Sách Anna Carenina – Bộ 8 tập

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lev Tolxtoi (1828 – 1910) là một trong những nhà văn cổ điển lớn nhất nước Nga, đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng: Truyện kể về Xevaxtopol, Luyxerno, Chiến tranh và Hòa bình, Anna Carenina, Cái chết của Ivan Illitr, Phục sinh, v.v (1) Lenin đã gọi Tolxtoi là “tấm gương soi của cách mạng Nga”. Trong Anna Carenina, chúng ta sẽ thấy lại bức tranh xã hội chân thực và sinh động của cả một giai đoạn lịch sử nước Nga vào giữa thế kỷ XIX, sau giải phóng nông nô. Ngòi bút nghệ thuật điêu luyện, nghiêm khắc vạch trần bộ mặt xấu xa của chế độ phong kiến chuyên chế sa hoàng Nga; những tư tưởng, nguyện vọng, ưu điểm, nhược điểm của nông dân cùng phong trào cách mạng của họ đã gián tiếp vang dội vào cuốn tiểu thuyết. Chính chủ nghĩa hiện thực phê phán của Tolxtoi, cây bút biết gắn liền nghệ thuật với thời đại để phản ánh đấu tranh xã hội, đã khiến Lenin viết nhiều bài phê bình nổi tiếng về Tolxtoi, đặt nền móng cho khoa phê bình văn học Mác – Lenin.
    * * *
    Bốn năm sau khi viết xong Chiến tranh và Hòa bình, ngày 19-3- 1873, L. Tolxtoi lại hạ bút viết dòng đầu tiên của cuốn tiểu thuyết dài Anna Carenina.
    Cũng như nhiều nhà văn hồi đó, Tolxtoi chịu ảnh hưởng của Puskin. Ông nói: “Tôi học tập được nhiều ở Puskin, ông là người cha của tôi, ta nên học tập ông”. Đây không phải là ảnh hưởng bề ngoài về cách viết, giọng văn; cũng không phải là vay mượn, bắt chước cốt truyện này nọ. Những tác phẩm Puskin đã khơi dậy tất cả sức lực sáng tác sẵn có của Tolxtoi, thôi thúc ông làm việc và gợi nhiều ý sáng tác tốt, mới.
    Nhân đọc truyện viết dở dang của Puskin: Những người khách họp mặt trong biệt thự, Tolxtoi nảy ra ý định viết Anna Carenina. Và ông dựa vào con gái Puskin là Mari Alecxandrovna Gactun làm nguyên mẫu, để tả vẻ mặt, dáng người nhân vật Anna. Bắt tay vào làm, nhà văn thực ra chỉ định phóng bút viết, chưa thấy hết tầm to lớn của cuốn truyện, dần dần sau này trong quá trình viết, nó mới đòi hỏi nhiều tâm sức. Ông cũng ngừng bút nhiều lần vì bận giúp vận động cứu tế nạn dân hạn hán, hoặc bận viết cuốn Bàn về giáo dục quốc gia để tranh cãi về phương pháp giáo dục với các nhà giáo ở Moxcva; ông lại nhiều lần chán nản, muốn bỏ dở cuốn truyện, vì thấy mình viết không hay.
    Đây là quãng đời sống êm ấm trong gia đình, với tình hình tư tưởng ổn định và công việc sáng tác phong phú nhất của nhà văn trong môi trường quý tộc tại trại ấp ở Iátxnaia Poliana. Hồi trẻ, ông tòng quân tại Capcadơ và dự cuộc chiến tranh Nga – Thổ ở Crưm. Nhờ đó, ông nhìn thấu bộ mặt trái của chiến tranh đế quốc tranh giành thị trường và đồng thời cũng thấy rõ tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước thật sự của binh lính và thuỷ thủ bình thường. Lòng cảm phục sự vĩ đại của dân tộc Nga và căm ghét chế độ nông nô khiến ông từ đó bắt đầu chú ý tới vấn đề dân cày. Ông đi du lịch nhiều nước châu Âu như Đức, Pháp, Thụy Sĩ, ý, Bỉ, Anh, và nhận ra nhiều thối nát của chế độ tư bản. Nếu Tolxtoi còn tìm thấy trong các tác phẩm của Voltaire, Diderot, Jean Jacques Rousseau, chút tính chất tiến bộ nào đó trong thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản thay thế chế độ phong kiến mọt ruỗng của thế kỷ XVII và XVIII ở Pháp, thì qua thực tế xã hội các nước Tây Âu nửa sau thế kỷ XIX, ông đã tận mắt chứng kiến những hiện tượng thụt lùi, phản động, bắt đầu lộ rõ không sao che giấu của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. Trở về nước, Tolxtoi lần nữa hiểu thêm bộ mặt xấu xa của thực tế xã hội Nga hồi đó. Ông bắt đầu nghiên cứu cách dạy học cho bình dân, viết sách giáo khoa, và trong một năm 1862, đã mở tới 21 trường học cho người lớn và trẻ em.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...