Báo Cáo ảnh hưởng ma sát âm đến sức chịu tải của cọc

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/5/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Từ rất xa xưa, con người đã biết sử dụng cọc gỗ đóng xuống sâu để gánh đỡ công trình có tải trọng lớn hoặc các lớp đất bên trên mặt không đủ khả năng chịu tải trọng trực tiếp. Ngày đó con người đã đóng cọc bằng những chày vồ lớn, những chày vồ kéo tay, những bánh xe nước đóng cọc.
    Nhiệm vụ của cọc là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất dưới và xung quanh nó. Móng cọc là một trong những loại móng sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
    Ngày nay, cùng với tiến bộ về khoa học kỹ thuật nói chung móng cọc ngày càng được cải tiến, hoàn thiện và đa dạng về chủng loại cũng như phương pháp thi công, phù hợp với yêu cầu cho từng loại công trình. Sự phát triển của kỹ thuật làm cọc đã sản sinh không ngừng các kiểu cọc mới, điều đó đã mở ra cho việc thiết kế móng cọc nhà đặc biệt là cao tầng một địa bàn rộng rãi, khiến cho người thiết kế có thể lựa chọn được những loại cọc có tính năng kỹ thuật tốt hơn, lợi ích kinh tế cao hơn. Bên cạnh quá trình phát triển các loại cọc, phát triển thêm những phương pháp hạ cọc cũng chính là sự phát triển nghiên cứu sức chịu tải trọng của cọc trong đất nền. Ma sát âm là một trong những đối tượng chính đã làm các nhà khoa học đâu đầu. Trong đó phải kể đến Terzaghi & Peck (1967) và Garlanger (1973). Bài viết này chỉ xin trình bày hiểu biết hạn hẹp của nhóm về những vấn đề chung của ma sát âm. Bài viết không mang nội hàm khoa học, chỉ đơn thuần là cách nhìn tổng quan về ma sát âm và các phương pháp khắc phục để hình thành một cái nhìn sơ bộ cho người chưa có nghiên cứu về lĩnh vực này, tuyệt không hề có ý định khác. Những hiểu biết cá nhân của nhóm có thể khiếm khuyết hoặc không đúng do sự hiểu biết hạn hẹp của bản thân.
     
Đang tải...