Luận Văn Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ K

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

    MỤC LỤC
    I. GIỚI THIỆU 3
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 3
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 4
    1.3. Phương pháp nghiên cứu, chọn điểm, khung phân tích. 4
    II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
    2.1. Một số lý thuyết kinh điển về di dân. 7
    2.2. Tác động của vấn đề di cư đến nông thôn. 8
    2.3. Xuất khẩu lao động và kiều hối 10
    III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 12
    3.1. Thực trạng xuất khẩu lao động tại thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương. 12
    3.2. Kiều hối (Tiền gửi về của các hộ gia đình): 17
    3.3. Những biến đổi về mức sống của các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động. 21
    Tác động tới quá trình sản xuất của các hộ gia đình: 21
    Tác động tới quá trình chi tiêu phúc lợi của các hộ gia đình: 25
    3.4. Một số vấn đề xã hội nảy sinh khi người dân đi xuất khẩu lao động. 31
    Tóm tắt kết quả: 32
    IV. KẾT LUẬN 33
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35


    I. GIỚI THIỆU1.1. Tính cấp thiết của đề tàiLao động di cư là một trong những vấn đề xã hội nổi cộm, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay. Giống như các quốc gia khác, di cư ở Việt Nam là một hiện tượng mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển. Đồng thời di cư lao động còn là một đòi hỏi khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất trong sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền lãnh thổ. Dưới tác động của toàn cầu hóa, những chênh lệch về mức sống, khác biệt trong thu nhập, cơ hội việc làm, nhu cầu dịch vụ xã hội và sức ép sinh kế đang ngày càng trở thành những áp lực cơ bản tạo nên các dòng di chuyển lao động trong và ngoài nước. Tại nhiều địa phương các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động hay ra thành thị kiếm việc làm, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Họ không chỉ vì những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở mà còn vì nhu cầu rất quan trọng khác, đó là phát triển (tiếp cận các điều kiện giáo dục, thành tựu khoa học, giải trí, hưởng thụ văn hóa ). Tuy có nhiều lý do khác nhau, song tất cả đều mong muốn cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình (Đặng Nguyên Anh, 2005)
    Một trong những hình thức di cư phổ biến là xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài, (Trần Văn Thọ, 2006). Theo thống kê của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, trong năm 2011 vừa qua, Việt Nam gửi khoảng 88.298 lao động tới gần 40 nước và vùng lãnh thổ (GSO,2011). Trong năm 2012, phấn đấu sẽ đưa 90.000 người đi xuất khẩu lao động. Phần đông công nhân Việt được xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia.
    Trên thực tế, xu hướng xuất khẩu lao động đã tạo ra những ảnh hưởng lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa, đặc biệt là đời sống khu vực nông thôn, đồng thời nó còn là một chiến lược “đa dạng hóa và làm giảm rủi ro cho kinh tế hộ gia đình” (Massey:1994). Nghiên cứu của UNDP (1998) tiến hành khảo sát tình hình xuất khẩu lao động đã cho kết quả việc xuất khẩu lao động đã giúp cho việc giảm ở nông thôn, mang lại những biến chuyển về mặt đời sống xã hội như: thu nhập, cơ hội việc làm, nhà ở y tế, sức khỏe 90% người di cư có gia đình gửi tiền về trong năm, gần 84% hộ gia đình khẳng định thu nhập cao hơn trước khi di cư . Nhiều nghiên cứu cho thấy xuất khẩu lao động góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Vậy mức sống của các hộ gia đình khu vực nông thôn thay đổi như thế nào? Mức sống của hộ gia đình có người xuất khẩu lao động khác gì so với hộ gia đình không có người xuất khẩu lao động?
    Xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương có tới 70% người dân sống chủ yếu bằng nghề nông (trồng lúa và chăn nuôi), ngoài ra còn có các nghề phụ như: xay sát, cho thuê máy móc nông nghiệp, nghề mộc, nề, làm nghề phụ nhưng nhìn chung hoạt động ngoài nông nghiệp chiếm không đáng kể. Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã qua các năm 2010, 2011 thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nhưng chủ yếu là do kinh tế còn thấp kém, điều kiện sản xuất hạn chế, chất lượng cuộc sống thấp do: thiếu lao động, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất, gia đình đông con Một trong những biện pháp cải thiện tình trạng khó khăn hiện nay là xuất khẩu lao động. Kể từ năm 2004 cho đến nay, xu hướng người dân đi xuất khẩu lao động tăng mạnh về số lượng. Theo thống kê trong năm 2011, trong toàn xã có 131 lao động làm việc ở nước ngoài, tăng khoảng 20% so với năm 2010.
    Hơn thế nữa, các nghiên cứu trước đã cho thấy những đóng góp của việc xuất khẩu lao động ở nông thôn, tuy nhiên các tác giả phần nhiều đặt mối quan tâm vào nơi đến, những vấn đề xã hội như: tội phạm, dân số, môi trường hay như xem xét thực trạng, nguyên nhân của xuất khẩu lao động (Mạnh Minh, 2011). Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình mà chủ yếu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu sự biến đổi thu nhập, việc làm của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Chính từ thực tế trên, chúng tôi xin chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”.
    Qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế và hoá giải các tác động tiêu cực của hiện tượng xã hội này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...