Tiểu Luận Ảnh hưởng của vi khuẩn bacillus subtilis trong việc xử lý phế phụ phẩm rau xanh sau thu hoạch tại ph

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Contents
    MỞ ĐẦU 3
    1. Đặt vấn đề. 3
    2. Mục tiêu đề tài. 3
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 4
    3.1. Ý nghĩa khoa học. 4
    3.3. Ý nghĩa thực tiễn. 4
    4. Giới hạn của đề tài. 4
    PHẦN I . TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. Khái quát về phường Khánh Xuân. 5
    1.1.1 Điều kiện tự nhiên. 5
    1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 6
    1.2. Phế phụ phẩm nông nghiệp. 7
    1.2.1. Khái niệm . 7
    1.2.2. Các phương pháp xử lý:. 8
    1.3. Vi sinh vật dùng trong xử lý. 8
    1.3.1. Các nhóm vi sinh vật. 8
    1.3.2. Vi sinh vật phân giải cenlulose. 9
    1.4. Vi khuẩn Bacillus subtilis. 10
    1.4.1. Lịch sử phát hiện. 10
    1.4.2. Đặc điểm phân loại, sự phân bố và đặc điểm sinh thái học của vi khuẩn Bacillus subtilis 10
    1.4.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo. 11
    1.4.4. Đặc điểm nuôi cấy. 11
    1.4.5. Đặc điểm sinh hóa. 12
    1.4.6. Bào tử và khả năng tạo bào tử của vi khuẩn Bacillus subtilis. 13
    1.4.6.1. Cấu tạo bào tử 13
    1.4.6.2. Khả năng tạo bào tử 13
    1.4.7. Hệ enzymes của vi khuẩn Bacillus subtilis. 14
    1.4.8. Bộ gen của vi khuẩn Bacillus subtilis. 15
    1.5. Tình hình nghiên cứu. 15
    1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 15
    PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    2.1. Đối tượng và địa điểm tiến hành nghiên cứu. 17
    2.2. Nội dung nghiên cứu. 17
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 17
    2.3.1. Phương pháp thu mẫu. 17
    2.3.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn từ chế phẩm sinh học xử lý nước thải 18
    2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng oxy của vi khuẩn phân lập. 18
    2.3.4. Phương pháp định danh vi khuẩn tuyển chọn. 19
    2.3.4.1. Phương pháp xác định hình thái, tính gram . 19
    2.3.4.2. Phương pháp định danh sinh học phân tử 19
    2.3.5. Phương pháp xây dựng đường cong sinh trưởng của vi khuẩn. 20
    2.3.6. Phương pháp xây dựng đường cong tuyến tính giữa nồng độ vi khuẩn và chỉ số OD 610nm 20
    2.3.7. Phương pháp nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn tuyển chọn. 20
    2.3.7.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng nuôi cấy. 20
    2.3.7.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ. 21
    2.3.7.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của độ pH 21
    2.3.7.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ lắc. 21
    2.3.8. Phương pháp nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng của vi khuẩn đến gốc rau. 22
    2.3.8.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ vi khuẩn đến khả năng xử lý. 22
    2.3.8.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý đến khả năng xử lý của vi khuẩn 22
    2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu. 22
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 24




    [h=1]MỞ ĐẦU[/h]1. Đặt vấn đề.
    Việt Nam là một nước đang phát triển với nền tảng là một nước nông nghiệp. Từ một nước có hàng ngàn người chết vì nạn đói năm 1968. Đến nay, Việt Nam là một trong những nước có số lượng nông sản xuất khẩu đứng đầu thế giới.
    Đắk Lắk nói chung và phường khánh xuân nói riêng, là trung tâm sản xuất nông nghiệp của vùng tây nguyên. Từ nhiều năm nay, khu vực sản xuất rau an toàn ở tổ dân phố 12 thuộc hợp tác xã Nông nghiệp Thuận Hòa (Phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) đã trở thành nơi tin cậy của nhiều người tiêu dung, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý sản xuất nông nghiệp.
    Tổ sản xuất rau an toàn thuộc HTX Nông nghiệp Thuận Hòa được thành lập tháng 6 năm 2008 với số hội viên ban đầu là 28 hộ nông dân có tổng diện tích đất sản xuất là 5,6 ha, đến nay, số hội viên của HTX đã tăng lên 44 hộ với tổng diện tích là 6,6 ha[SUP][1][6][/SUP]. Số diện tích đất sản xuất rau tăng lên cũng đồng nghĩa với lượng phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên. Lượng phế phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch được người nông dân sử dụng dung dung để đun nấu và một phần rất nhỏ được dung để sản xuất phân xanh. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các hộ dân đã chuyển sang dung các loại nguyên liệu khác như: than, gas, điện . Đặc biệt, vào mua mưa hoặc là những lúc gặp dịch bệnh, lượng phế phụ phẩm tăng lên nhiều. Lượng phế phụ phẩm quá nhiều, người dân không kịp xử lý và khi chúng tự phân hủy sẽ gây ra mùi hôi thối rất khó chịu làm ô nhiễm môi trường và tọa điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh cho hoa màu phát triển, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của vụ canh tác tiếp theo.
    Để góp phần vào việc giúp đỡ người nông dân xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus Subtilis trong việc xử lý phế phụ phẩm rau xanh sau thu hoạch tại phường Khánh Xuân, Thành phố Buôn Ma Thuột”.
    2. Mục tiêu đề tài.
    Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Bacillus subtilis được tuyển chọn trong chế phẩm sinh học xử lý nước thải của Nhật Bản và đánh giá khả năng xử lý phế phụ phẩm rau xanh sau khi thu hoạch của vi khuẩn Bacillus subtilis.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    3.1. Ý nghĩa khoa học.
    Đánh giá khả năng xử lý phế phụ phẩm rau xanh sau khi thu hoạch (gốc rau và lá rau bị hỏng) của vi khuẩn Bacillus subtilis trong chế phẩm sinh học xử lý môi trường của Nhật Bản, từ đó bổ sung thêm nhóm vi khuẩn có giá trị này vào việc xử lý phế phụ phẩm rau xanh tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột.
    1.
    2.
    3.
    3.1.
    3.2.
    3.3. Ý nghĩa thực tiễn.
    Việc nghiên cứu và sử dụng vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng xử lý phế phẩm rau xanh góp phần quan trọng trong việc giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế các mầm bệnh phát triển tại khu sản xuất rau an toàn ở phường khánh xuân, từ đó bảo vệ môi trường và cải thiện tình hình sản xuất nông nghiệp ở đây.
    4. Giới hạn của đề tài.
    Trong quá trình thực hiện, vì lý do kinh phí có hạn nên đề tài không thể thực hiện lặp lại thí nghiệm nhiều lần.
    Địa điểm tiến hành thí nghiệm là tại khu sản xuất rau an toàn thuộc HTX Thuận Hòa, tổ dân phố 12, phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...