Chuyên Đề Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến vai trò của nhà nước

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Toàn cầu hóa ảnh hưởng rất lớn đến nhà nước ở các quốc gia: hạn chế chủ quyền, hạn chế tính tự chủ trong chính sách kinh tế - xã hội, chịu sự ràng buộc quốc tế Tuy nhiên, điều đó không hề phủ nhận vai trò của nhà nước; ngược lại, càng khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của nhà nước trong bối cảnh mới. Mặc dù vậy, sự tác động của toàn cầu hóa đòi hỏi các nhà nước phải điều chỉnh, cải cách một cách cơ bản tổ chức và hoạt động của mình.

    Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu khách quan, đang lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia. Quá trình này có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận động, phát triển của mọi quốc gia, dân tộc, mà trực tiếp nhất là ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước. Chính vì vậy, vai trò của nhà nước trong kỷ nguyên toàn cầu hóa trở thành đề tài thu hút nhiều học giả trên thế giới quan tâm, nghiên cứu.

    Xung quanh vấn đề vai trò của nhà nước trong thời kỳ toàn cầu hóa đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau. Khái quát lại, có hai loại quan điểm chủ yếu sau:

    Loại quan điểm thứ nhất cho rằng, khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, vai trò của nhà nước sẽ giảm đi, thậm chí sẽ trở nên không cần thiết nữa. Theo loại quan điểm này, cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự hình thành hệ thống kinh tế toàn cầu đang phá vỡ những biên giới của các nền kinh tế quốc gia. Các nền kinh tế này, trên thực tế, đang liên kết với nhau bởi những quan hệ thương mại, tài chính, chính trị, xã hội và văn hóa; chịu sự chi phối bởi quy luật của kinh tế thị trường và phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực, những hiệp ước quốc tế của các tổ chức quốc tế lớn, như WTO, IMF, WB, EU Nhà nước, do đó, sẽ không có khả năng tác động hữu hiệu đến sự phát triển kinh tế, xã hội và sẽ mất đi năng lực điều hành, quản lý xã hội.(*)

    Loại quan điểm thứ hai khẳng định, nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng không chỉ ở các nước đang phát triển, mà cả ở những nước phát triển, không chỉ ở các nước xã hội chủ nghĩa, mà cả ở những nước tư bản chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa. Tiến trình toàn cầu hóa với những tác động, ảnh hưởng nhiều mặt của nó đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, như khủng hoảng tài chính, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường mà việc giải quyết chúng sẽ không thể nếu không có sự can thiệp của nhà nước. Sự xói mòn các đường biên giới (một số người coi đó là “dấu hiệu đặc trưng của toàn cầu hóa”), sự gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau, sự thu hẹp tương đối chủ quyền của các quốc gia, dân tộc hoàn toàn không có nghĩa là ý nghĩa của nhà nước với tính cách bộ phận cấu thành hệ thống kinh tế - xã hội của bất kỳ một nước nào sẽ mất đi. Tuy nhiên, những người theo quan điểm này đều cho rằng nhà nước cần phải cải cách, đổi mới phương thức điều hành, cơ chế quản lý vĩ mô cho phù hợp với điều kiện mới của toàn cầu hóa, có quan hệ chặt chẽ với chính phủ các nước khác và các tổ chức quốc tế.

    Cả hai loại quan điểm trên đều phản ánh một thực tế: toàn cầu hóa có ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước ở các quốc gia. Nhưng nếu từ đó mà cho rằng, vai trò của nhà nước sẽ suy giảm và trở nên không cần thiết thì là một nhận định có tính cực đoan, phiến diện.

    Thực tế tiến trình toàn cầu hóa đến nay đã cho thấy ở một số lĩnh vực, vai trò của nhà nước đang phần nào bị thu hẹp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hóa với sự gia tăng vai trò của các tổ chức kinh tế - tài chính và sự hoạt động ngày càng mạnh mẽ, hiệu quả của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các lực lượng xuyên quốc gia đang tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà nước, trước hết là các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Các nhà nước sẽ không còn giữ vai trò quản lý độc tôn trong một quốc gia, mà phải chia sẻ quyền lực cho các tổ chức liên quốc gia này. Bởi lẽ, khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, các quốc gia đều phải thực hiện các cam kết, thông lệ quốc tế chung do các tổ chức quốc tế và khu vực đưa ra. Toàn cầu hóa với sự hoạt động và gia tăng thường xuyên, mạnh mẽ của các chế định quốc tế lớn, như WTO, UN, WB với hàng loạt các điều luật, nguyên tắc, quy định, hiệp ước mang tính quốc tế nghiêm ngặt, như luật quốc tế về bảo vệ môi trường, luật về sa thải người lao động, luật chống bán phá giá, quy định về định mức thuế, về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khiến việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế của nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Để hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, các nhà nước buộc phải điều chỉnh, sửa đổi những chính sách, quy định, pháp luật của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...