Tiểu Luận Ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc thời kì cổ trung đại tới các nền văn minh khác ( học kì văn minh )

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong lịch sử của mỗi quốc gia, quá trình hình thành, xây dựng và phát triển đất nước đều gắn liền với sự hình thành và phát triển của một nền văn minh riêng biệt. Nhắc tới lịch sử văn minh thế giới thời kì cổ trung đại không thể không nhắc tới lịch sử văn minh Trung Quốc thời kì này- một nền văn minh lớn, phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực.
    Trung Quốc cổ trung đại kéo dài từ khoảng thế kì XXI Trước công nguyên(TCN) đến 1840 Sau công nguyên. Cùng với những thay đổi của lịch sử, sự phát triển, tiến bộ qua các thời kì, văn minh Trung Quốc thời kì cổ trung đại cũng có nhiều thay đổi và phát triển hết sức mạnh mẽ. Với điều kiện lãnh thổ rộng lớn, cư dân đông, lại nằm ở vị trí được coi như “trung tâm” của thế giới, văn minh Trung Quốc có sức ảnh hưởng sâu rộng đến các nền văn minh trên thế giới nói chung và phương Đông nói riêng, đặc biệt là nền văn hoá Việt Nam.
    Trên cở sở cái nhìn tổng thể và khái quát về nền văn minh Trung Quốc thời kì cổ trung đại, để có cái nhìn sâu sắc về sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc thời kì này , nhóm chúng tôi xin trình bày chủ đề: “ Ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc thời kì cổ trung đại tới các nền văn minh khác”.
    NỘI DUNG

    I, KHÁI QUÁT NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC THỜI KÌ CỔ TRUNG ĐẠI:

    Trung Quốc là một trong 4 quốc gia cổ đại được hình thành sớm nhất trên thế giới, cùng với chiều dài của bề dày lịch sử, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo nên một nền văn hoá vô cùng đặc sắc và phát triển rực rỡ không chỉ có giá trị đương thời mà nhiều thành tựu còn có ý nghĩa sâu sắc cho đến tận ngày nay. Văn minh Trung Quốc cổ trung đại phát triển mạnh mẽ, phong phú trên nhiều lĩnh vực:

    1, Chữ viết:
    - Ngay từ thời nhà Thương ( thế kỉ XVI- XII TCN) người Trung Quốc đã có chữ viết. Loại chữ đầu tiên này được khác trên mai rùa và xương thú và được gọi là chữ giáp cốt. Phương pháp chủ yếu của chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Sau đó phát triển thành loại chữ biểu ý và mượn âm thanh.
    - Đến thời Tây Chu, số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản . Chữ viết thời kì này tiêu biểu là chữ kim văn. Các loại chữ đầu tiên này được gọi là chữ đại triện, sau được cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu triện.
    - Từ cuối tần Thuỷ Hoàng ( 221- 206 TCN) đến thời Hán Tuyên đế ( 73- 49 TCN) lại xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ lệ. Chữ lệ là giai đoạn quá độ để phát triển hình thành chữ chân tức là chữ Hán như ngày nay.

    2, Văn học:
    Văn học Trung Quốc ra đời từ rất sớm và phát triển hết sức phong phú với nhiều thể loại:
    a, Kinh thi:
    - Kinh Thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc, đuợc sáng tác trong khoảng 500 năm từ thời Tây Chu tới Xuân Thu.
    - Kinh Thi bao gồm 305 bài chia làm 3 phần là: Phong, Nhã, Tụng, trong đó quan trọng nhất là phần Phong.
    - Kinh Thi không chỉ có gia trị về mặt văn học mà còn là một tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời.
    b, Thơ Đường:
    Thời kì huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc là thời Đường ( 618- 907)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...