Báo Cáo Ảnh hưởng tích cực từ dự án tín dụng giải quyết việc làm khu vực nông thôn

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ảnh hưởng tích cực từ dự án tín dụng giải quyết việc làm khu vực nông thôn


    Positive impacts of a credit program on job creation in rural areas
    Summary


    To evaluate the impacts of the credit program according to Decision 120/HĐBT on job creation in Pho Yen district (Thai Nguyen province) methods of RRA, PRA, and representative household survey were applied. It was shown that by 31 August 2003, the Social Policies Bank Branch of Pho Yen had more than VND 2.3 billion on loan from the National Fund for Job Creation (the 120 Fund for short). More than 2700 labourers were absorbed into some industries. Farmers borrowing money from the Fund invested in silkworm production, handicrafts, etc. and were thus able to earn better incomes from the economic activities. Although the loan from the National Fund for Job Creation was still small, it contributed importantly to creating more jobs and improving incomes for many households in the locality.


    Key words: Credit, loan, silkworm, handicraft, jobs.
    .
    1. Đặt vấn đề
    Sau hơn 11 năm thực hiện Nghị quyết 120/HĐBT, đến nay, huyện Phổ Yên- tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành nhiều hoạt động để giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn. Đặc biệt, trong thời gian bốn năm gần đây, được sự quan tâm của các cơ quan trong tỉnh, nguồn vốn tín dụng này thực sự đã trở thành nhân tố quan trọng, thu hút thêm gần 3000 lao động trong các ngành. Những ngành nghề phụ truyền thống ở nông thôn
    được khôi phục (trồng dâu, nuôi tằm) hay mở rộng (nghề đan lát). Bên cạnh đó, nguồn vốn này cũng giúp nhiều hộ nông dân nâng cao thu nhập thông qua sự lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thay thế cho những cây trồng, vật nuôi truyền thống. Bài viết này tập trung phân tích một số ảnh hưởng tích cực của dự án tín dụng đối với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Phổ Yên, Thái Nguyên.
    2. Phư¬ng ph¸p nghiên cứu
    Sử dụng các phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA), phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA), phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp để thu thập tài liệu. Các xã được lựa chọn để nghiên cứu là Tiên Phong và Đông Cao của huyện Phổ Yên. Tại Tiên Phong, điều tra 32 hộ nông dân có liên quan đến nghề đan lát. Tại
    Đông Cao, điều tra 31 hộ nông dân có liên quan đến nghề trồng dâu nuôi tằm. Số liệu
    điều tra từ năm 2000 đến 2003. Việc xử lí, phân tích số liệu được tiến hành trên Microsoft Excel.


    3. Kết qu¶ nghiên cứu
    3.1. Tình hình nguồn vốn tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm




    1 Nghiên cứu sinh khoa Kinh tế NN &PTNT
















    Trong thời gian năm 2000 đến năm 2002, nguồn vốn để giải quyết việc làm của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có biến động theo chiều hướng tăng, trong đó phải kể
    đến sự quan tâm của tỉnh Thái Nguyên đối với Nghị quyết giải quyết việc làm, thông qua cung cấp tín dụng cho dự án này. Lợi ích xã hội được tạo ra của dự án là rất lớn, do
    đó, nó được sự quan tâm đáng kể của tỉnh. Ngoài ra, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên chủ trương phối hợp với Sở Nông nghiệp thực hiện một dự án trồng và cải tạo chè cho vùng chè thuộc các xã Phúc Thuận và Minh Đức, dự án trồng dâu, nuôi tằm ở xã Đông
    Cao, Trung Thành, dự án mở rộng sản xuất hàng mây tre đan, được triển khai ở xã Tiên Phong.
    Xét về cơ cấu nguồn vốn theo thời gian, nguồn vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào loại có thời hạn 24 tháng. Cơ cấu của nguồn vốn đạt 59% - 59,79% trong khoảng thời gian năm 2000 - 2001.Với khoảng thời gian dài như vậy, người vay đã đầu tư: chăn nuôi
    lợn nái, trồng dâu, sản xuất vật liệu xây dựng, cải tạo chè, hộ vay vốn có thời gian thực hiện các chu kỳ sản xuất, có điều kiện để tiết kiệm và có khả năng trả nợ từ nguồn thu và bán sản phẩm được tạo ra trong chu kỳ vay. Mặt khác, đối với các tổ chức có nguồn vốn cho vay, thời gian này được xem là thời gian tương đối an toàn khi cho khách hàng vay với lãi suất thấp. Từ việc đánh giá và nhận định tính hiệu quả khi cho vay vốn, dễ dàng nhận ra rằng, các dự án vay vốn với thời hạn ngắn, đối tượng vay được nguồn này đa số là các hộ nghèo, tiền vay được sử dụng chủ yếu là mua hạt giống, phân bón, công cụ lao
    động nhỏ, thậm chí có gia đình đã sử dụng tiền vay vào hoạt động chi tiêu sinh hoạt, bảng số 1 cho thấy tỷ trọng nguồn vốn có thời hạn 12 tháng giảm từ 6,98% chỉ còn 5,59%.


    Bảng 1. Tình hình biến động nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm
    Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
    Nguồn tín dụng Số tiền
    Cơ cấu
    Số tiền
    Cơ cấu
    Số tiền
    Cơ cấu
    (1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) (%)
    A. Kỳ hạn 12 tháng 200.000 6,98 357.000 9,43 190.000 5,59
    I. Dự án trung ương quản lý 200.000 70.000 70.000
    II. Dự án địa phương quản lý 0 287.000 120.000
    B. Kỳ hạn 24 tháng 1.689.700 59,00 2.262.500 59,79 1.495.65 44,00
    I. Dự án trung ương quản lý 978.000 996.500 423.500
    II. Dự án địa phương quản lý 711.700 1.266.000 1.072.150
    C. Kỳ hạn 36 tháng 974.800 34,02 1.164.800 30,78 1.713.400 50,41
    I. Dự án do trung ương quản lý 50.000 158.000 158.000
    II. Dự án do địa phương quản lý 924.800 1.006.800 1.555.400
    Tổng cộng 2.864.500 100,00 3.784.300 100,00 3.399.050 100,00
    (Nguồn: Báo cáo chi tiết dự án cho vay giải quyết việc làm, Kho bạc huyện Phổ Yên năm 2000, 2001, 2002)
    Trái lại, nguồn vốn cho vay với thời hạn 36 tháng lại tăng lên đáng kể. Nếu năm 2000, cơ cấu của nguồn này là 34,02% thì đến năm 2002 đã tăng lên 50,41% trong tổng nguồn vốn được huy động để cho các đối tượng của dự án vay. Nguồn vốn này được đa số các hộ vay sử dụng vào mục đích trồng cây ăn quả và trồng chè.
    3.2. Tình hình cho vay của kho bạc huyện Phổ Yên và khả năng tạo việc làm


    Kho bạc huyện vừa đảm nhiệm chức năng là đơn vị theo dõi, quản lý nguồn ngân sách cho hoạt động của huyện, đồng thời đơn vị này còn đảm nhiệm cả chức năng cho vay (với nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm). Vì vậy, kho bạc cùng với hệ thống ngân hàng của huyện đã cung cấp nguồn vốn tín dụng quan trọng, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh cho các hộ nông dân địa phương, giải quyết khó khăn phổ biến trong khu vực nông thôn, đó là tình trạng các hộ nông dân thiếu vốn sản xuất, thiếu đất, trong khi đó lao động dư thừa một cách tương đối so với các yếu tố sản xuất khác. Theo quy luật hiệu suất giảm dần, các trở ngại này đã, đang và sẽ làm cho năng suất lao động của khu vực này càng giảm sút. Tuy nhiên, tình hình sẽ có nhiều cải thiện nếu biết bổ sung các yếu tố này một cách hợp lý, đặc biệt là tăng cường vai trò trong công tác cho vay của kho bạc và ngân hàng, nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...