Tiểu Luận ảnh hưởng văn học dân gian với văn học viết việt nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐÂU:

    “Từ ngày ăn phải miếng trầu

    Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu

    Biết là thuốc dấu hay bùa yêu

    Làm cho thiếp phải nhiều điều xót xa

    Làm cho quên mẹ quên cha

    Làm cho quên cửa quên nhà

    Làm cho quên cá dưới ao

    Quên trăng dưới nước, quên sao trên trời”

    Bài ca dao là một trong những bài ca dao thuộc chủ đề ca dao yêu thương, tình nghĩa, mà cụ thể hơn là một tình yêu trong sáng nhưng cũng pha chút hài hước, lãng mạn giữa đôi trai gái. Nhà thơ Xuân Diệu đã nói: “Không chờ đợi thơ chính quy, thơ chuyên nghiệp diễn tả hộ mình, những người lao động đã thế kỉ này qua thế kỉkhác, diễn tả trực tiếp lòng yêu thương, sướng vui, đau khổ” (Sách Ngữ văn 10NC, trang 102). Như vậy, từ trước lúc “thơ chính quy, thơ chuyên nghiệp” ra đời thì những người lao động gởi gắm cả tình cảm, ước mơ lẫn khát vọng vào trong những vần ca dao ngắn ngủi nhưng lại xúc tích, hàm chứa nhiều điều. Ca dao, hay nói cách khác là văn học dân gian, đã có một chỗ đứng rất quan trọng trong đời sống tinh thần cần được bộc lộ của người bình dân, đóng một vai trò khá lớn trong việc phê phán xã hội phong kiến – nửa thực dân, lên án giai cấp thống trị áp bức, bóc lột nhân dân. Vậy từ khi “thơ chính quy, thơ chuyên nghiệp” chính thức ra đời từ khoảng thế kỉ thứ X thì nó đã giúp cho người bình dân “diễn tả trực tiếp lòng yêu thương, vui sướn, đau khổ” hay chưa? Liệu văn học dân gian có còn đóng vai trò quan trọng, hay nói đúng hơn có còn ảnh hưởng đến văn học viết nữa hay không? Có còn xứg đáng là “bộ sách giáo khoa về cuộc sống” để các tác giả văn học viết học tập hay không?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...