Chuyên Đề ảnh hưởng của tỷ giá pass-through đến các chỉ số giá của việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục hình ảnh
    Danh mục biểu đồ
    Danh mục phụ lục
    Danh lục bảng
    Danh mục các từ viết tắt
    Mục lục
    Tóm tắt
    Nội dung
    1. Giới thiệu 13
    2. Tổng quan nghiên cứu trước đây 16
    3. Phương pháp nghiên cứu 20
    3.1 Mô hình 20
    3.2 Dữ liệu .24
    4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu .25
    4.1 Kết quả kiểm định biến trong mô hình VAR .25
    4.1.1 Thiết lập độ trễ 25
    4.1.2 Kiểm định Unit Root Test .25
    4.1.3 Kiểm định Granger Causality .26
    4.2 Phân tích các cú sốc 27
    4.3 Cú sốc tỷ giá và các biến giá .29
    4.4 Ảnh hưởng những cú sốc tỷ giá và biến vĩ mô đến giá .32
    4.5 Robustness: giai đoạn mẫu khác và thiết lập Var 33
    4.6 Đo lường hệ số Pass-through . .34
    5. Kết luận .39
    5.1 Kết luận của nghiên cứu 39
    5.2 Một số đề xuất .40
    5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 41
    6
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của mình. Tình hình lạm phát hiện nay đã lên tới mức báo động hai con số cách rất xa con số 7% mà Chính phủ đã đề ra, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép và đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Nhiều biện pháp được đưa ra xoay quanh bộ ba bất khả thi giải quyết vấn đề này, trong đó yếu tố tỷ giá được nhấn mạnh và xem là mục tiêu chính.
    Việc xem xét các biến động trong tỷ giá có tác động mạnh đến giá nội địa hay không sẽ phần nào cho chúng ta một số gợi ý quan trọng về vai trò của tỷ giá trong hoạch định chính sách vĩ mô. Cụ thể hơn, những nghiên cứu xoáy sâu vào ảnh hưởng của tỷ giá đến giá nhập khẩu- hiệu ứng pass-through tỷ giá. Bên cạnh đó, những năm vừa qua tình hình xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến, và những mặt hàng nhập khẩu của chúng ta là những trang thiết bị, máy móc, sản phẩm công nghiệp .chiếm giá trị rất lớn, nên bàn đến ảnh hưởng của tỷ giá đến giá cả nhập khẩu là một vấn đề cấp thiết.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Mục đích chính của bài nghiên cứu này là để thăm dò quy mô tỷ giá và những dạng cú sốc ảnh hướng lạm phát giá nội địa thông qua yếu tố nào.Bài nghiên cứu là dùng phân tích VAR để kiểm tra ảnh hưởng của tỷ giá pass-through đến giá cả trong nước và từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách, tôi tập trung nghiên cứu tác động của tỷ giá trong giai đoạn 2005-2011 với chuỗi số liệu theo tháng.
    Không những thế, tôi sẽ thực hiện so sánh một số nhân tố của Việt Nam với một số nước, rút ra một số mối tương quan giữa Việt Nam và những nghiên cứu trước đây.
    Phương pháp nghiên cứu
    7
    Bài nghiên cứu của tôi được thực hiện bằng phương pháp nghiên lịch sử và nghiên cứu khoa học. Các bài nghiên cứu về các vấn đề liên quan được dùng làm tài liệu tham khảo đã được công nhận của các tác giả uy tín trên thế giới, kết hợp với những nền tảng kinh tế học vi mô và vĩ mô để diễn giải, phân tích vấn đề một cách có khoa học, hệ thống, và giúp người đọc dể hiểu.
    Quan trọng nhất, bài nghiên cứu tôi sử dụng mô hình VAR( véc tơ tự hồi quy). Một phân tích VAR của pass-through có nhiều điểm thuận lợi nổi bật. Đầu tiên, kĩ thuật VAR có thể cho chúng ta xác định những cú sốc cấu trúc thông qua những nét mới trong phân tích Cholesky. Ảnh hưởng của những cú sốc cấu trúc đến những biến vĩ mô khác lên lạm phát trong nước cũng được nghiên cứu trong mô hình VAR. Thứ hai, những nghiên cứu trước đây phân tích điển hình tỷ giá pass-through như một giá đơn do sử dụng cách tiếp cận dựa trên phương trình đơn. Ngược lại, hướng đi VAR cho phép chúng ta nghiên cứu pass-through đến một bộ giá trong nước dựa trên một chuỗi giá.
    Bài này nghiên cứu pass-through ảnh hướng đến lạm phát trong nước theo con đường sau. Đầu tiên, tôi thực hiện phân tích VAR năm biến bao gồm tỷ giá, CPI và những biến vĩ mô khác. Những cú sốc cấu trúc đến tỷ giá và những biến khác được xác định thông qua phương pháp phân tích mới của Cholesky. Nó nghiên cứu những biến vĩ mô trong nước phản ứng như thế nào với những cú sốc tỷ giá thông qua phân tích các phản ứng thúc đẩy. Thứ hai, thay vì CPI, tôi thử với biến giá trong nước khác, cụ thể là chỉ số giá nhập khẩu. Tôi thực hiện mô hình riêng cho từng biến giá một và so sánh kết quả thu được từ mô hình giữa hai biến giá. Tôi cũng sử dụng đồng thời cả hai biến giá chung với nhau trong mô hình VAR sáu biến và kiểm tra ảnh hưởng pass through của cú sốc tỷ giá lên một bộ giá theo chuỗi giá. Phân tích mẫu phát hiện ảnh hưởng của pass-through đã thay đổi như thế nào sau sự thay đổi cơ chế tỷ giá.
    Mô hình VAR được thiết lập với vector năm nhân tố nội sinh xt=(Δoilt, Δgapt, Δmt, Δefexrt, Δpt )’, trong đó oilt là ln của giá dầu, gapt là hố cách sản lượng, mt là ln của cung tiền (tiền cơ sở hoặc là M1), efexrt là ln của tỷ giá danh nghĩa hữu hiệu, và pt là ln giá trong nước. Δ tượng trưng cho toán tử sai phân bậc một. Hay nói cách khác,
    8
    tôi lấy sai phân bậc một của tất cả các biến để đảm bảo sự ổn định của các biến.
    Thu thập các biến cho mô hình cơ bản dựa trên những cân nhắc sau. Đầu tiên, tôi sử dụng giá dầu và hố cách sản lượng trong mô hình VAR theo mô hình của McCarthy(2000) và Hahn(2003). Những cú sốc cung được xác định là lạm phát giá dầu. Giá dầu tính bằng đồng đôla được dùng cho phân tích của tôi vì vậy tôi có thể nghiên cứu ảnh hưởng của riêng sự thay đổi giá dầu tự nó, mà không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi lớn trong tỷ giá song phương so với đồng đôla Mĩ. Để thể hiện tác động về phía cầu, tôi bao gồm output gap - được xây dựng bởi lọcHodricck-Prescott(HP) của chỉ số sản xuất công nghiệp.
    Thứ hai, tiền cơ sở được sử dụng để thể hiện ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lạm phát. Chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng trở lại biến động tỷ giá, vì nó cũng ảnh hưởng đến tỷ giá và lạm phát trong nước nên yếu tố này được đưa vào mô hình. Cách tiếp cận VAR có thể cho chúng ta xác định cú sốc chính sách tiền tệ, điều này có thể chỉ ra rằng lạm phát trong nước được gây ra bởi chính sách quản lý bất cân xứng hay do việc sụt giảm tỷ giá nhanh.
    Thứ ba, tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng được dùng trong mô hình VAR của tôi. Mặc dù có nhiều nghiên cứu sử dụng tỷ giá song phương so với đồng đôla Mỹ, nhưng tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng là khái niệm đúng để dùng khi tổng hiệu quả của thay đổi tỷ giá được cố gắng đo lường ở quốc gia với các đối tác thương mại đa dạng. Ngoài ra, hầu hết các nước chấp nhận cố định đồng tiền theo USD tự nhiên, do đó mức tỷ giá song phương so với đôla Mĩ là một biến không phù hợp để dùng cho nghiên cứu này. Tôi cũng thiết lập ước lượng cho một mẫu con bắt đầu từ giai đoạn tháng 1/2005 đến 5/2011. Ước lượng mẫu con này có thể cho chúng ta nghiên cứu những thay đổi chính sách tỷ giá có tác động đến ảnh hưởng của pass-through lên Việt Nam hay không.
    Thứ tư, để đo lường lạm phát giá trong nước, mô hình này bao gồm CPI. Tôi cũng xem xét pass-through đến chỉ số giá nhập khẩu, theo nghiên cứu của McCarthy (2000), Hahn(2003) và Faruqee(2004). Để nghiên cứu phản ứng khác nhau với các cú sốc giữa những biến giá tương ứng, tôi cố gắng bao gồm chỉ số giá nhập khẩu thay vì CPI trong mô hình và so sánh kết quả giữ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...