạng luới có thể có cả lợi ích
    đơn chiều và lợi ích trao đổi giữa các chiều. Xbox 360 có được lợi ích từ việc nhiều
    người sử dụng máy chơi trò chơi này sẽ thu hút thêm nhiều nhà viết phần mềm trò
    chơi cho máy và ngược lại. Nhưng bản thân mạng lưới những người sử dụng Xbox
    cũng có lợi ích đơn chiều từ việc cho phép hai người cùng sử dụng XBox có thể
    chơi trực tiếp với nhau, điều này có nghĩa là nếu bạn của bạn sử dụng Xbox, bạn
    cũng có xu hướng sẽ mua Xbox để có thể cùng chơi.
    Vậy thị trường mạng lưới khác với thị trường truyền thống như thế nào? Đó là ở
    chỗ cơ chế cạnh tranh của thị trường mạng lưới, do có sự tồn tại của “hiệu ứng mạng”, đã
    trở nên rất khác biệt so với sự cạnh tranh trong thị trường truyền thống.
    Đầu tiên, trong thị trường mạng lưới sự cạnh tranh diễn ra sớm và gay gắt
    ngay từ ban đầu. Đó là do bản chất vốn có của “hiệu ứng mạng”: khi có sự phản hồi
    tích cực từ người tiêu dùng sẽ thu hút thêm nhiều người nữa và tạo thêm nhiều giá
    trị, từ đó lại thu hút thêm nhiều người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là một mạng
    lưới lớn sẽ ngày càng được mở rộng. Các công ty, vì thế, phải cạnh tranh gay gắt
    ngay từ những giai đoạn đầu tiên bởi khi một công ty nào đó vượt lên và dẫn đầu thị
    trường, một “làn sóng” sẽ được tạo ra, người tiêu dùng sẽ bị lôi kéo sử dụng sản
    phẩm của công ty dẫn đầu; tạo ra lợi thế càng lớn cho sản phẩm hay tiêu chuẩn chất
    lượng của công ty này. Lợi thế này giúp tạo ra thành công rất nhanh chóng. Nhìn lại
    lịch sử cuộc chiến giữa Blu-ray và HD-DVD, ngay khi phần lớn các studio lớn
    quyết định sử dụng đĩa quang Blu-ray của Sony thay vì HD-DVD của Toshiba, chỉ
    vài tuần sau đó HD-DVD đã chịu thất bại hoàn toàn trước Blu-ray [14]. Blu-ray
    20
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    xuất hiện trước hồi đầu năm 2000, và cuộc chiến định dạng được khơi mào sau khi
    Microsoft chi ra 100 triệu USD để các xưởng phim hậu thuẫn HD-DVD do Toshiba
    giới thiệu năm 2002 và làm ngơ định dạng của Sony. Đầu HD-DVD đầu tiên có mặt
    trên thị trường vào tháng 3/2006 còn thiết bị Blu-ray trình làng trong tháng 6/2006.
    Giới sản xuất và các nhà làm phim chia làm 2 ngả trong cuộc chiến. Mâu thuẫn này
    còn lấn sân sang cả thị trường game do Sony PlayStation 3 được trang bị ổ Blu-ray
    còn Microsoft Xbox 360 lại hỗ trợ ổ HD-DVD rời. Cho đến tận cuối năm 2007, thế
    giằng co giữa HD DVD với Blu-ray vẫn chưa hề ngã ngũ. Thậm chí HD DVD còn
    có vẻ lấn lướt hơn, khi tháng 8/2007, hai hãng phim Paramount Pictures và
    Dreamworks Animation đều tuyên bố từ bỏ Blu-ray để toàn tâm toàn ý hỗ trợ cho
    HD DVD. Trước đó, gã khổng lồ phần mềm Microsoft quyết định kích cầu cho HD
    DVD bằng cách giảm giá đầu đĩa phụ kiện dành cho máy chơi game Xbox 360, từ
    199 USD xuống còn 179USD, chưa kể 5 đĩa phim HD DVD tặng kèm miễn phí.
    Tuy nhiên, sau khi Warner Bros -hãng phát hành DVD lớn nhất Hollywood chối bỏ
    HD DVD vào tháng 1/2008 và đại lý bán lẻ Wal-Mart tuyên bố chỉ nhập sản phẩm
    Blu-ray từ tháng 2, thế giới bắt đầu quay lưng lại với HD DVD. Giữa tháng 2/2008,
    Toshiba tuyên bố ngừng sản xuất thiết bị và đĩa HD-DVD.
    Thứ hai, trong thị trường mạng lưới người chiến thắng sẽ có tất cả hoặc gần
    như tất cả, tạo ra xu hướng độc quyền thị trường khi một công ty vượt lên tất cả các
    đối thủ khác. Trong tất cả các ví dụ trên đây, công ty dẫn đầu sẽ có thị phần lớn hơn
    rất nhiều so với thị phần của các đối thủ. Bản chất của một thị trường mạng lưới khi
    có sự tồn tại của “hiệu ứng mạng” thì luôn có một “người vượt trội”. Mạng lưới
    rộng lớn của họ đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng nên dễ dàng thu hút thêm
    nhiều người tham gia mạng lưới. Lợi thế do có “hiệu ứng mạng” còn đưa lại cho
    công ty dẫn đầu những khoản lợi nhuận không nhỏ nhờ có được sức mạnh thị
    trường lấn át các công ty còn lại. Ví dụ, Apple, người nắm giữ 75% doanh thu nhạc
    trực tuyến trên toàn thế giới có khả năng định giá cho mỗi bài hát bất chấp sự phản
    đối mạnh mẽ của những đối thủ mặc dù đó hoàn toàn không phải những đối thủ
    không có tầm cỡ bao gồm bốn nhãn hiệu lớn: Universal, Sony, EMI và Warner với
    tổng thị phần chiếm tới 80% doanh thu nhạc ở Mỹ [vii].
    21
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    Thứ ba, trên thị trường mạng lưới không phải lúc nào mạng lưới chiến thắng
    cũng là mạng lưới có công nghệ ưu việt hơn. Playstation 2 đã vượt qua Xbox và
    thống trị thị trường máy chơi game mặc dù hầu hết mọi nhận xét đều cho rằng Xbox
    là máy chơi game cầm tay ưu việt hơn về mặt kỹ thuật [vii]. Vậy tại sao người tiêu
    dùng lại mua Playstation 2 thay vì mua Xbox? Đó là do sức mạnh của “hiệu ứng
    mạng”, Playstation có nhiều người sử dụng hơn nên thu hút được nhiều chuyên gia
    viết phần mềm trò chơi cho nó và do vậy có số lượng trò chơi phong phú hơn.
    Cuối cùng là một điểm rất quan trọng mà các công ty cần chú ý khi nỗ lực
    tấn công đối thủ đang dẫn đầu trong thị trường mạng lưới. Để lôi kéo khách hàng
    của đối thủ gia nhập mạng lưới của mình trong thị trường mạng lưới không đơn
    giản là cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn bởi như phân tích ở trên không
    phải lúc nào sản phẩm ưu việt hơn sẽ chiến thắng. Nếu sản phẩm mới không tương
    thích với mạng lưới thống trị thì để thắng cuộc giá trị nó đem lại cho người tiêu
    dùng phải lớn hơn tổng giá trị của sản phẩm đang thắng thế và giá trị mà sản phẩm
    này có được nhờ “hiệu ứng mạng”[vii].
    2.2. Quy luật hiệu suất tăng dần và đường doanh thu tăng dần trong thị trường
    mạng lưới.
    Những hiểu biết về các nguyên lý vận hành của thị trường và hoạt động kinh
    doanh đã có từ cách đây hơn một thế kỷ do công lao to lớn của các nhà kinh tế châu
    Âu thời bấy giờ mà tiêu biểu là nhà kinh tế học Alfred Marshall. Có thể nói rằng,
    toàn bộ những hiểu biết kinh tế cổ điển dựa trên giả định: quy luật hiệu suất giảm
    dần và các đường doanh thu giảm dần. Một cách trực quan, điều này có nghĩa là khi
    các sản phẩm hoặc các công ty mở rộng quy mô trên một thị trường thì cuối cùng
    cũng sẽ vấp phải những giới hạn. Và chính nhờ đó, có thể đạt tới một điểm cân bằng
    có thể dự đoán giữa cung và cầu.
    Lý thuyết này đã giúp giải thích hầu hết các hiện tượng kinh tế vi mô thời kỳ
    đó, rất nhiều hiện tượng kinh tế sau này và cho tới tận ngày nay. Nhưng cần chú ý
    rằng, lý thuyết này ra đời vào thời mà nền tảng của sản xuất là sự chế biến, sản xuất
    hàng loạt. Sang thế kỷ 20, nền kinh tế liên tục có những biến đổi, chuyển từ sản
    xuất hàng loạt, sử dụng nhiều nguyên liệu vật chất sang sản xuất nặng về thiết kế và
    22
    Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
    Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

    sử dụng công nghệ cao; từ chế biến các nguồn nguyên liệu sang chế biến thông tin;
    từ việc ứng dụng các nǎng lượng vật chất sang ứng dụng các ý tưởng. Xuất phát từ
    thực tế đó, các nhà kinh tế học đã phát hiện ra một quy luật mới: quy luật hiệu suất
    tăng dần và đường doanh thu tǎng dần [15].
    Trong tác phẩm của mình về quy luật đường doanh thu tǎng dần với tên gọi
    "Increasing Returns and Path Dependence in the Economy", xuất bản nǎm 1996,
    Giáo sư W. Brian Arthur đã chứng minh rằng trong thị trừơng mạng lưới có sự tồn
    tại của quy luật hiếu suất tăng dần và đường doanh thu tǎng dần [ii].
    Các đường doanh thu tǎng dần là một xu hướng cho phép một sự phát triển
    sẽ được tiếp tục phát triển mà không gặp phải các giới hạn. Các đường doanh thu
    tǎng dần là những cơ chế kiểu "phản ứng dương", vận hành trên các thị trường,
    trong các hoạt động kinh doanh và các ngành công nghiệp khác nhau và ở đó, sự
    thành công hay thất bại đều được cực đại hoá [15]. Các đường doanh thu tǎng dần
    không tạo ra điểm cân bằng mà tạo ra sự bất ổn định: nếu một sản phẩm hay một
    công ty cạnh tranh trên một thị trường mà nhờ một lý do nào đó - do may mắn hoặc
    do có chiến lược sáng suốt - có được những lợi thế ban đầu, cơ chế đường doanh
    thu tǎng dần sẽ khuyếch đại lợi thế này, và sản phẩm hoặc công ty đó có thể tiếp tục
    chiến thắng, đi đến chiếm lĩnh thị trường.
    Vậy tại sao lại tồn tại những đường doanh thu tǎng dần? Trước tiên ta hãy
    xét thị trường các sản phẩm công nghệ cao. Có một số lý do sau đây:
    - Chi phí bỏ ra ban đầu: với các sản phẩm công nghệ cao như dược phẩm,
    phần cứng và phần mềm máy tính, máy bay và tên lửa, thiết bị viễn thông, dược
    phẩm biến đổi sinh học và những sản phẩm tương tự như vậy, về nguyên tắc đều rất
    phức tạp ở khâu thiết kế và đưa sản phẩm ra thị trường. Các sản phẩm này nặng về
    bí quyết, nhẹ về nguyên liệu. Chính vì vậy, các chi phí nghiên cứu và triển khai
    (R&D) của các sản phẩm này là cực lớn so với chi phí sản xuất từng đơn vị sản
    phẩm. Đĩa Windows đầu tiên xuất xưởng có chi phí lên tới 50 triệu USD, nhưng
    chiếc đĩa thứ hai và các chiếc đĩa sau đó chi phí chỉ còn 3 USD/chiếc [15]. Chi phí
    đơn vị còn tiếp tục giảm khi lượng bán sản phẩm tǎng lên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...