Tiểu Luận áo dài việt nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
    Đề tài: ÁO DÀI VIỆT NAM
    Định dạng file word




    MỤC LỤC
    Trang
    A. Phần mở đầu: . 2
    I. Lý do chọn đề tài 2
    II.Tình hình nghiên cứu . 2
    III.Mục đích nghiên cứu . 3
    IV.Nhiệm vụ phạm vi . 3
    V. Phạm vi nghiên cứu . 3
    VI.Cái mới . 4
    VII.Kết cấu đề tài . 4
    B.Phần nội dung: 4
    Chương I. Lịch sử hình thành và sự tích về chiếc Áo dài . 4
    I.1. Nguồn gốc lịch sử của Áo dài 4
    I.2. Lịch sử hình thành .6
    I.3. Sự hình thành 12
    I.4. Các kiểu Áo dài 18
    Chương II. Sự phát triển và những nét mới, sự cách tân của chiếc áo
    Dài qua từng giai đoạn 25
    II.1. Sự phát triển .25
    II.2 Sức hấp dẫn của áo dài .27
    III.3Những nét mới và sự cách tân 29
    C.Kết luận .31
    D. Tài liệu tham khảo 31




    A . MỞ ĐẦU
    I .Lý do chọn đề tài
    Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, mặc, ở) đây là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Theo thời gian, trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Đối với mỗi một quốc gia, trang phục cũng trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt qua từng thời kỳ, mang tính đậm đà và vẻ đẹp của mỗi dân tộc. Là người Việt Nam em thật tự hào và kiêu hãnh khi được nói tới chiếc áo dài Việt Nam-một nét đẹp về trang phục truyền thống của người Việt từ thời xa xưa. Bộ trang phục này thường được mặc trong các dịp trọng đại vì nó mang vẻ đẹp thướt tha trang nghiêm thùy mị .và hơn nữa trang phục áo dài cả nam và nữ đều có thể mặc được, nó ngày càng trở nên phổ biến và trở thành nét đẹp về thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
    Là sinh viên năm nhất của trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp em chọn nghệ thuật là con đường riêng cho sự phát triển của bản thân, mong muốn được tiếp thu, học hỏi và lĩnh hội những nét đẹp trong văn hóa của cuộc sống muốn được tìm hiểu sâu về những nét đẹp về trang phục của đất nước mình.
    Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài với tên gọi:”Áo dài Việt Nam”
    II .Tình hình nghiên cứu
    Qua thời gian tìm hiểu những thông tin, áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, xuất hiện vào thế kỷ 18 gồm phần áo mặc bên ngoài có hai tài và quần dài. Trang phục thường được che thân từ cổ đến quá đầu gối qua thời gian chiếc áo dài đã trải qua nhiều sự phát triển, cải tiến. Bộ áo dài nguyên thủy là áo ngũ thân rất rộng và không bám vào ngừơi như Áo dài hiện nay. Cũng có người cho rằng Áo tứ thân mới là Áo dài đầu tiên, đã được biến thành áo Ngũ thân và cuối cùng mới thành chiếc áo dài ngày nay. Có lẽ chưa có một văn bản nào quy định áo dài là quốc phục chính thức của phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế, hễ nói đến phụ nữ Việt Nam thì không thể không nói đến. Có thể nói rằng đất Việt chúng ta đa dạng trong nhiều loại trang phục từ kiểu dáng đế màu sắc, nhưng bất cứ một con dân người Việt đều biết về chiếc áo dài đã xuất hiện từ xa xưa cho đến tận ngày nay với kiểu dáng và lịch sử của nó mang lại niềm tự hào cho mỗi người.


    Qua đó em tìm hiểu qua nhiều thông tin sách báo và một số các tư liệu tìm đọc để nghiên cứu nên lịch sử hình thành và phát triển của chiếc Áo dài Việt Nam qua các giai đoạn, về tiền thân lịch sử và sự phát triển của trang phục với sự cách tân về kiểu dáng đa dạng trong nét đẹp của dân tộc và những tính cần thiết trong sự lưu giữ và phát triển nét đẹp vốn có của nó. Đó là vấn dề cần được đề cập và nghiên cứu trong đề tài trên.
    III .Mục đích nghiên cứu
    Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm góp phần làm rõ hơn những lí luận về sự phản ánh văn hoá qua trang phục của đất nước, tiêu biểu cho nét đẹp đó là chiếc Áo dài Việt giúp các bạn sinh viên khoa Tạo dáng nói riêng và sinh viên trường đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp nói chung hiểu rõ hơn về nguồn gốc, sự phát triển với những nét mới của chiếc Áo dài- bản sắc của dân tộc Việt Nam.
    III .Nhiệm vụ nghiên cứu
    1. Khái quát hoá lí luận về vấn đế nghiên cứu.
    2. Áp dụng những ví dụ thực tế để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
    IV .Phạm vi nghiên cứu
    1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu :
    Phân tích để làm rõ nguồn gốc sự tích của chiếc áo dài thời xưa và sự đổi mới của nó qua các thời kỳ.
    2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu :
    Nghiên cứu dựa vào những tài liệu, thông tin, sách vở sưu tập được cùng với nhứng suy nghĩ, ý kiến chủ quan của bản thân.
    V. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết tốt các nhiệm vụ nói trên, đề tài nghiên cứu đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau đây :
    1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
    2. Phương pháp thực tiễn.
    a- Phương pháp tổng hợp, khái quát tài liệu, thông tin.
    b- Phương pháp viết.


    VI .Cái mới (đóng góp của đề tài)
    Đề tài trên nêu được lịch sử hình thành, những nét đổi mới trong trong cách tân về màu sắc, họa tiết của chiếc Áo dài đồng thời nêu lên được vẻ đẹp vốn quý của nó trong từng giai đoạn dù có đổi khác vẫn giữ được nét đẹp mềm mại thướt tha đậm màu sắc Việt mà không bị mai một.
    VII .Kết cấu của đề tài
    Đề tài trên gồm hai phần :
    A. Phần mở đầu : -Lý do chọn đề tài
    -Tình hình nghiên cứu
    -Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    -Phạm vi nghiên cứu
    -Phương pháp nghiên cứu
    -Cái mới (đóng góp của đề tài)
    -Kết cấu của đề tài
    B.Phần nội dung :
    Chương I. Lịch sử hình thành và sự tích của chiếc Áo dài.
    Chương II. Sự phát triển và những nét mới, sự cách tân của chiếc áo dài qua từng giai đoạn.
    C.Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...