Thạc Sĩ Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    5 . Phạm vi nghiên cứu . 3
    6. Giả thuyết khoa học 3
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN
    THỐNG GIA ĐÌNH ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ CỦA
    HỌC SINH 5
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 5
    1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 5
    1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam . 6
    1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài 8
    1.2.1. Gia đình 8
    1.2.2. Truyền thống, truyền thống gia đình, truyền thống nghề nghiệp 10
    1.2.3. Nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp 16
    1.2.4. Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề 22
    1.3. Những vấn đề cơ bản về ảnh hưởng của truyền thống gia đình
    đến định hướng nghề của học sinh lớp 12 23
    1.3.1. Học sinh lớp 12 và việc chọn nghề 23
    1.3.2. Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề
    của học sinh lớp 12 . 27
    1.3.3. Các cơ chế ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định
    hướng nghề của học sinh lớp 12 . 31
    Tiểu kết chương 1: 34
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN
    THỐNG GIA ĐÌNH ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ CỦA
    HỌC SINH LỚP 12 THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 35
    2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể điều tra 35
    2.2. Thực trạng ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng
    nghề của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên . 37
    2.2.1. Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến nhận thức nghề truyền
    thống gia đình của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên 37
    2.2.2. Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến thái độ đối với
    nghề của HS lớp 12 trường THPT Thành phố Thái Nguyên . 48
    2.2.3. Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến lựa chọn nghề của
    học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên 62
    2.3. Các con đường ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định
    hướng nghề của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên 67
    Tiểu kết chương 2: 70
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO ẢNH HƯỞNG
    CỦA TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG
    NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 72
    3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp . 72
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục đích của hoạt động định hướng nghề 73
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ . 73
    3.1.3. Định hướng nghề phải dựa trên cơ sở tiếp cận hoạt động và
    nhân cách 74
    3.1.4. Nguyên tắc phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn . 74
    3.2. Các biện pháp nâng cao ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến
    định hướng nghề của học sinh lớp 12 TP Thái Nguyên . 75
    3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình đối với việc
    định hướng nghề nghiệp cho con cái . 75
    3.2.2. Xây dựng lòng tự hào về truyền thống NN gia đình cho học sinh 76
    3.2.3. Phát động phong trào xây dựng tủ sách gia đình . 77
    3.2.4. Xây dựng quỹ khuyến học, khuyến nghề của dòng họ, gia đình 78
    3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp . 79
    3.3.1. Nội dung và cách thức . 79
    3.3.2. Kết quả . 79
    3.3.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 82
    Tiểu kết chương 3: 88
    PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
    1. Kết luận . 90
    2. Kiến nghị . 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới với sự phát triển mạnh mẽ của
    nhiều lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Thực tế cho thấy, khi xã
    hội phát triển đã nảy sinh hàng loạt vấn đề, trong đó việc làm là vấn đề hết
    sức quan trọng đối với mỗi con người, đặc biệt là với học sinh lớp 12 trung
    học phổ thông sau khi tốt nghiệp. Sự cần thiết phải có một việc làm ổn định
    để bước “vào đời” một cách có ý thức đảm bảo cho cuộc sống sau này là một
    đòi hỏi tất yếu và khách quan. Bởi, nếu không có việc làm ổn định sẽ nảy sinh
    hàng loạt những tiêu cực trong xã hội như các tệ nạn xã hội . Hơn nữa, thất
    nghiệp là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, nó ảnh hưởng lớn tới tiến trình
    phát triển chung của toàn xã hội.
    Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi con
    người. Gia đình là thể chế xã hội đầu tiên quyết định sự hình thành nhân cách
    con người. Sự phát triển tính cách của mỗi cá nhân khi lớn lên, phương thức
    ứng xử, thái độ đối với mọi người, đạo đức, tình cảm, ý chí .đều được hình
    thành trong thời gian sinh sống và được sự giáo dục trong gia đình của mình.
    Mỗi gia đình bên cạnh nền văn hóa chung của cộng đồng, của xã hội còn có
    những nét văn hóa truyền thống riêng. Truyền thống gia đình không những là
    niềm tự hào của mỗi thành viên trong gia đình mà còn là nhân tố tác động đến
    sư ̣ pha ́ t triê ̉ n cu ̉ a mô ̃ i ca ́ nhân trong đo ́ co ́ sư ̣ định hướng lư ̣ a cho ̣ n nghề. C.Mac
    từng viết: “Con người làm ra lịch sử của mình nhưng không phải làm theo ý
    muốn tùy tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là làm
    theo những điều kiện nhất định, trực tiếp sẵn có, do quá khứ để lại. Truyền
    thống của tất cả các thế hệ đã qua đè nặng lên đầu óc của người đang sống”
    [1, tr 193-194]. Có thể nói, việc định hướng nghề và lựa chọn nghề của học
    sinh hiện nay vừa phản ánh xu thế phát triển của xã hội, của thời đại, vừa phản
    ánh những giá trị truyền thống của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội.
    Gia đình là một xã hội thu nhỏ. Bên cạnh sinh thành, nuôi dưỡng,việc
    định hướng nghề nghiệp cho con còn là một trách nhiệm quan trọng của
    người cha, người mẹ. Hiện nay, trong thời kì hội nhập, kinh tế phát triển vượt
    bậc với nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhu cầu việc làm của xã hội đang
    thay đổi dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khá nhiều học sinh đang lúng
    túng không biết lựa chọn ngành nghề gì cho phù hợp. Tại các trường học,
    nhiều chương trình tư vấn nghề nghiệp được tổ chức để giúp cho học sinh lựa
    chọn nghề nghiệp. Nhưng hầu hết, các chương trình này chỉ dừng lại ở việc
    chọn ngành học, trường học. Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho học
    sinh sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của xã hội, đó là vấn đề mà
    toàn xã hội và các bậc phụ huynh cần phải suy nghĩ và quan tâm.
    Học sinh lớp 12 là lứa tuổi thanh xuân, đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ
    em và người lớn, được đặc trưng bởi “ngưỡng cửa” của tuổi trưởng thành về thể
    chất, xúc cảm và phát triển xã hội. Một trong những nét đặc thù của học sinh
    THPT là các em phải lựa chọn ngành học sau khi tốt nghiệp THPT. Sự lựa chọn
    này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong đó có truyền thống gia đình.
    Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của
    truyền thống gia đình đến định hướng nghề của học sinh lớp 12 thành phố
    Thái Nguyên”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định
    hướng nghề của học sinh lớp 12 Thành phố Thái Nguyên từ đó đề ra một số
    biện pháp nâng cao ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến việc lựa chọn
    nghề của học sinh.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề của học sinh
    lớp 12 thành phố Thái Nguyên.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Vấn đề chọn nghề của học sinh trung học phổ thông.
    3.3. Khách thể điều tra
    Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 240 là học sinh và 240 phụ huynh HS
    lớp 12 của 4 trường: Trường THPT Dương Tự Minh, Trường THPT Thái
    Nguyên, Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Trường THPT Ngô Quyền thành
    phố Thái Nguyên. Trong đó:
    + 60 học sinh của gia đình có truyền thống làm nông nghiệp;
    + 60 học sinh của gia đình có truyền thống nghề thủ công mỹ nghệ;
    + 60 học sinh của gia đình có truyền thống nghề binh nghiệp;
    + 60 học sinh của gia đình có truyền thống làm nghề dạy học;
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định
    hướng nghề của học sinh.
    - Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng truyền thống gia đình đến định hướng
    nghề của học sinh lớp 12 Thành phố Thái Nguyên.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của truyền
    thống gia đình đến việc định hướng nghề của học sinh .
    5 . Phạm vi nghiên cứu
    Có nhiều truyền thống gia đình khác nhau: Truyền thống học hành khoa
    bảng; Truyền thống văn hóa ứng xử; Truyền thống giáo dục con cái và các
    thành viên trong gia đình; Truyền thống nghề nghiệp Trong phạm vi đề tài
    này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thống nghề
    nghiệp gia đình đến định hướng nghề của học sinh lớp 12, ở những gia đình có
    truyền thống nghề làm nông nghiệp; thủ công mỹ nghệ; binh nghiệp; dạy học.
    6. Giả thuyết khoa học
    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề của học sinh, một
    trong những yếu tố đó là truyền thống gia đình. Nếu truyền thống gia đình có
    ảnh hưởng tốt đến định hướng nghề của học sinh thì sẽ giúp học sinh nâng
    cao nhận thức trong việc lựa chọn nghề, là điều kiện giúp cho học sinh chọn
    cho mình một nghề nghiệp phù hợp sau khi tốt nghiệp THPT.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
    Chúng tôi tìm hiểu thu thập nguồn thông tin từ các bài báo, các công
    trình nghiên cứu đã được công bố, tạp chí. Sau đó tiến hành phân tích nội
    dung tính chất thông tin thu được và tổng hợp thành những thông tin có ý
    nghĩa với vấn đề nghiên cứu.
    7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
    Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm phát hiện thực trạng ảnh
    hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề nghiệp của học sinh
    lớp 12.
    7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
    Phương pháp này được thực hiện ở một số cá nhân nhằm thu thập thêm
    thông tin và kiểm tra tính xác thực của bảng hỏi.
    7.4. Phương pháp quan sát
    Chúng tôi tiến hành quan sát các em học sinh trong quá trình tham gia
    học tập và học nghề tại trường nhằm thu thập thêm thông tin về vấn đề cần
    nghiên cứu.
    7.5. Phương pháp nghiên cứu thông qua sản phẩm hoạt động
    Nghiên cứu kết quả học tập, kết quả thi đại học của học sinh để làm rõ
    thêm định hướng nghề nghiệp của học sinh.
    7.6. Phương pháp thống kế toán học
    Sử dụng phương pháp này để xử lý những số liệu thu được thông qua
    điều tra khảo sát.

    PHẦN II
    NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG
    GIA ĐÌNH ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ CỦA HỌC SINH
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Gia đình là tế bào của xã hội. Truyền thống gia đình góp phần tạo nên
    truyền thống dân tộc. Truyền thống gia đình được nhiều tác giả trong và ngoài
    nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, với nhiều mục tiêu
    khác nhau.
    1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
    Gia đình là gốc của một quốc gia, là cơ sở nền tảng tạo thành xã hội.
    Chính vì vậy từ cổ chí kim, gia đình và những vấn đề liên quan đến gia đình
    được nhiều người quan tâm nghiên cứu, bàn luận.
    Khổng Tử (551- 479TCN) đặt gia đình vào trung tâm của mối quan hệ cơ
    cấu ba cực: cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Ngoài việc xác định rõ tầm
    quan trọng mang tính chức năng của gia đình đối với sự tồn tại, ổn định và
    phát triển của xã hội. Khổng Tử đã chỉ ra được một đặc trưng khác của gia
    đình - đặc trưng của sự chuyển tiếp. Thông qua tổ chức xã hội đầu tiên là gia
    đình, các cá nhân đã bước vào xã hội và khẳng định vai trò, vị trí của mình
    trong xã hội. Như vậy, theo Khổng Tử, gia đình là cái cầu nối giữa cá nhân và
    xã hội, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên và mãi mãi nuôi dưỡng, che chở
    và chuẩn bị hành trang cần thiết để con người bước vào cuộc sống xã hội.
    Người con có hiếu là người phải biết giữ gìn thể diện để có thể phụng sự cha
    mẹ mình hết lòng, thực hiện được chí hướng của cha ông, giữ gìn được vị trí
    của gia đình, yêu kính những người mà cha ông yêu kính.
    Mạnh Tử (327-289 TCN) - học trò của Khổng Tử - xem gia đình là hạt
    nhân, là tế bào cấu thành một quốc gia. Mạnh Tử quan niệm rằng: "Thiên hạ
    quốc gia, thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân"
    [20]. Nghĩa là thiên hạ là quốc gia, gốc của thiên hạ chính là quốc gia, gốc của
    quốc gia chính là gia đình, gốc của gia đình chính là bản thân mỗi cá nhân.
    Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử coi gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.
    Trong mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội thì gia đình là nền
    tảng tạo nên xã hội, là môi trường quan trọng để giáo dục con người.
    Khi nghiên cứu về vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách
    của trẻ em trong gia đình, Raymond Beach cho rằng: Gia đình là nguồn gốc,
    là cái gút của mỗi sinh tồn cá nhân, cũng là chỗ rất tốt cho con người nảy nở
    đều đều. Chính gia đình là chỗ bắt nguồn của tất cả các tổ chức học đường, từ
    cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Theo ông, văn hóa gia đình nói chung, truyền
    thống gia đình nói riêng ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tâm lý tinh thần của
    trẻ em, từ giọng nói, ánh mắt, hành vi, cử chỉ đến việc sắp xếp đồ dùng trong
    gia đình Mỗi gia đình, theo ông có những nếp sống nhất định, tạo nên bức
    tranh truyền thống của gia đình mình “Tất cả những cái đó góp sức vào sự
    huấn luyện trẻ con trong sự thi hành phận sự và làm cho ý chí đầu tiên của nó
    đứng trong khuôn phép [2].
    1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
    Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam vấn đề truyền thống gia đình cũng
    được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.
    Tác giả Phan Bội Châu với tư tưởng văn hóa phương Đông, khi bàn về gia
    đình và truyền thống gia đình đã phân tích và giải nghĩa khá rõ ràng câu: “Tề gia,
    trị quốc, bình thiên hạ” nổi tiếng trong Nho giáo là: “Tề, trị chỉ là một nhẽ, gia,
    quốc chung nhau một gốc. Nhà tức là cái nước nhỏ, nước tức là cái nhà to. Theo
    ông, nước có luật pháp, phép tắc thì nhà cũng có gia phong. Và gia phong về đạo
    lý cũng ràng buộc con người chặt chẽ chẳng khác gì phép nước” [3].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ph. Angghen (1972), nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và nhà
    nước, NXB Sự thât, Hà Nội.
    2. Raymond Beach (1990), Giáo dục gia đình, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
    3. Phan Bội Châu (1973), Khổng đăng học, NXB Khai Trí, Sài Gòn.
    4. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, NXB Đại học Quốc gia,
    Hà Nội.
    5. Phạm Khắc Chương - Nguyễn Thị Bích Hằng (1999), Giáo dục gia đình,
    NXB Giáo dục, Hà Nội.
    6. Võ Thị Cúc, Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách
    trẻ em, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    7. Trần Văn Giàu, Tuyển tập (2001), NXB Giáo dục, Hà Nội
    8. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    9. Lê Như Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển
    nhân cách trẻ em, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
    10. Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lý học gia đình, Trường Đại học sư phạm
    Hà Nội.
    11. Nguyễn Văn Hộ - Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo dục
    hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường THPT, NXB Giáo dục.
    12. Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Khoa học xã
    hội, Hà Nội.
    13. Đỗ Huy - Vũ Khắc Liên (1993), Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt
    Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    14. I.X Kôn (197), Tâm lý học Thanh niên, NXB Trẻ.
    15. Đỗ Long (2000), Quan hệ dòng họ và cá nhân trong tâm lý nông dân,
    NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    16. Lê Minh (chủ biên) (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã
    hội, NXB Lao động, Hà Nội.
    17. Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005, NXB Giáo dục
    18. Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết (1979), Matxcova, Nguyễn Thế
    Hùng dịch.
    19. Từ điển Tiếng Việt (1998), NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học.
    20. Viện Triết học (1997), chủ nghĩa Mac-Lênin cơ sở phương pháp luận của
    tâm lý học (lưu hành nội bộ), Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam.
    21. Văn kiện Hội nghị lần thứ X, BCHTW Đảng, NXB Chính trị Quốc gia.
    22. Will Durat (1997), Lịch sử văn minh Trung Hoa, NXB Văn hóa - Thể
    thao (Nguyễn Hiến Lê dịch).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...