Báo Cáo Ảnh hưởng của việc Trung Quốc vào WTO và một số bài học cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ảnh hưởng của việc Trung Quốc vào WTO và một số bài học cho Việt Nam

    Bài viết này trình bầy hai vấn đề: thứ nhất là khi Trung Quốc gia nhập WTO, ai được, ai mất ngay trong nội địa Trung Quốc. Điểm thứ hai là ai được, ai mất trong khu vực châu á - đặc biệt là tại khu vực Đông Nam á.

    Điểm thứ nhất, phân tích các cam kết của Trung Quốc với Hoa Kỳ và WTO ảnh hưởng như thế nào đến các khu vực kinh tế, các thành phần xã hội như lao động nông nghiệp, công nhân không lành nghề, công nhân lành nghề và tầng lớp quản lý doanh nghiệp cũng như các vùng địa lý. Sau đó, đề cập đến các chính sách Chính phủ Trung Quốc đã hay sẽ đưa ra để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và rút ra một số bài học cho Việt Nam.

    Điểm thứ hai, xem xét liệu việc Trung Quốc gia nhập WTO có tạo điều kiện cùng có lợi (win-win situation) cho tất cá các nước trong khu vực Châu á Thái Bình Dương hay không? Nếu có, ai có lợi nhất? Nếu không, ai sẽ bị thua thiệt hơn ? Qua đó, thấy được ảnh hưởng đối với tình hình ngoại giao và chính trị trong khu vực.


    Lời nói đầu

    Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11 tháng 12 năm 2001, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc thường nói rằng việc hội nhập của Trung Quốc là một thắng lợi cho cả thế giới, đặc biệt là cho các nước đang phát triển và các nước trong khu vực Đông Nam á. Nhiều lãnh đạo và học giả của Mỹ cũng có những phát biểu hay những bài viết với những quan điểm tương tự. Riêng đối với Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Mặc dù trước mắt, giá phải trả để điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế - ví dụ như là số người thất nghiệp trong nông thôn sẽ tăng lên - có thể cao nhưng về lâu về dài, lợi ích kinh tế và chính trị sẽ rất lớn. Đây cũng là kết luận chung của các viện nghiên cứu và của phần đông lãnh đạo Trung Quốc. Họ cho rằng, hội nhập kinh tế toàn cầu trong 20 năm qua đã giúp cho Trung Quốc "tối ưu hoá cơ cấu kinh tế" và từ năm 1995, trở thành nước thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất trên thế giới. Ngoài việc thu hút những nguồn vốn đầu tư nước ngoài to lớn, việc hội nhập đã giúp Trung Quốc tiếp thu kỹ thuật cao và kỹ năng quản lý tốt. Hơn thế nữa, thành công đương đầu với các thử thách của toàn cầu hoá là điều kiện tiên quyết để giúp Trung Quốc giải quyết vô số những vấn đề khác, trong đó quan trọng nhất là vấn đề Đài Loan và quan hệ với Mỹ. Họ cho rằng sự thành công của Trung Quốc trong việc đương đầu với những thử thách của toàn cầu hoá trong 5 đến 10 năm tới cuối cùng sẽ dẫn đến việc hợp nhất với Đài Loan và vì thế sẽ đem lại hoà bình và ồn định chính trị cho Châu á. Đối với Mỹ, họ cho rằng sự thành công của Mỹ trong toàn cầu hoá đã tăng cường "sức mạnh quốc gia tổng hợp", gồm các mặt kinh tế, chính trị, kỹ thuật, khoa học, và quân sự. Xu hướng này đã dẫn đến một sự mất cân bằng rất trầm trọng đối với Trung Quốc và các khu vực khác và vì thế không những có hại cho Trung Quốc mà cho cả thế giới. Do đó, Trung Quốc phải nắm lấy những cơ hội toàn cầu hoá để tăng cường sức mạnh quốc gia tổng hợp của mình.

    Khó mà biết được về lâu về dài, tương quan lực lượng giữa Trung Quốc với Mỹ sẽ như thế nào; và cũng khó đoán được là nếu sức mạnh tổng hợp của hai nước lớn này tương đối cân bằng hơn thì có hoà bình và ổn định hơn cho khu vực Châu á Thái Bình Dương hay không. Chỉ biết là hiện tại việc vào WTO đã giúp Trung Quốc tăng cường thế chính trị của mình cũng như đem lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích kinh tế. Về mặt chính trị, trong WTO Trung Quốc được coi như là ngang hàng với "tứ cường" (tức là Mỹ, Cộng Đồng Châu âu, Anh và Canada) và sẽ khó có thể thông qua việc gì mà không có sự đồng ý của Trung Quốc, mặc dù người ta không biết Trung Quốc sẽ dùng vị trí của mình để bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển như các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng tuyên bố như thế nào?

    Về mặt kinh tế, gia nhập WTO bắt buộc Trung Quốc mở cửa nhiều khu vực kinh tế cho đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sẽ tăng rất nhanh. Hãng thông tấn Reuters trích phân tích của kinh tế gia Pu Yonghao như sau: Sản xuất từ bên ngoài tiếp tục được chuyển qua Trung Quốc, đặc biệt là từ Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan. Trung Quốc đang trở thành trung tâm chế xuất của toàn cầu. Và tôi nghĩ xu hướng này sẽ tiếp tục."

    Nhận định trên không làm cho ai ngạc nhiên vì trong vài năm qua các nền kinh tế khác ở châu á và của các nước Châu Mỹ La Tinh không có gì hấp dẫn. Trong khi đó, môi trường đầu tư ở Mỹ cũng đã yếu đi. Trung Quốc, với số lượng nhân công lớn và rẻ mạt (so với Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, âu Châu, Singapore, v.v.) và với một thị trường hơn 1 tỷ 300 triệu người, lẽ dĩ nhiên là phải có sức hút đầu tư nước ngoài cao. Nhưng sức hút này có lâu bền không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như ổn định xã hội và chính trị. Và liệu đầu tư nước ngoài và thu nhập từ xuất siêu, nếu tiếp tục tăng trưởng, có thể giúp giải quyết các vấn đề xã hội và hàng loạt các vấn đề chính trị khác như các lãnh đạo Trung Quốc mong muốn hay không? Để có thể trả lời một phần nào những câu hỏi trên, dưới đây chúng ta sẽ xét qua ảnh hưởng kinh tế đối với các tầng lớp xã hội trong nội địa Trung Quốc ở các vùng kinh tế khác nhau và một số biện pháp mà chính quyền Trung Quốc đã đưa ra, hay nói sẽ đưa ra để giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội đã phát sinh trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...