Tiểu Luận Ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống đối với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Mục lục

    Trang
    Mở đầu 1

    I. Tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống 2
    1. Khái niệm "tư tưởng chính trị" 2
    2. Coi trọng dân - một nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống 5
    II. Coi trọng dân - một trong những yêu cầu quan trọng của công cuộc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay 9
    1. "Coi trọng dân" trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh 9
    2. ảnh hưởng của tư tưởng "coi trọng dân" trong công cuộc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay 12
    a. Khái niệm hệ thống chính trị 12
    b. Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay dựa trên nền tảng tư tưởng chính trị "coi trọng dân" 14
    Kết luận 20
    Danh mục tài liệu tham khảo 21





    Mở đầu


    Hệ thống chính trị là vấn đề lớn và rất phức tạp trong đời sống chính trị của xã hội có giai cấp. Chính vì vậy, các đảng phái chính trị rất quan tâm đến vấn đề hệ thống chính trị, đặc biệt là đối với chính đảng cầm quyền.
    Mỗi hệ thống chính trị đều có nền tảng tư tưởng riêng của nó. ở nước ta trước đây, Phật giáo và Nho giáo là hai hệ tư tưởng có vị trí quan trọng. Tuy nhiên, vị trí của mỗi học thuyết có sự thay đổi theo từng thời kỳ.
    Có những thời kỳ Phật hoặc Nho đạt vị trí "quốc giáo", nhưng cũng không phải là cốt lõi của hệ tư tưởng của hệ thống chính trị Việt Nam
    Cái yếu tố xuyên suốt, chi phối toàn bộ hệ thống chính trị trước đây là tư tưởng và đạo lý Việt Nam mà nội dung cơ bản của nó là: chủ nghĩa yêu nước; ý thức tự tôn dân tộc; tư tưởng hòa đồng nhân ái mang tính chất làng xã, trong đó đoàn kết được coi là chuẩn mực đạo lý. Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước trong truyền thống chính trị Việt Nam vốn là sức mạnh của nhân dân đã được nhân lên thành sức mạnh của cả dân tộc, là ngọn cờ bách chiến, bách thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
    Vì vậy, nghiên cứu những tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng của nó đối với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay sẽ giúp chúng ta có được một hình dung tổng thể về quá trình chính trị của đất nước từ quá khứ đến hiện tại và tương lai để từ đó có được niềm tin vững chắc vào con đường đi lên của dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn và dày công vun đắp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...