Đồ Án Anthocyanin và những nguyên liệu chứa anthocyanin

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    I. Tổng quan về Anthocyanin 3
    1. Giới thiệu 4
    2. Cấu trúc hóa học của Anthocyanin . 4
    3. Tính chất của Anthocyanin . 5
    Công dụng 7
    4. Sự phân bố của Anthocyanin 8
    5. Qúa trình sinh tổng hợp Anthocyanin 8
    5.1. Con đường sinh tổng hợp Anthocyanin trong tế bào thực vật 9
    5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp . 9
    6. Sự chuyển đổi cấu trúc của Anthocyanin trong môi trường lỏng 9
    7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ màu của Anthocyanin 11
    7.1. Cấu trúc . 12
    7.1.1 Cấu trúc chuyển hóa 13
    7.1.2. Cấu trúc hóa học . 14
    7.2. PH . 15
    7.3. Nhiệt độ . 16
    7.4. Oxy 17
    7.5. Enzyme 19
    7.6. Ánh sáng 20
    7.7. Đường và các sản phẩm biến tính của chúng 22
    7.8. Các ion kim loại . 25
    7.9. Sunphurdioxide(SO[SUB]2[/SUB]) . 28
    7.10. Acid Ascorbic 30
    8. Khả năng ứng dụng và các nguồn nguyên liệu trong sản xuất Anthocyanin hiện nay 34
    9. Vai trò của các hợp chất Anthocyanin . 37
    9.1. Đối với thực vật . 40
    9.2. Đối với sức khỏe con người 12
    9.2.1. Hoạt tính chống oxy hóa 13
    9.2.2. Hoạt tính chống ung thư . 14
    9.2.3. Hoạt tính chống các bệnh tim mạch 15
    Kết luận . 16
    II. Các nguyên liệu có chứa Anthocyanin 17
    1. Bắp cải tím 19
    1.1. Tổng quan 20
    1.2. Thành phần hóa học 22
    Giới thiệu về phương pháp trích ly . 25
    Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly . 28
    1.3. Quy trình công nghệ chiết tách Anthocyanin từ bắp cải tím . 30
    Tiến hành thí nghiệm 14
    Phương pháp thí nghiệm 15
    Mục đích thí nghiệm 16
    Chuẩn bị thí nghiệm 17
    Bố trí thí nghiệm . 19
    Phương pháp nghiên cứu 20
    Kết quả nghiên cứu 22
    1.4. Kết luận . 25
    2. Gạo nếp than . 19
    2.1. Tổng quan 20
    2.2. Thành phần hóa học 22
    2.3. Quá trình và tinh chế Anthocyanin từ gạo nếp than 30
    2.4. Nhận xét và kết luận . 15
    3. Dâu tây . 19
    3.1. Tổng quan 20
    3.2. Thành phần hóa học 22
    3.3. Phương pháp nghiên cứu . 30
    3.3.1. Nguyên liệu . 14
    3.3.2. Phương pháp . 15
    3.3.3. Tiến hành thí nghiệm . 16
    3.3.4. Kết quả nghiên cứu về các đặc tính của Anthocyanin 17
    Nhận xét . 16
    3.4. Kết luận . 17
    III. Các chất Anthocyanin thương mại 17
    IV. Phương pháp nghiên cứu, bảo vệ màu đỏ của Anthocyanin 19
    1.Phương pháp nghiên cứu 20
    Sơ đồ nghiên cứu 22
    2. Bảo vệ màu đỏ của Anthocyanin . 22
    Mục Lục_Bảng:
    Bảng 1.Các Anthocyanin trong một số nguồn thực vật 17
    Bảng 2. Thành phần hóa học của bắp cải 19
    Bảng 3. Ảnh hưởng của dung môi đến hàm lượng và độ màu của Anthocyanin 20
    Bảng 4. Tỷ lệ dung môi và hàm lượng Anthocyanin . 17
    Bảng 5. Thành phần hóa học của gạo nếp than 19
    Bảng 6. Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây . 20
    Bảng 7. Kết quả hàm lượng Anthocyanin theo độ chín của quả dâu 17
    Bảng 8. Phần trăm màu còn lại theo thời gian ở 95[SUP]o[/SUP]C tại các PH khác nhau của
    Anthocyanin thô chiết trong dung môi nước Sulfite và etanol/H[SUB]2[/SUB]O . 19
    Mục Lục_Hình:
    Hình 1. Cấu trúc của một số Anthocyanin tự nhiên 17
    Hình 2. Con đường sinh tổng hợp Anthocyanin 19
    Hình 3. Sự chuyển hóa cấu trúc của phân tử Anthocyanin trong môi trường lỏng . 20
    Hình 4. Cấu trúc chuyển hóa của Anthocyanin trong nước 17
    Hình 5. Ảnh hưởng của PH lên tốc độ thủy phân của quả dâu được đun nóng tại 45[SUP]o[/SUP]C trong trường hợp có Oxygen hoặc Nitrogen . 19
    Hình 6. Sự biến tính của Anthocyanin 3,5_diglucoside tại PH 3,7 . 20
    Hình 7. Sự biến tính của Anthocyanin với phản ứng oxy hóa Catechol . 20
    Hình 8. Phản ứng ngưng tụ của a) Cyanidin và furfural và b) cyanidin ketobase và
    furfural . 17
    Hình 9. Sơ đồ Jurd đối với phản ứng thuận nghịch giữa SO[SUB]2[/SUB] va Anthocyanin 19
    Hình 10. Sự chuyển hóa Malvin thành Malvone bởi H[SUB]2[/SUB]O[SUB]2[/SUB] tạo thành sự oxy hóa
    vitamin C . 20
    Hình 11. Fla-2-ene được tạo thành từ phản ứng giữa vitamin C và A 17
    Hình 12. Sự tạo phức giữa Cyanidin và DNA . 19
    Hình 13. Bắp cải tím 20
    Hình 14. Công thức cấu tạo của Cyanidin 3,5_diglucoside 20
    Hình 15. Qúa trình trích ly một đoạn . 20
    Hình 16. Qúa trình trích ba đoạn giao dòng 17
    Hình 17. Qúa trình trích nhiều đoạn nghịch dòng 19
    Hình 18. Sơ đồ quy trình công nghệ chiết tách Anthocyanin từ bắp cải tím . 20
    Hình 19. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của các hệ dung môi 20
    Hình 20. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi (Etanol-nước ) đến hàm lượng Anthocyanin . 19
    Hình 21. Hạt nếp than . 20
    Hình 22. Qủa dâu tây 20
    Hình 23. Kết quả hàm lượng Anthocyanin ở các nồng độ SO[SUB]2[/SUB] khác nhau 20
    Hình 24. Kết quả hàm lượng Anthocyanin ở các nhiệt độ khác nhau 20



    I. Tổng quan về Anthocyanin:
    1. Giới thiệu:
    Các Anthocyanin hiện thuộc nhóm các chất màu tự nhiên tan trong nước lớn nhất trong thế giới thực vật. Thuật ngữ anthocyanin bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, trong đó Anthocyanin là sự kết hợp giữa Anthos – nghĩa là hoa và Kysanesos – nghĩa là màu xanh. Tuy nhiên, không chỉ có màu xanh, anthocyanin còn mang đến cho thực vật nhiều màu sắc rưc rỡ khác như hồng, đỏ, cam và các gam màu trung gian. Các anthocyanin khi mất hết nhóm đường được gọi là anthocyanidin hay aglycon. Mỗi anthocyanidin có thể bị glycosyl hóa acylate bởi các loại đường và các acid khác tại các vị trí khác nhau. Vì thế lượng anthocyanin lớn hơn anthocyanidin từ 15-20 lần.
    2. Cấu trúc hóa học của Anthocyanin:
    Anthocyanin thuộc nhóm các hợp chất flavonoid, có khả năng hòa tan trong nước và chứa trong các không bào. Về bản chất, các Anthocyanin là những hợp chất glycoside của các dẫn xuất polyhydroxypolymethoxy của 2-phenylbenzopyrylium hoặc muối flavylium. Cho đến nay, người ta đã xác định được 18 loại aglycon khác nhau, trong đó 6 loại phổ biến nhất là pelargonidin, cyanidin, delphinidin, peonidin, petunidinmaldivin.
    Trong tự nhiên, Anthocyanin rất hiếm khi ở trạng thái tự do (không bị glycosyl hóa). Nhóm hydroxy tự do ở vị trí C-3 làm cho phân tử anthocyanidin trở nên không ổn định và làm giảm khả năng hòa tan của nó so với anthocyanin tương ứng. Vì vậy, sự glycosyl hóa luôn diễn ra, đầu tiên ở vị trí nhóm 3-hydroxy. Nếu có thêm một phân tử đường sữa, vị trí tiếp theo bị glycosyl hóa thường gặp nhất là ở C-5. Ngoài ra, sự glycosyl hóa còn có thể gặp ở các vị trí C-7, C-3’, C-5’.
    Loại đường phổ biến nhất là glucose, ngoài ra cũng có một vài loại monosaccharide (như galactose, rammose, arabinose), các loại disaccharide (chủ yếu là rutinose, sambubiose hay sophorose) hoặc trisaccharide tham gia vào quá trình glycosyl hóa.
    Sự methoxyl hóa các anthocyanin và các glucoside tương ứng diễn ra thông thường nhất là ở vị trí C-3’ C-5’, cũng có thể gặp ở vị trí C-7C-5. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy môt hợp chất nào bị glycosyl hóa hay bị methoxyl hóa trên tất cả các vị trí C-3, -5, -7-4’ do cần thiết phải còn ít nhất một nhóm hydroxyl tự doC-5, -7 hay -4’ để hình thành dạng cấu trúc quinonoidal base (dạng cấu trúc của anthocyanin thường tồn tại trong không bào thực vật có pH từ 2,5 – 7,5).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...