Luận Văn Ảnh hưởng của văn hoá đến đàm phán thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐÔNG ĐÔ NỘP NGÀY 9/4/2012
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Ai trong chúng ta, cũng đều biết trong những thập kỷ trở lại đây tình hình thế giới đã có rất nhiều thay đổi lớn. Những thay đổi nổi bật như là: phần lớn các nước đều thay đổi chính sách kinh tế, chính sách chính trị đối ngoại của mình. Các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, các chiến trường xưa kia nay đã trở thành thị trường. Mặt khác xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng trở thành phổ biến. Cho nên mỗi nước cần tìm cho mình những bước đi để phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Việt Nam cũng không nằm ngoài trường hợp đó. Những mối quan hệ giao lưu hợp tác thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các nước ngày càng được mở rộng. Để có những mối quan hệ, giao lưu hợp tác đó được thành công là thông qua các cuộc đàm phán thương mại. Nó đã tạo lên mối quan hệ tốt đẹp về cả kinh tế lẫn chính trị. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Nhưng để thành công trong đàm phán thương mại, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc đàm phán thương mại. Như những yếu tố về chủ thể, chính trị, tình hình kinh tế văn hóa của mỗi nước. Chính vì lẽ đó nó đòi hỏi nhà đàm phán phải có những hiểu biết cụ thể về chủ thể, đối tác đàm phán với mình. Từ đó, sẽ có một cách ứng xử phù hợp tạo ra 1 tiếng nói chung cho cả hai bên. Giữa Việt Nam và Trung Quốc hai nước “núi liền núi, sông liền sông”, có mối quan hệ thương mại từ rất lâu đời. Trung Quốc cũng là nước lớn, có nền kinh tế phát triển tương đối nhanh, có sự đầu tư tuơng đối lớn vào Việt Nam. Như thế sẽ có rất nhiều cuộc đàm phán giữa Việt Nam va Trung quốc đang hứa hẹn phía trước và trong tương lai. Chính vì thế muốn thành công trong đàm phán với đối tác Trung Quốc chúng ta không chỉ hiểu rõ về họ mà cần phải hiểu biết và nắm chắc về văn hóa của họ, lẫn văn hóa Việt Nam sẽ tạo cho cuộc đàm phán hài hòa tốt đẹp hơn. Chúng ta thấy được mỗi một nước có một nền văn hoá khác nhau, đó chính là yếu tố quan trọng tạo lên phong cách đàm phán khác nhau. Với những đặc điểm quan niệm, tư duy văn hoá giao tiếp lên việc lựa chọn chiến lược, bước đi trong quá trình đàm phán của mỗi đối tác nước ngoài cũng có những điểm riêng . Trong thực tế cũng cho thấy phần lớn những doanh nghiệp của Trung Quốc do chịu anh hưởng của văn hoá đặc thù lên họ có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác cho lên các nhà đàm phán cần nắm bắt sự khác biệt ấy để phục vụ cho quá trình đàm phán.
    Vì những lý do trên em chọn đề tài nghiên cứu là Ảnh hưởng của văn hoá đến đàm phán thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu các ảnh hưởng cơ bản của văn hóa đến đàm phán thương mại. Cụ thể là ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại Việt Nam – Trung Quốc. Cùng với đó là giải quyết vấn đề sau:
    - Tìm hiểu về văn hóa bao gồm khái niệm, ý nghĩa của văn hoá và đàm phán thương mại trong đời sống.
    - Tìm hiểu tổng quan về văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. Từ đó rút ra được nét tương đồng giữa hai nền văn hóa, để tôn trọng nhau hơn trong những cuộc đàm phán.
    - Tìm hiểu về quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại của hai nước. Rút ra được phương pháp đàm phán hiệu quả cho hai bên tham gia.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đàm phán thương mại là một phạm trù tương đối rộng lớn, nó ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của em tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến các hoạt động đàm phán thương mại của các tổ chức và doanh nghiệp giữa hai nước Việt Nam va Trung Quốc hiện nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu của khóa luận là phương pháp DVBC. Cùng với phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu, điều tra thực nghiệm so sánh để rút ra kết luận và nhận xét.
    5. Kết cấu của khóa luận
    Kết cấu của khóa luận được chia thành 3 chương(không bao gồm phần mở đầu và phần kết luận) cụ thể như sau:
    Chương 1: Tổng quan về văn hóa và đàm phán thương mại.
    Chương 2: Ảnh hưởng của văn hóa trong đàm phán thương mại Việt Nam – Trung Quốc
    Chương 3: Giải pháp về sự ảnh hưởng cùa văn hóa trong đàm phán thương mại Việt Nam – Trung Quốc hiện nay.


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Phương pháp nghiên cứu. 2
    5. Kết cấu của khóa luận. 3
    CHƯƠNG 1. 4
    TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ VÀ ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI 4
    1.1 Tổng quan về văn hoá. 4
    1.1.1 Ý nghĩa của văn hoá. 6
    1.1.2 Chức năng của văn hóa. 6
    1.2 Tổng quan về đàm phán. 7
    1.2.1 Những đặc điểm chính của đàm phán. 9
    1.2.2 Đàm phán thương mại 10
    1.3 Mối liên hệ giữa văn hóa và đàm phán. 11
    CHƯƠNG 2. 14
    ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ TRONG ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 14
    2.1 Văn hoá Việt Nam 14
    2.1.1 Văn hóa giao tiếp của người Việt 16
    2.1.1.1 Chào hỏi 16
    2.1.1.2 Làm quen. 19
    2.1.1.3 Lời khen hay lời chê. 20
    2.1.1.4 Cách xưng hô. 20
    2.1.1.5. Lối khiêm tốn (nhún nhường). 21
    2.1.2 Sử dụng những từ ngữ văn hóa Việt Nam trong giao thiệp. 22
    2.2 Văn hóa Trung Quốc. 25
    2.2.1. Văn hóa giao tiếp của người Trung quốc. 27
    2.2.2. Văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc trong kinh doanh. 29
    2.2.3. Nét tương đồng trong văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc. 32
    2.2.3.1. Nét tương đồng về văn hóa do vị trí địa lý. 32
    2.2.3.2. Nét tương đồng trong tính cách con người 33
    2.3. Thực trạng ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1991 trở lại đây 2011 33
    2.3.1. Quan hệ chính trị: 34
    2.3.2. Quan hệ kinh tế thương mại: 37
    2.3.2.1. Về thương mại: 37
    2.3.2.2. Về hợp tác dầu tư. 38
    2.3.2.3. Về biên giới lãnh thổ: 40
    2.4. Ảnh hưởng của văn hóa trong công tác đàm phán với đối tác Trung Quốc đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 41
    2.4.1. Giai đoạn tiền đàm phán. 41
    2.4.2. Giai đoạn đàm phán. 42
    2.4.3. Giai đoạn sau đàm phán. 43
    CHƯƠNG 3. 45
    GIẢI PHÁP VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC HIỆN NAY 45
    3.1. Chiến lược đàm phán thương mại của bộ ngoại giao nhà nước Việt Nam 45
    3.2. Chiến lược ngoại giao văn hóa của Trung Quốc. 51
    3.3. Một số điểm cần phải lưư ý cho các doanh nghiệp Việt Nam khi ĐPTM với đối tác Trung Quốc. 53
    3.4. Khuyến nghị chính sách đào tạo và giao lưu văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. 56
    3.4.1. Đào tạo ngoại ngữ ở các doanh nghiệp. 57
    3.4.2. Về phía nhà nước. 57
    3.4.3. Tổ chức các buổi giao lưu văn hóa Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên tại các doanh nghiệp. 58
    3.5. Kinh nghiệm rút ra từ anh hưởng của văn hóa đến một cuộc đàm phán thương mại. 59
    3.5.1. Những lưu ý khi đàm phán với một nền văn hóa khác: 59
    3.5.2. Một số điểm khác nhau cơ bản của văn hóa phương Đông và Văn hóa phương Tây. 60
    3.6. Giao lưu văn hóa để hòa nhập chứ không hòa tan. 61
    PHẦN KẾT LUẬN 65

    NT79
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...