Luận Văn Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ ương lên tỉ lệ sống và sinh trưởng của cá Leo (Wallago attu)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM TẠ TÓM TẮT MỤC LỤC
    DANH SÁCH BẢNG
    PHẦN I: GIỚI THIỆU
    1.1 Giới thiệu 8
    1.2 Mục tiêu đề tài . 8
    1.3 Nội dung đề tài .9
    1.4 Thời gian thực hiện đề tài .9

    PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    2.1 Đặc điểm hình thái và phân loại cá Leo . 10
    2.1.1 Đặc điểm phân loại . 11
    2.1.2 Đặc điểm hình thái . 11
    2.2 Đặc điểm phân bố . 12
    2.3 Đặc điểm dinh dưỡng 12
    2.4 Đặc điểm sinh trưởng . .13
    2.5 Đặc điểm thành thục và sinh sản của cá Leo .14

    PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU . .16
    3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . .16
    3.2.1 Bố trí thí nghiệm .16
    3.2.2 Chăm sóc và quản lý bể thí nghiệm .17
    3.2.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu .17
    3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 18

    PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    4.1 Một số yếu tố môi trường . 19
    4.2 Sự tăng trưởng của cá Leo trong quá trình ương . 22
    4.2.1 Sự tăng trưởng của cá Leo ở thí nghiệm 1 . 22
    4.2.1.1 Sự tăng trưởng về khối lượng 22
    4.2.1.2 Sự tăng trưởng về chiều dài .22

    4.2.2 Sự tăng trưởng của cá Leo ở thí nghiệm 2 23
    4.2.2.1 Sự tăng trưởng về trọng lượng 23
    4.2.2.2 Sự tăng trưởng về chiều dài .24
    4.3 Tỉ lệ sống 24


    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

    5.1 Kết luận .25
    5.2 Đề xuất 25
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
    PHỤ LỤC

    GIỚI THIỆU



    1.1 Giới thiệu

    Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất nước. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có thể nói đây là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nghề nuôi thủy sản. Trong những năm gần đây sản lượng nước ngọt ở ĐBSCL đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm và đem lại thu nhập đáng kể cho hàng ngàn nông – ngư- dân.

    Trong những loài cá nuôi ở đây thì cá da trơn (cá tra, cá basa) là những đối tượng có giá trị kinh tế cao và được nuôi khá rộng rãi. Sản lượng 2 loài này đạt 200.000 tấn vào 2002 (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004). Tuy nhiên, trong những năm gần đây do gặp khó khăn về vấn đề giá cả và thị trường mà người nuôi có xu hướng tìm kiếm những loài nuôi mới có giá trị kinh tế cao và ổn định nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và giảm áp lực lên con cá tra và basa. Cá Leo (Wallago attu) tuy chưa được biết nhiều nhưng theo đánh giá của người nuôi và các nhà khoa học thì loài cá này được coi là một trong những loài có triển vọng phát triển.

    Cá Leo là loài có kích thước lớn , phẩm chất thịt ngon được nhiều người ưa thích ( theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Các nghiên cứu về đối tượng này còn rất hạn chế, phần lớn tập trung vào phân loại, mô tả, và phân bố . Thế nhưng những nghiên cứu về loài cá này vẫn chưa hoàn chỉnh.

    Trong thời gian qua, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ đã phối hợp với Trung tâm giống Thủy Sản An Giang cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá Leo, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá Leo phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao có được con giống tốt. Một trong những hướng nghiên cứu cho mục tiêu này là tìm vấn đề ương chưa được nghiên cứu tính ăn của cá, mật độ sống trong giai đoạn cá bột để xác định phương pháp cho ăn, chế biến thức ăn và mật độ sống phù hợp. Vì vậy, đề tài: “Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ ương lên tỉ lệ sống và sinh trưởng của cá Leo (Wallago attu)” được thực hiện.


    1.2 Mục tiêu đề tài
    Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu là tìm ra được loại thức ăn và mật độ thích hợp để ương cá Leo với tỷ lệ sống và tăng trưởng đạt hiệu quả cao, góp phần hoàn thiện quy trình ương cá Leo cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

    1.3 Nội dung của đề tài

    Đề tài thực hiện các nội dung:
    1) Theo dõi một số yếu tố môi trường nước ương cá Leo giống bằng các loại thức ăn và mật độ khác nhau.
    2)Khảo sát ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Leo trong hệ thống ương
    3) Khảo sát ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Leo trong hệ thống ương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...