Tiểu Luận Ảnh hưởng từ cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức trong phong trào tranh đấu của Phật giáo V

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN NHẬP

    Nếu có một ai đó có một ngày bước qua ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, trong thấy một bảo tháp phía trước Ủy ban Nhân dân quận 3, bạn có tự hỏi đó là tháp của một vị tu sĩ nào không? Xin thưa đó là tháp của một vị Bồ tát ạ. Mà trong thời hiện đại này làm gì có Bồ tát ở thế gian? Vậy mà có đấy bạn ạ. Vị Bồ tát ấy không phải như những vị Bồ tát ta gặp trong kinh điển hay phim ảnh mà là một vị Bồ tát giữa đời thường, là một con người như bao nhiêu con người bình thường khác nhưng là một nhà sư đã tự thiêu cho đạo pháp để đòi bình quyền tôn giáo trong Pháp nạn năm 1963 của chính quyền Ngô Đình Diệm. Điểm đặc biệt là Bồ tát đã để lại một Trái tim Bất diệt cho muôn đời sau về hạnh vô úy và lòng trắc ẩn mà nó kết tinh từ sự tu tập và tình thương vô bờ bến khi thấy chúng sinh ngập trong bể khổ.

    Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng không phải ai cũng biết về cuộc đời tu hành lặng lẽ mà đầy huyền thoại của vị Bồ tát này. Đó là Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã thắp lên ngọn lửa từ bi thức tỉnh lòng người và là ngọn đuốc sang dẫn dắt bao Tăng Ni Phật tử trong cuộc tranh đấu đòi bình quyền tôn giáo của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm. Lịch sử vẫn là lịch sử, không ai có thể chối cãi được, ngoại trừ những kẻ ngoại đạo, đã và đang tìm mọi cách để vu cáo, xuyên tạc lịch sử hầu đánh lừa các thế hệ mai sau.[1] Chính vì vậy mà người viết đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng từ cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức trong phong trào tranh đấu của Phật giáo Việt Nam năm 1963.”

    Sự hy sinh của Bồ tát không có bút mực nào để viết hết, không có lời văn nào để tả cho chính xác. Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết người viết chỉ đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến cuộc tự thiêu của Bồ tát và phản ứng của chính quyền Ngô Đình Diệm, cũng như dư luận truyền thông, chính trị trong và ngoài nước xung quanh vụ tự thiêu của Bồ tát. Bên cạnh đó còn đề cập đến những vụ tự thiêu của Tăng Ni và Phật tử đã noi gương Ngài xả thân hy sinh vì đạo pháp khi chính quyền Ngô Đình Diệm vi phạm Thông cáo chung sau khi đã ký kết. Để bảo tồn đạo pháp và dân tộc không biết bao nhiêu người tự thiêu, bao nhiêu người ngã xuống, bao nhiêu người bị cướp xác, bắt bớ, tù đày, đánh đập, khảo tra từ đó mới thấy được tinh thần của họ đối với đạo pháp và dân tộc.

    NỘI DUNG

    1. TIỂU SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CUỘC TỰ THIÊU CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC

    1.1. Tiểu sử Hòa thượng Thích Quảng Đức

    Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, ông sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là Nguyễn Thị Nương.

    Năm lên bảy tuổi, cậu bé Lâm Văn Tuất được hòa thượng Như Đại Nghĩa Hoằng Thâm, vừa là thầy bổn sư, vừa là cậu ruột nhận làm con chính thức, nên lấy tên là Nguyễn Văn Khiết.Sau đó, ngài được cho xuất gia tu hành với pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp và pháp hiệu là Quảng Đức. Ngoài thiền sư Hoằng Thâm, Thích Quảng Đức còn tham học với thiền sư Thiện Tường và Phước Tường.

    Năm mười lăm tuổi Lâm Văn Tức thọ giới Sa Di, năm hai mươi tuổi thọ Tỳ Kheo giới lấy tên là Thích Quảng Đức. Thọ giới xong hòa thượng vào một ngọn núi ở Ninh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm.

    Sau quãng thời gian sống biệt lập, ông bắt đầu du hành khắp miền Trung để giảng pháp. Sau 2 năm ông trở lại nhập thất tại chùa Sắc Tứ Thiên gần thành phố Nha Trang.

    Năm 1932, ông được bổ nhiệm làm chức kiểm tăng tại chi hội Phật giáo Ninh Hòa, sau đó nhận nhiệm vụ kiểm tăng trong tỉnh Khánh Hòa. Lúc tu hành ở Khánh Hòa, ngài còn trẻ tuổi nhưng đã cống hiến rất nhiều cho Phật giáo địa phương.

    Trong suốt thời gian ở miền Trung Việt Nam, ông đã tiến hành kiến tạo và trùng tu 14 ngôi chùa. Các văn kiện còn lưu giữ ở những ngôi chùa vùng này đã kể lại câu chuyện chính Bồ tát Thích Quảng Đức là người đã xin phép và tổ chức thực hiện xây dựng, trùng tu nhiều ngôi chùa ở khu vực. Trong đó có ngôi chùa Thiên Lộc được xây dựng trên một ngọn núi ở Ninh Hòa mà ngài từng nhập thất tịnh tu trước đó. Và cũng tại ngôi chùa này, vào khoảng năm 1935-1936, ngài đã đúc hai chiếc chuông lớn vẫn còn đến ngày nay.

    Năm 1934, rời Khánh Hòa vào miền Nam để giáo hóa, ông cũng từng đến Campuchia hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh điển theo truyền thống Theravada. Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, ông đã khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa. Như vậy, ông đã có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả 31 ngôi chùa. Các tài liệu cũ cho thấy tính cách Bồ tát Thích Quảng Đức rất ngăn nắp. Những việc quan trọng như xin phép xây dựng, trùng tu chùa, hoạt động quyên góp của phật tử đều được Bồ tát ghi chép lại rất cẩn thận. Chính những tài liệu này về sau đã giải mã hoạt động phật sự nhiều công đức trong giai đoạn đầu tu hành của ngài ở quê nhà.

    Ngôi chùa cuối cùng nơi ông trụ trì là chùa Quan Thế Âm, trước đây là đường Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, Gia Định, nay con đường này đã đổi thành chính tên của ông là Thích Quảng Đức. Đây là một ngôi chùa được người dân địa phương lập từ năm 1920 để thờ Quan Thế Âm Bồ tát. Ngoài tên Quán Thế Âm tự, chùa còn được quen gọi là chùa Bạch Lô và chịu cảnh tiêu điều, lạnh lẽo hương khói trong những năm tháng nửa đầu thế kỷ 20 đầy biến động của đất nước.

    Năm 1959, bước chân hoằng hóa của Bồ tát Thích Quảng Đức đã có duyên dừng chân lại ngôi chùa Quán Thế Âm. Và ngài đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết, công sức sửa chữa lại chùa cho đến khi xảy ra sự đàn áp Phật giáo ngày càng nặng nề của chính quyền Ngô Đình Diệm.Ông đã từng giữ chức vụ Phó trị sự và Trưởng ban nghi lễ của Giáo hội Tăng già Nam Việt trong một thời gian khá lâu. Trước đó, ông có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học Nam Việt. Khi trụ sở này đời về chùa Xá Lợi, ông xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm.[2]

    Ông mất ngày 11 tháng 6 năm 1963, trong một cuộc tự thiêu tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám) để phản đối chế độ độc tài của Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Cuộc tự thiêu của ông đã là một ngọn lửa thiêng un đúc tinh thần yêu tự do hòa bình dân tộc và bình đẳng tôn giáo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...