Luận Văn Ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình bị thiên tai và vai trò của nhân viên công tác xã hội. Nghiên c

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Bối cảnh nghiên cứu Trong những năm gần đây Việt Nam thường xuyên xảy ra các đợt lũ lụt và phải gánh chịu nhiều thiệt hại rất lớn. Năm 2006 có 12 trận lũ xảy ra với tổng số người chết 339 người trong đó trẻ em là 40 người, tổng số cơ sở vật chất (nhà cửa, trường học, bệnh viện ) thiệt hại ước tính khoảng 18.565.661 triệu đồng. Năm 2007 có 9 trận lũ xảy ra với tổng số người chết 462 trong đó trẻ em 29, tổng số cơ sở vật chất thiệt hại ước tính 11.513.916 triệu đồng. Năm 2008 có 11 trận lũ xảy ra với tổng số người chết 474 người và tổng số cơ sở vật chất thiệt hại lên đến 13.301 tỷ đồng[1]. Tại tỉnh Lâm Đồng, vùng chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai là huyệnCát Tiên. Trong đợt lũ tháng 07/2009, các công trình thủy lợi, giao thông cũng như công trình thủy điện tại huyện bị thiệt hại ước tính lên tới 5.424 triệu đồng; sự thiệt hại về sản xuất và kinh doanh lên tới 44.331 triệu đồng; đối với nhà ở và các công trình văn hóa, y tế thiệt hại khoảng 1.666 triệu đồng. Ước tính tổng thiệt hại trên toàn huyện đối với đợt lũ này là 11.203 tỷ đồng[2]. Ở huyện Cát Tiên, một trong những vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt là thôn Liên Nghĩa thuộc xã Tư Nghĩa. Lũ lụt thường xuyên xảy ra tại thôn gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất. Hầu như các gia đình ở đây phải sống chung với lũ và luôn tìm cách ứng phó với lũ. Có một số nghiên cứu về lũ lụt được thực hiện từ năm 1998 đến nay. Những nghiên cứu này chủ yếu liên quan đến các chương trình phòng chống lũ lụt cũng như sự tổn thất về của cải, vật chất do lũ lụt gây ra. Còn những nghiên cứu liên quan đến các khó khăn tâm lý gây nên bởi thiên tai lũ lụt đối với gia đình và đặc biệt trẻ em thì chưa có một nghiên cứu nào cụ thể. Khóa luận này hướng đến việc nghiên cứu những ảnh hưởng tâm lý do thiên tai lũ lụt gây ra đối với con người. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của khóa luận là tìm hiểu những ảnh hưởng tâm lý đến gia đình và trẻ em trong và sau khi thiên tai xảy ra cũng như nghiên cứu lý luận về vai trò hỗ trợ tâm lý của nhân viên công tác xã hội. Nghiên cứu tập trung ở thôn Liên Nghĩa, xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của khóa luận bao gồm: · Cơ sở lý luận về vai trò hỗ trợ tâm lý của nhân viên công tác xã hội đối với gia đình và trẻ em trong khi cũng như sau khi bị thiên tai. · Những ảnh hưởng tâm lý đối với gia đình và trẻ em trong và sau khi thiên tai xảy ra tại thôn Liên Nghĩa. · Khả năng ứng phó đối với những khó khăn tâm lý của gia đình và trẻ em trong và sau khi bị thiên tai tại thôn Liên Nghĩa. 1.3 Thời gian nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2010. Địa bàn nghiên cứu: Thôn Liên Nghĩa, xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. 1.4 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu bao gồm những gia đình và trẻ em (10 – 15 tuổi) sinh sống tại thôn Liên Nghĩa bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong thời gian từ tháng 06 đến tháng 07 năm 2009. 1.5 Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: · Phương pháp điều tra xã hội bằng bảng hỏi. · Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp. · Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung. · Phương pháp nghiên cứu điền dã (quan sát, gặp gỡ và trò chuyện không chính thức với các gia đình và trẻ em trong thôn Liên Nghĩa). 1.5.2 Thiết kế nghiên cứu Điều tra xã hội thông qua bảng hỏi Trước khi tiến hành điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 05 hộ gia đình nhằm nắm bắt sơ bộ những ảnh hưởng tâm lý đến gia đình và trẻ khi thiên tai xảy ra. Dựa trên kết quả phỏng vấn sâu, tác giả thiết kế bảng hỏi dùng cho việc điều tra xã hội. Vào thời điểm năm 2010, thôn Liên Nghĩa có 54 hộ nhưng tác giả chỉ tiến hành điều tra trên 30 hộ vì có 20 hộ ở trên đồi cao ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, ba hộ người già không nghe được và một hộ đi làm ăn xa tết mới về. Phân tích tài liệu thứ cấp Các tài liệu sau đây được thu thập và phân tích trong quá trình nghiên cứu: · Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2010 của xã Tư Nghĩa. · Báo cáo thiệt hại lũ lụt tháng 09 năm 2009 của xã Tư Nghĩa. · Các bài viết, bài báo cáo và các tạp chí liên quan đến ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình trong cộng đồng người dân bị thiên tai. Phỏng vấn sâu Đối với người lớn, tác giả thực hiện sáu cuộc phỏng vấn sâu với vợ hoặc chồng trong gia đình tại thôn Liên Nghĩa. Nội dung phỏng vấn xoay quanh việc tìm hiểu chi tiết các nguồn hỗ trợ cho thôn cũng như trạng thái tinh thần của các gia đình và trẻ em trong và sau khi lũ lụt xảy ra. Đối với trẻ em, tác giả đã thực hiện ba cuộc phỏng vấn sâu nhằm đào sâu hơn những khó khăn tâm lý của trẻ trong và sau khi lũ lụt xảy ra. Các cuộc phỏng vấn sâu được kéo dài trong khoảng từ 55 đến 135 phút. Bên cạnh đó tác giả cũng có những cuộc nói chuyện không chính thức với người dân trong đó có trẻ em nhằm đối chiếu và tìm hiểu thêm nữa những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Thảo luận nhóm tập trung Đối với người lớn, tác giả đã chọn sáu người và tổ chức một cuộc thảo luận nhóm tập trung. Chủ đề thảo luận bao gồm những ảnh hưởng tâm lý đối với người lớn trong và sau khi thiên tai xảy ra, các nguồn hỗ trợ cho người dân bị thiên tai trong những năm gần đây. Thời gian dành cho thảo luận nhóm người lớn khoảng 135 phút. Đối với trẻ em, tác giả đã tổ chức một cuộc thảo luận nhóm tập trung gồm bảy em. Cuộc thảo luận nhằm mô tả những khả năng ứng phó của trẻ trong và sau khi lũ lụt xảy ra. Thời gian dành cho thảo luận nhóm trẻ em khoảng 160 phút. 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng như một nghiên cứu trường hợp hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập các môn công tác xã hội thực hành như “Công tác xã hội cá nhân”, “Công tác xã hội với nhóm” và “Công tác xã hội với trẻ em và gia đình”. Đặc biệt lĩnh vực Công tác xã hội hỗ trợ cho các cộng đồng bị thiên tai cũng là một chủ đề hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu và thực hành về Công tác xã hội quan tâm. Khóa luận này bước đầu tìm hiểu về lĩnh vực này. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu nhằm giúp cho chính quyền địa phương xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên nói riêng và Nhà nước ta nói chung nhận thấy bên cạnh sự hỗ trợ vốn có hiện nay đối với cộng đồng người dân sống trong những khu vực thường xuyên bị thiên tai cần thiết phải có thêm những hỗ trợ về mặt tinh thần và đặc biệt là tâm lý được thực hiện bởi một đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ toàn diện hơn cho các gia đình đặc biệt là trẻ em khi có thiên tai xảy ra. Ngoài ra, đề tài này cũng giúp cho tác giả hiểu sâu sắc hơn các khái niệm và phương pháp can thiệp trong lĩnh vực Công tác xã hội. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện nghiên cứu cũng tạo cơ hội cho tác giả phát triển được các kỹ năng nghiên cứu cá nhân nhằm phục vụ cho quá trình làm việc sau khi ra trường. 1.7 Cấu trúc của khóa luận Khóa luận được tổ chức thành năm chương. Chương I - Mở đầu. Chương I giới thiệu khái quát bối cảnh, mục tiêu và khách thể nghiên cứu, các phương pháp và thiết kế nghiên cứu được dùng trong khóa luận, các ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn mà nghiên cứu mang lại. Chương II - Cở sở lý luận. Chương II trình bày các khái niệm chính liên quan đến đề tài và một số luận điểm lý thuyết. Các khái niệm chính được đề cập trong chương bao gồm trầm cảm, rối loạn cảm xúc lo âu và rối nhiễu tâm lý. Đây là những trạng thái tâm lý của con người mà chúng có thể sinh ra do thiên tai. Một số luận điểm lý thuyết được nêu ra trong chương bao gồm lý thuyết khủng hoảng, lý thuyết hệ thống sinh thái và lý thuyết hành vi. Đồng thời chương cũng đưa ra các vai trò tổng quát của nhân viên công tác xã hội liên quan đến sự hỗ trợ người dân bị thiên tai . Ngoài ra một số kết quả của các nghiên cứu liên quan đến đề tài cũng được đề cập trong chương. Chương III - Khái quát về địa bàn nghiên cứu. Chương III giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu ở các mặt kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục và cơ sở hạ tầng. Chương cũng đề cập đến tình hình lũ lụt của xã Tư Nghĩa nói chung và thôn Liên Nghĩa nói riêng trong thời gian gần đây. Chương IV - Thu thập phân tích dữ liệu. Chương này trình bày cụ thể bối cảnh và quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu. Những phân tích cụ thể đối với dữ liệu thu thập được cũng được trình bày chi tiết trong chương. Chương V - Kết quả và bàn luận. Chương khái quát lại những kết quả tìm được thông qua sự phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, chương cũng đưa ra những bàn luận về sự hỗ trợ dành cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại thôn Liên Nghĩa. Các khuyến nghị mà tác giả nghĩ rằng cần thiết cũng được trình bày ở đây. Cuối cùng, chương nêu ra những hạn chế và hướng phát triển của đề tài.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tham khảo tiếng Việt [1] Ban Dân số xã Tư Nghĩa (2009), Báo cáo tình hình dân số năm 2009 thôn Liên Nghĩa, xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. [2] Ban Phòng chống lũ lụt xã Tư Nghĩa (2009), Báo cáo phòng chống lũ lụt tháng 08/2009 xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. [3] Nguyễn Xuân Diệu (2006), “Thiên tai và những bài học kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo phòng chống”, Tài nguyên và môi trường, 05, tr. 29 - 30. [4] Vũ Mộng Đóa (2007), Bài giảng tóm tắt Hành vi con người và môi trường xã hội, Đại học Đà Lạt, Lưu hành nội bộ. [5] Nguyễn Minh Đức và Quang Hùng (2006),Thảm họa thiên nhiên nỗi kinh hoàng của nhân loại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. [6] Nguyễn Thị Hà (2009), Bài giảng tóm tắt Công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh. [7] Lê Hải (2008), “Ứng phó với biến đổi khí hậu”, Du lịch Việt Nam, 10 (02), tr. 38. [8] Doãn Đình Hoàng (2002), Nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của cộng đồng các dân tộc ở xã Mường Mún, huyện Tuần Giáo (Lai Châu), Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở vùng nông thôn từ cách tiếp cận vi mô (2002), Nhà xuất bản Nông nghiệp. [9] Nguyễn Hồi Loan (2009), Rối nhiễu tâm lý của trẻ em vị thành niên ở trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam, Hà Nội. [10] Phạm Trọng Ngọ chủ biên (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. [11] Ái Ngọc Phân (2008), Tổng quan về khủng hoảng tâm lý và tự sát, Trang web http://www.ebook.com.vn. [12] Phòng Thống kê huyện Cát Tiên (2009), Báo cáo thiệt hại lũ lụt tháng 09/2009 huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. [13] Võ Thị Anh Quân (2007), Bài giảng tóm tắt Kỹ năng thực hành Công tác xã hội, Đại học Đà Lạt, Lưu hành nội bộ. [14] Võ Thị Anh Quân (2008), Bài giảng tóm tắt Gia đình học, Đại học Đà Lạt, Lưu hành nội bộ. [15] Võ Thị Anh Quân (2009), Bài giảng tóm tắt Công tác xã hội cá nhân, Đại học Đà Lạt, Lưu hành nội bộ. [16] Saigon Times Group (dịch) (2001), Quy hoạch và quản lý chiến lược công tác phòng chống lũ lụt trong thế kỷ XXI, Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á Thái Bình Dương Escap, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. [17] Nguyễn Hữu Tân (2009), Bài giảng tóm tắt Phương pháp nghiên cứu Công tác xã hội, Đại học Đà Lạt, Lưu hành nội bộ. [18] Ủy ban nhân dân xã Tư Nghĩa (2009), Báo cáo thiệt hại lũ lụt tháng 09/2009 xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. [19] Ủy ban nhân dân xã Tư Nghĩa (2009), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và Phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2010 xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Tài liệu tham khảo tiếng Anh [1] Mc Pheeters and Ryan (1971), A Core of Competence for Baccalaureate Social Welfare, Trang web http://www.vnsocialwork.com.vn. [2] Emily M. Tofte, Jason Anthony Plummer and Violeta V.Garcia (2006), Communities lost the role of social work in disaster recovery, University of Michigan [3].Michael J. Zakour, Ph.D (2006), Social work and disasters, Tulane University. Tài liệu tham khảo trang Web [1] http://www.ccfsc.org.vn/ccfsc [2] http://www.vnsocialwork.vn [3] http://www.ssp.com.vn/store_editor [4] http://www.thuviengiadinh.com [5] http://vnthuquan.net/diendan
    [HR][/HR] [1] Trang web http://www.ccfsc.org.vn/ccfsc/tonghopthiethai/ (năm 2008).

    [2] Báo cáo thống kê thiệt hại lũ lụt trên địa bàn huyện Cát Tiên tháng 09/2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...