Tiểu Luận Ảnh hưởng của tôn giáo đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Bống Hà, 6/12/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    I. Tình hình tôn giáo hiện nay ở Việt Nam
    II. Nguyên nhân của sự gia tăng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
    II. Vài kiến nghị để giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
    KẾT LUẬN

    MỞ ĐẦU
    Cùng với những biến động lớn lao của nền văn minh nhân loại, đất nước Việt Nam bước vào thế kỷ XXI cũng đang trên đà phát triển vươn tới một nền CNH-HĐH, một xu thế tất yếu của thời đại. Con đường hội nhập với thế giới, xu hướng toàn cầu hoá luôn mở rộng với một đất nước giầu tài nguyên, con người cần cù, sáng tạo, có thể nói Việt Nam có khá nhiều thuận lợi trong quá trình toàn cầu hoá, song những khó khăn, thách thức cũng không phải là nhỏ. Một đất nước xuất phát từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở vật chất thấp kém, nguồn lực trí tuệ chưa được phát huy hết sức mạnh nhưng lại gặp phải sự chống đối, phá hoại của các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước, nhằm phá tan hệ thống XHCN ở Việt Nam nói riêng và các nước XHCN nói chung. Địch đã dùng những âm mưu, thủ đoạn hết sức khôn khéo và thâm độc để lật đổ chính quyền ta, từ lĩnh vực kinh tế, chính trị đến tôn giáo, một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và là điểm nóng của bất cứ một cuộc chiến tranh nào trong thời đại hiện nay.
    Nước ta có 54 dân tộc, trong đó các dân tộc ít người chiểm tỷ lệ không nhỏ. Văn hoá dân tộc khá phong phú đa dạng, các dân tộc lại phân bố rải rác trên diện rộng, hầu hết ở vùng sâu, vùng xa. Nền kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp. Vì vậy họ có nguy cơ bị lôi kéo, chia rẽ do lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch luôn là rất lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống chính trị xã hội và trật tự an ninh của toàn tỉnh.
    Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Đảng và các cấp chính quyền trong toàn tỉnh phải có những chủ trương, chính sách vừa kiên quyết, mềm dẻo lại tuân theo đúng chính sách luật pháp của Nhà nước để đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động truyền đạo trái pháp luật và sự lợi dụng của các thế lực phản động; đồng thời thu hút được đồng bào có đạo hướng niềm tin vào Đảng và Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...