Luận Văn Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Vấn đề môi trường hiện nay đang là chủ đề được cả thế giới quan tâm. Nhận thức về việc bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao và được cụ thể hóa bằng những quy định, hành động. Các doanh nghiệp sản xuất phải chú trọng đến những vấn đề xử lý rác thải, độ an toàn của sản phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường. Người tiêu dùng thế giới khi lựa chọn sản phẩm không chỉ quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả của hàng hóa mà còn căn cứ vào sự thân thiện đối với môi trường của sản phẩm. Để định hướng, điều chỉnh hành vi, hoạt động của các doanh nghiệp và đánh giá độ an toàn của sản phẩm với môi trường, thế giới đã xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Những tiêu chuẩn môi trường này mang tính quốc tế và ngày càng được các nước áp dụng rộng rãi. Trong xu thế toàn cầu hóa và tự do thương mại như hiện nay, khi các hàng rào thuế quan dần dần bị dỡ bỏ thì những tiêu chuẩn môi trường này lại càng có ý nghĩa quan trọng, trở thành rào cản mới cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
    Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, xuất khẩu là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Mặc dù sản phẩm của Việt Nam đa dạng, phong phú, có khả năng xuất khẩu nhưng thực tế chưa xứng với tiềm năng do chưa đạt được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Chúng ta đã được nghe rất nhiều về chuyện Nhật Bản trả Việt Nam lô hàng tôm xuất khẩu do vượt quá dư lượng kháng sinh cho phép, hay lô chè xuất khẩu vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hay những sản phẩm dệt may bị trả lại do sử dụng nhiều thuốc nhuộm ảnh hưởng tới môi trường, Những thiếu sót này không chỉ gây thiệt hại nặng nề về tài chính mà còn ảnh hưởng lớn uy tín của hàng Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, một trong những biện pháp cần thiết là đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu
    Xuất phát từ thực tế đó, em tiến hành nghiên cứu đề tài :
    “Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới”.
    Bố cục của luận văn gồm 3 phần chính:
    Chương I: Lý luận chung về tiêu chuẩn môi trường và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
    Chương II: Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
    Chương III: Một số giải pháp để áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
    Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Lê Huyền Trang, giáo viên bộ môn Kinh tế môi trường đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian em làm khóa luận, giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU. 1
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA 3
    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG) 3
    1. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường. 3
    2. Tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động thương mại 4
    2.1. Tiêu chuẩn ISO 14000. 4
    2.2. Chương trình Quản lý và Kiểm tra Sinh học (EMAS) 6
    2.3. Tiêu chuẩn nhãn môi trường (Nhãn sinh thái) 7
    2.4. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP 8
    2.5. Tiêu chuẩn Sản xuất nông nghiệp bền vững GAP. 12
    2.6. Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất (BAP-Best Aquaculture Practices Standards) của Liên minh nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu. 13
    2.7. Tiêu chuẩn về phương pháp chế biến và sản xuất : 15
    2.8. Quản lý đồ phế thải bao bì 16
    II. VAI TRÒ CỦA CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU. 19
    1. Một số khái niệm cơ bản về hàng hóa, sức cạnh tranh của hàng hóa 19
    1.1. Hàng hóa. 19
    1.2. Sức cạnh tranh của hàng hóa. 19
    2. Vai trò của các tiêu chuẩn môi trường trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. 20
    2.1. Tiêu chuẩn môi trường được xem như một trong những tiêu chuẩn quan trọng về chất lượng của hàng hóa. 20
    2.2. Tiêu chuẩn môi trường nâng cao uy tín của hàng hóa xuất khẩu 20
    2.3. Tiêu chuẩn môi trường góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia trên trường quốc tế. 21
    2.4. Tiêu chuẩn môi trường giúp giảm chi phí sản xuất và kinh doanh 21
    2.5. Thuận lợi cho hàng hóa tiếp cận thị trường. 22
    2.6. Được hưởng các chính sách ưu đãi 23
    3. Một số tác động tiêu cực của các tiêu chuẩn môi trường đối với sức cạnh tranh của hàng hóa. 23
    3.1. Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường có thể làm tăng chi phí sản xuất của sản phẩm. 23
    3.2. Các tiêu chuẩn môi trường có thể tạo rào cản trong thương mại quốc tế 23
    4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. 24
    4.1. Kinh nghiệm của Indonesia. 24
    4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan. 26
    4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 27
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 29
    I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 29
    1. Khái quát về tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2008. 29
    2. Một số vấn đề môi trường đặt ra liên quan đến sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. 34
    II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU. 36
    1. Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung. 36
    2.1. Tiêu chuẩn ISO 14000. 36
    2.2. Nhãn sinh thái 39
    2.3. Tiêu chuẩn HACCP. 40
    2.4. Tiêu chuẩn GAP. 42
    2. Đánh giá việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam: Thủy sản và Cà phê. 44
    3. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam 44
    4. Nguyên nhân của việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường chưa nhiều, chưa hiệu quả. 46
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẮM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU VIỆT NAM 50
    I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU. 50
    1. Định hướng xuất khẩu đến năm 2010. 50
    1.1. Những thách thức đối với sản xuất, xuất khẩu sang năm 2010. 50
    1.2. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu đến năm 2010. 51
    2. Mục tiêu bảo vệ môi trường trong sản xuất, đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 53
    2.1. Mục tiêu đến năm 2010. 53
    2.2. Định hướng đến năm 2020. 54
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG XUẤT KHẨU. 54
    1. Cấp độ quốc gia. 54
    2. Cấp độ doanh nghiệp. 60
    3. Cấp độ các hộ gia đình chăn nuôi, sản xuấT 68
    4. Cấp đa phương. 70
    KẾT LUẬN 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...