Tiểu Luận Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo đối với đời sống văn hóa-xã hội Việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại của thời đại nguyên tử đã từng nói: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, Thượng đế, cá nhân, không giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, xuất phát từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”
    Điều gì khiến một “nhân vật của thế kỷ 20”, một nhà vật lý vĩ đại của nhân loại đánh giá cao về Phật giáo như vậy? Thông điệp của đức Phật về chân lý, hòa bình, từ bi và khoan dung rất là thích hợp đối với xã hội ngày nay cũng như nhiều thế kỷ trước đây. Thời gian trôi qua đã làm cho những ánh sáng càng tỏa sáng hơn. Sự lan tràn của chủ nghĩa vật chất và sự theo đuổi những thành đạt của cá nhân bất chấp mọi giá đã làm xói mòn giá trị đạo đức xã hội, tình huynh đệ và tính cộng đồng. Trong những tình huống này, việc chúng ta nhớ lại và truyền bá thông điệp về từ bi và trí tuệ của đức Phật để hận thù có thể được thay thế bằng tình thương, xung đột bằng hòa bình an lạc, và sự cạnh tranh bằng hợp tác lẫn nhau là cần thiết biết bao. Ở Việt Nam, cùng với dòng chảy của lịch sử Đạo Phật có ảnh hưởng sâu rộng và đóng góp đáng kể đến mọi mặt đời sống văn hoá-xã hội.
    Đó là lý do tôi lựa chọn chủ đề: “Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo đối với đời sống văn hóa-xã hội Việt nam”. Nội dung bài viết này gồm có: Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của Đạo phật, nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng nó đỗi với đời sống văn hóa xã hội người Việt. Đồng thời, dưới con mắt khách quan của một người không theo tôn giáo nào đưa ra những ưu điểm và những mặt hạn chế còn tồn tại của Phật giáo hiện nay. Qua đó tôi có cơ hội tìm tòi những tư liệu về Đạo Phật và hiểu thêm ý nghĩa nhân văn, giá trị chân-thiện-mỹ từ những lời dạy của Đức Phật.
    I. Lịch sử ra đời và phát triển của Đạo Phật
    1.Tình hình xã hội và tư tưởng triết học-tôn giáo Ấn Độ khi Đức Phật ra đời.

    Cách đây trên 2500 năm, xã hội Ấn Độ là một chế độ xã hội và chính trị đầy dẫy những bất công. Dân chúng Ấn Độ thời bấy giờ bị chia thành rất nhiều đẳng cấp khác nhau, đó là: Tăng lữ Bà la môn là hạng cao thượng lãnh đạo tinh thần dân tộc, có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất. Tầng lớp quý tộc là hàng vua chúa quý phái nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng. Những thương gia chủ điền giàu có có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước và Nô lệ và nông nô làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên. Ngoài bốn giai cấp trên, còn có một hạng người bần tiện nhất là giống dân tộc mọi rợ, bị coi như sống ngoài lề xã hội, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm
    Hạng Bà la môn hưởng sung sướng nhàn hạ bao nhiêu thì đám người bần tiện ở dưới lại khổ sở bấy nhiêu. Sự bất công xã hội thật không thể nào diễn tả nổi.Theo luật Bà la môn, chỉ ba giai cấp trên có quyền đọc kinh, học đạo, còn hai giai cấp dưới thì đời đời chỉ làm nô lệ cho ba giai cấp trên mà thôi.
    Về phương diện tôn giáo, triết học, tư tưởng thì xã hội Ấn Độ thời bấy giờ cũng diễn ra một cảnh tượng vô cùng hỗn tạp: Về tín ngưỡng người thờ thần lửa, kẻ thờ thần núi, thần sông, kẻ thờ thần gió, thần chớp, thần mặt trời. Về triết học gồm một trăm phái khác nhau, luôn đả kích chống báng nhau.
    Tóm lại, xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ là một xã hội về vật chất thì đang rên siết dưới ách bất công, áp bức, về tinh thần thì đang quay cuồng, điên đảo trong những luồng tư tưởng lý thuyết rối reng. Xã hội ấy đang khao khát tình thương và bình đẳng, đang mong chờ được chói rạng dưới ánh sáng của trí tuệ. Trong hoàn cảnh ấy, Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện đúng lúc để cứu vớt cõi đời sầu khổ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...