Tiểu Luận Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với các quốc gia Đông Nam Á trong lịch sử

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài

    Đông Nam Á với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đặc biệt của mình nằm giữa trục giao lưu Đông – Tây và Nam – Bắc, từ rất sớm đã trở thành con đường giao thương trên biển nối thông thế giới Đông – Tây, giữa Trung Hoa với Ấn Độ và thế giới phương Tây và trở thành ngã tư của các nền văn minh.
    Trong một không gian như vậy, những nhóm cư dân Đông Nam Á với bản sắc riêng của mình, ở một trình độ phát triển nhất định – trước ngưỡng cửa xây dựng quốc gia dân tộc đã mở rộng cửa giao lưu với thế giới bên ngoài trong các mối quan hệ đến từ biển. Nổi lên trong đó là mối quan hệ giao thương, buôn bán với những thuyền buôn đến từ Ấn Độ và Trung Hoa. Chính từ con đường giao lưu, buôn bán này đã là tiền đề, cơ sở để các cư dân Đông Nam Á tiếp thu, học hỏi ở hai nền văn hóa lớn của thế giới cổ đại lúc bấy giờ.
    Những dấu ấn, ảnh hưởng của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa thể hiện khá toàn diện và sâu sắc trên nhiều mặt trong suốt lịch sử phát triển của các quốc gia Ấn Độ sơ kì. Đặc biệt, nền văn hóa Ấn Độ cổ điển với những nét gần gũi về tâm linh, tôn giáo đã dễ dàng chinh phục các cư dân Đông Nam Á. Họ đã đón nhận nó một cách hoàn toàn tự nguyện, hòa bình từ đó làm phong phú thêm nền văn hóa bản địa của mình, xây dựng nên một nền văn hóa rực rỡ đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người.
    Chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với các quốc gia Đông Nam Á trong lịch sử” làm bài tập kết thúc chuyên đề là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn giúp nâng cao nhận thức về lịch sử văn hóa của dân tộc và khu vực.
    2. Lịch sử vấn đề - Giới hạn phạm vi
    Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Đông Nam Á trong bối cảnh có sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa truyền thống Ấn Độ từ lâu đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các học giả với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
    Trên cơ sở những công trình nghiên cứu của các tác giả, bài tiểu luận chỉ có tính chất tổng hợp, trình bày lại một cách cơ bản sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Đông Nam Á trong lịch sử. Trong đó, tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chămpa.
    3. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình làm tiểu luận, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
    + Phương pháp tiếp cận hệ thống: coi toàn bộ sự giao lưu tiếp xúc văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á là một hệ thống liên hoàn, bao gồm các yếu tố hợp thành và có mối liên hệ hữu cơ. Đặt mối quan hệ đó trong bối cảnh khu vực và thế giới để nghiên cứu. Coi Đông Nam Á vừa tham gia vừa chịu sự tác động của những chuyển biến trong mối quan hệ với bên ngoài. Phương pháp tiếp cận hệ thống là cơ sở để trình bày các vấn đề trong tiểu luận.
    + Phương pháp phân tích và suy nghĩ gián tiếp: Phân tích vị trí địa lí cũng như điều kiện khách quan và chủ quan khiến cho mối quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á là trọng tâm diễn ra sớm về mặt thời gian, rộng về mặt phạm vi và chặt chẽ về mức độ.
    + Phương pháp liên ngành: Tác giả đặc biệt chú trọng phương pháp này trong quá trình thực hiện bài viết.
    Là một đề tài lịch sử, quan điểm khi nghiên cứu là tuân thủ phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài việc phân tích, so sánh mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, đề tài cố gắng trình bày các luận điểm trên cơ sở bám sát sự kiện lịch sử, chân thực lịch sử, trình bày lịch sử đúng với những gì như nó đã từng tồn tại.
    4. Bố cục
    Tiểu luận gồm 42 trang, được chia thành 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận. Trong đó, phần nội dung được chia thành 4 chương.
    Chương 1: Khái quát về tự nhiên và lịch sử các quốc gia Đông Nam Á cổ đại.
    Chương 2: Vài nét về văn hóa Ấn Độ.
    Chương 3: Nội dung ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ qua các phương diện ở từng quốc gia Đông Nam Á.
    Chương 4: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với trường hợp Chămpa.




    Tài liệu tham khảo

    1. Lương Ninh, Vương quốc Chămpa, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, HN, 2006.
    2. Lê Ngọc Canh, Nghệ thuật múa Chăm, NXB văn hoá, HN, 1982.
    3. Ngô Văn Doanh, Văn hoá cổ Chămpa, NXB văn hoá dân tộc, 2002.
    4. Vũ Dương Ninh (Cb), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục, 1995.
    5. Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Việt Nam – Đông – Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hoá, NXB CTQG, HN, 1995.
    6. D. Hall, Lịch sử Đông Nam Á, bản dịch, NXB CTQG, HN, 1997.
    7. Hà Bích Liên, Quan hệ giữa vương quốc cổ Champa với các nước trong khu vực, Luận án tiến sĩ, HN, 2000
    8. Hoàng Tâm Xuyên [Cb], Mười tôn giáo lớn trên thế giới, bản dịch của Dương Thu Ái và Phùng Thị Huệ, NXB CTQG, HN, 1999.
    9. Vũ Dương Ninh [Cb], Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB ĐHQGHN, HN, 2001.
    10. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.
    11. Trần Quốc Vượng, Miền Trung Việt Nam và văn hoá Chămpa, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 – 1997.
    12. Phan Quốc Anh, Hệ thống chủ lễ của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 3 - 2004.
    13. Phan Quốc Anh, Về sự biến đổi Bàlamôn giáo trong cộng đồng người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 3 – 2005.
    14. Phan Quốc Anh, Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Chămpa, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật Ninh Thuận, số 9 – 2001.
     

    Các file đính kèm:

  2. linhtram

    linhtram New Member

    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Xu:
    0Xu
    chị ơi em tải mà thấy nội dung trong file không giống bài viết ấy ạ chị có thể cho em xin lại file này không ạ
     
Đang tải...