Tiểu Luận ảnh hưởng của việc tăng vốn tự có đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Các phương

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TĂNG VỐN TỰ CÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. CÁC PHƯƠNG PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ TRÊN THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM
    Lớp cao học trường kinh tế TPHCM
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
    1. Vốn tự có của ngân hàng thương mại 1
    2. Các biện pháp tăng vốn tự có của ngân hàng thương mại 3
    CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TĂNG VỐN TỰ CÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 5
    1. Các tác nhân buộc các ngân hàng thương mại tăng vốn tự có. 5
    2. Ảnh hưởng của việc gia tăng vốn tự có đến hoạt động của ngân hàng thương mại. 8
    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM . 12
    1. Thực trạng nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại Việt Nam 12
    2. Các giải pháp từ ngân hàng thương mại cho việc tăng vốn tự có an toàn. 14
    KẾT LUẬN 15
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN1. Vốn tự có của ngân hàng thương mại1.1 Khái niệm
    Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Khoản 10, Điều 4, Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam 2010 số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010)
    Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn r1iêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.
    Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, vốn tự có bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2:
    Vốn cấp 1 (Vốn tự có cơ bản): Là phần vốn tự có hình thành ban đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hang, đây là nguồn vốn tương đối ổn định, bao gồm:
    - Vốn điều lệ;
    - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
    - Các quỹ dự phòng khác;
    - Quỹ đầu tư và phát triển nghiệp vụ;
    - Lợi nhuận không chia;
    - Các tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
    Trong thành phần của vốn tự có cấp 1, vốn điều lệ là nguồn vốn ban đầu ngân hàng có được khi mới hoạt động và được ghi vào bảng điều lệ hoạt động của ngân hàng.
    Vốn cấp hai (Vốn tự có bổ sung): Là nguồn vốn tăng thêm khi ngân hàng đã đi vào hoạt động và phụ thuộc vào nguồn vốn tự có cơ bản về quy mô và có tính ổn định thấp, bao gồm:
    - 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo qui định của pháp luật;
    - 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo qui định của pháp luật.
    - Quỹ dự phòng tài chính;
    - Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành có kỳ hạn ban đầu, thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm;
    Các công cụ nợ khác là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác. Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
    1.2 Đặc điểm vốn tự có
    - Trong thời gian đầu hoạt động, vốn tự có là cơ sở để tạo nên nguồn lực tài chính của ngân hàng thương mại. Vốn tự có được sử dụng cho mục đích đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư dài hạn và ngắn hạn để sinh lời.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...