Thạc Sĩ Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ và phương pháp qu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ và phương pháp quản lý hiệu quả
    TÓM TẮT
    Mục tiêu của bài luận văn này là nhằm khảo sát thực trạng quản lý phương tiện
    vận tải đường bộ của các nhà quản lý, trên cơ sở lý thuyết về thông tin không hoàn hảo
    và lý thuyết về hệ thống định vị toàn cầu, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể bằng cách
    ứng dụng thiết bị GPS để giám sát phương tiện vận tải nhằm hạn chế thông tin không
    hoàn hảo trong ngành, mục đích là giảm chi phí vận hành và nâng cao năng suất hoạt
    động giúp doanh nghiệp nói riêng hay ngành vận tải nói chung nhằm nâng cao vị thế
    cạnh tranh và phát triển bền vững.
    Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết những ngưởi làm công tác quản lý phương
    tiện không kiểm soát được tình trạng của phương tiện vào một thời điểm bất kỳ, địa
    điểm xuất phát, địa điểm kết thúc, lộ trình đã đi qua, nhật ký công tác của phương
    tiện, để có được những thông tin này, người quản lý phải thông qua người vận hành
    trực tiếp nhưng kết quả khảo sát cũng cho thấy đươc rằng thông tin giữa hai bên cũng
    không chính xác, không trung thực, người quản lý luôn không hài lòng, không tin
    tưởng người vận hành phương tiện.
    Cùng với những cơ sở lý thuyết về thông tin bất cân xứng và GPS, là những kinh
    nghiệm làm việc về chuỗi cung ứng, logistics, công nghệ thông tin,và nhiều kinh
    nghiệm làm việc khác, tôi đã đưa ra những giải pháp cụ thể đáp ứng được những vấn
    đề mà người quản lý phương tiện rất quan tâm, đề tài đóng góp được những điểm mới
    mà ngành vận tải Việt Nam đang có xu hướng định vị hóa tất cả phương tiện vận tải
    trong xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu.MỤC LỤC
    Chương I. GIỚI THIỆU .1
    1.1. Mở đầu 1
    1.2. Vấn đề nghiên cứu 2
    1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2
    1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu 2
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
    1.4.1.Đối tượng nghiên cứu .3
    1.4.2.Phạm vi nghiên cứu 3
    1.5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu 4
    1.6. Phương pháp nghiên cứu 4
    1.7. Kết cấu của đề tài . 4
    Chương II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
    2.1. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng 5
    2.1.1. Giới thiệu sơ lược về thông tin bất cân xứng 5
    2.1.2. Các khái niệm về thông tin bất cân xứng 7
    2.1.3. Hệ quả của thông tin bất cân xứng .7
    2.1.3.1. Lựa chọn bất lợi 8
    2.1.3.2. Tâm lý ỷ lại .8
    2.1.4. Giải pháp lý thuyết hạn chế thông tin bất cân xứng 8
    2.1.4.1. Phát tín hiệu .8
    2.1.4.2. Sàng lọc 92.1.4.3. Cơ chế giám sát 10
    2.2. Lý thuyết về hệ thống thiết bị định vị toàn cầu 12
    2.2.1.Định nghĩa 1 .12
    2.2.1.1.Phần vũ trụ .12
    2.2.1.2. Phần điều khiển 13
    2.2.1.3. Phần sử dụng . 13
    2.2.2. Định nghĩa 2 14
    2.2.2.1.Các thành phần của GPS 14
    2.2.2.2.Hoạt động của hệ thống .15
    2.3. Một số sản phẩm của hệ thống thiết bị định vị toàn cầu. 16
    2.3.1. Sơ lược về phần cứng thiết bị GPS .16
    2.3.2. Phần mềm trang chủ .18
    2.3.3. Phần mềm trang web người sử dụng 19
    2.3.4. Cơ chế vận hành 20
    2.4. Ứng dụng GPS trong quản lý phương tiện vận tải ở Việt Nam và trên thế giới .21
    2.4.1. Ứng dụng GPS trong quản lý phương tiện vận tải ở Việt Nam .21
    Chương III. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ PHƯƠNG TIỆN VẬN
    CHUYỂN ĐƯỜNG BỘ THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG .25
    3.1. Bối cảnh .25
    3.2. Kinh nghiệm làm việc và ý kiến của các nhà quản lý 26
    3.3. Thực trạng quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ .27
    3.3.1. Phương pháp phân tích và thu thập thông tin .27
    3.3.1.1. Nguồn số liệu 27
    3.3.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .28
    3.3.1.3. Phương pháp chọn mẫu .283.3.2. Kết quả khảo sát 30
    3.3.2.1. Phương tiện vận tải sử dụng vào những mục đích công việc .30
    3.3.2.2. Mức độ hài lòng về công việc đang làm 31
    3.3.2.3. Mức độ hài lòng về thái độ họp tác . 32
    3.3.2.4. Sự họp tác của tài xế .33
    3.3.2.5. Mức độ tin tưởng khi nhận được sự phản hồi của tài xế 34
    3.3.2.6. Kiểm tra trạng thái của xe đang chạy hay đang dừng 35
    3.3.2.7. Phương pháp kiểm tra trang thái xe tại một thời điểm .36
    3.3.2.8. Phương pháp kiểm tra số kilomet đi được .37
    3.3.2.9. Phương pháp kiểm tra tất cả xe vào môt ngày mới .38
    3.3.2.10. Phương pháp kiểm tra phương tiện từ điểm A đến B theo thời gian 39
    3.3.2.11. Ưu tiên xếp loại điều động 40
    3.3.2.12. Mức độ tin tưởng báo cáo .41
    3.3.2.13. Phần trăm hao hụt nhiên liệu .42
    3.3.2.14. Nhận biết phương tiện vượt quá tốc độ 42
    3.3.2.15. Báo cáo tổng hợp 43
    Chương IV. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 46
    4.1. Thông tin của Bộ Giao Thông Vận Tải . 46
    4.2. Những qui định mới 47
    4.3. Gợi ý một số chính sách chính của đề tài 49
    4.3.1. Quản trị trạng thái của phương tiện 51
    4.3.2. Quản trị lịch làm việc từng ngày của phương tiện 544.3.3. Quản trị nhật ký hành trình làm việc của phương tiện 55
    4.3.4. Quản trị số kilomet vận hành từng ngày của từng phương tiện .56
    4.3.5. Ứng dụng khác của GPS .58
    KẾT LUẬN .62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .64
    PHỤ LỤC 1 .66
    PHỤ LỤC 2 .71
    PHỤ LỤC 3 .72DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Bảng 1: Danh sách số lượng chủ sở hữu phương tiện vận tải trên khu vực Thành Phố
    Hồ Chí Minh, đến thời điểm tháng 02 năm 2009. 28
    Bảng 2: Số mẫu điều tra tính toán và thực tế 29
    Bảng 3. Bảng số liệu thống kê phương tiện khảo sát được chọn 30
    Bảng 4. Mức độ hài lòng về công việc đang làm 31
    Bảng 5. Mức độ hài lòng về thái độ họp tác . 32
    Bảng 6. Tỷ lệ (%) sự họp tác của tài xế 33
    Bảng 7. Tỷ lệ (%) mức độ tin tưởng khi nhận được sự phản hồi của tài xế 34
    Bảng 8. Tỷ lệ (%) câu trả lời biết hoặc không biết .35
    Bảng 9. Tỷ lệ (%) phương pháp kiểm tra trạng thái xe .36
    Bảng 10. Phương pháp kiểm tra số kilomet đi được .37
    Bảng 11. Phương pháp kiểm tra tất cả xe vào môt ngày 38
    Bảng 12. Phương pháp kiểm tra phương tiện từ điểm A đến B .39
    Bảng 13. Ưu tiên xếp loại điều động 40
    Bảng 14. Mức độ tin tưởng báo cáo .41
    Bảng 15. Phần trăm hao hụt nhiên liệu 42
    Bảng 16. Nhận biết phương tiện vượt quá tốc độ .42
    Bảng 17. Tóm tắt kết quả khảo sát .44
    Bảng 18. Những ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đến hiệu quả kinh doanh của
    doanh nghiệp. 45DANH MỤC HÌNH VẼ
    Hình 1: Vệ tinh quay xung quanh trái đất 12
    Hình 2: Sản phẩm XBX-M 16
    Hình 3: Sản phẩm XBX-A .17
    Hình 4: Qui trình cơ chế vận hành của hệ thống GPS 20
    Hình 5: Minh họa phương thức truyền dữ liệu trực tuyến 22
    Hình 6: Một loại máy dẫn đường GPS trên xe hơi (Vision Engineer, 2005) 23
    Hình 7: Máy dẫn đường GPS trên xe taxi ở Nhật (Wikipedia, 2006) 23
    Hình 8. Tỷ lệ(%) phương tiện khảo sát 31
    Hình 9. Mức độ hài lòng về công việc đang làm 32
    Hình 10. Mức độ hài lòng về thái độ họp tác .32
    Hình 11. Tỷ lệ (%) sự họp tác của tài xế 33
    Hình 12. Tỷ lệ (%) mức độ tin tưởng khi nhận được sự phản hồi của tài xế .34
    Hình 13. Tỷ lệ (%)về trạng thái xe dừng hay chạy tại một thời điểm .35
    Hình 14. phương pháp kiểm tra trạng thái xe .36
    Hình 15. Phương pháp kiểm tra số kilomet đi được .37
    Hình 16. Phương pháp kiểm tra tất cả xe vào môt ngày .38
    Hình 17. Phương pháp kiểm tra phương tiện từ điểm A đến B 39
    Hình 18. Ưu tiên xếp loại điều động 40
    Hình 19. Mức độ tin tưởng báo cáo .41
    Hình 20. Nhận biết phương tiện vượt quá tốc độ 43DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    1. Tiếng Anh
    Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa tiếng việt
    GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
    AI Asymmetry Information Thông tin bất cân xứng
    TC Transaction cost Chi phí giao dịch
    AS Adverse Seclection Lựa chọn bất lợi
    MH Moral Hazard Tâm lý ỷ lại
    WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
    2. Tiếng Việt
    Từ viết tắt Từ đầy đủ
    GTVT Giao thông vận tải
    GTĐB Giao thông đường bộ
    CNTT Công nghệ thông tin
    ATGT An toàn giao thông
    TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
    VT Vận tải
    Km Trạng Quỳnhmet1
    Chương I. GIỚI THIỆU
    1.1 Mở đầu:
    Có một câu hỏi được đặt ra là: “ Làm thế nào để quản trị được phương tiện vận
    chuyển đường bộ về các việc như sau: Trang thái, vị trí hiện tại, vị trí khởi hành, lộ
    trình đã đi qua, nếu không có đầy đủ thông tin?”. Thông tin giữa nhà quản trị và
    người vận hành một khi không trung thực thì điều gì sẽ xảy ra? Một loạt vấn đề kéo
    theo từ hệ quả này, tâm lý ỷ lại khi làm việc vì không có người giám sát, tự ý làm theo
    ý muốn cá nhân, đi không đúng tuyến, không đúng đường, đi đến nơi cần đến trể giờ so
    với qui định, báo cáo không đúng sự thật những kết quả này sẽ làm tăng chi phí cho
    một doanh nghiệp từ đó làm giảm năng lực canh trạnh và giảm năng suất hoạt động của
    doanh nghiệp nói riêng và ngành vận tải nước Việt Nam nói chung.
    Hơn nữa, trong xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu, sự xuất hiện của những tập
    đoàn cung ứng tầm cỡ quốc tế, quản lý chuyên nghiệp và sự ứng dụng trình độ khoa
    học kỹ thuật cao do vậy sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn, áp lực nhiều hơn
    đối với các doanh nghiệp trong nước, vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh trong nước
    cũng cần nhìn lại việc quản trị phương tiện vận chuyển của mình có hiệu quả chưa, chi
    phí và năng suất có phù hợp chưa trong xu thế hội nhập kinh tế ở thế kỷ 21 này.
    Cách mà các nhà quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ xưa nay hay làm đó
    là kiểm tra đồng hồ kilomet để đo khoảng cách, hay dùng điện thoại để gọi cho người
    vận hành để biết giờ đi, giờ đến hoặc vị trí hiện tại đang ở đâu. Phương pháp quản lý
    này tạm gọi là phương pháp truyền thống.2
    Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật số, công nghệ thông tin đã cho ra
    đời nhiều thiết bị dùng để giám sát phương tiện vận chuyển có tên gọi là GPS
    1
    . Phương
    tiện vận chuyển được gắn GPS sẽ thông báo các thông tin về Trang thái, Vị trí hiện tại,
    Vị trí khởi hành, lộ trình đã đi qua, Phương pháp quản lý này tạm gọi là phương
    pháp hiện đại.
    1.2. Vấn đề nghiên cứu:
    Nghiên cứu thực trạng quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ, xuất phát từ
    thông tin không cân xứng giữa người quản lý và người vận hành, không có cơ chế
    giám sát thì sự họp tác có hiệu quả không, vì vậy tôi chon đề tài cho bài luận văn của
    mình là : “ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG QUẢN
    LÝ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN
    LÝ HIỆU QUẢ”
    1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
    1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
    Mục tiêu của bài luận văn này là nhằm khảo sát và đánh giá tình trạng của
    phương pháp quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ theo phương pháp truyền
    thống. Từ đó đề ra các giải pháp quản trị phương tiện vận chuyển đường bộ hợp lý
    nhằm tăng khả năng cạnh tranh( đặc biệt là các lợi thế về chi phí và năng suất) cho việc
    phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam.
    1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
    Để tập trung giải quyết mục tiêu của đề tài luận văn, câu hỏi sau đây cần được
    trả lời là: Những ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng theo phương pháp quản lý
    truyền thống hiện nay đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
    1 GPS:Global Positioning System = Hệ thống định vị toàn cầu.3
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    1.4.1.Đối tượng nghiên cứu: Các nhà quản trị phương tiện vận chuyển đường bộ ở các
    công ty vận tải hàng hóa hay vận chuyển hành khách hay các công ty phân phối, công
    ty sản xuất và kinh doanh, cho thuê xe du lịch, đối tượng nghiên cứu được chọn lọc
    dựa theo tỷ lệ phân bổ các chủ phương tiện từ các quận huyện.
    1.4.2.Phạm vi nghiên cứu: Trên các quận của địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, trong
    không gian nước Việt Nam.
    Giới hạn của nghiên cứu:
    Giới hạn của nghiên cứu: Không nghiên cứu các đối tượng quản trị phương tiện
    vận chuyển đường thủy, đường không và đường sắt, không nghiên cứu các đối tượng
    quản lý phương tiện vận chuyển bằng xe máy, xe thô sơ, xe quân sự, xe cứu thương, xe
    chở tù nhân, xe chở các quan chức cấp cao, xe tang, xe cảnh sát, .
    1.5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu: Sử dụng lý thuyết về thông tin bất cân xứng, lý thuyết
    về hệ thống định vị toàn cầu GPS,
    1.6. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính và định lượng bằng cách phỏng
    vấn trực tiếp, qua điện thoại, qua thư điện tử, thu thập thông tin từ những người làm
    công tác quản trị phương tiện vận chuyển đường bộ trên các quận của địa bàn Thành
    Phố Hồ Chí Minh, trong không gian nước Việt Nam. Đề tài của luận văn chỉ đề cập
    đến phương pháp nghiên cứu như trên, vấn đề nghiên cứu lý thuyết GPS vào ứng dụng
    vận hành về phương diện công nghệ thông tin không báo cáo trong đề tài này, các bước
    thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm và những bước tiến của công nghệ thông
    tin trong việc kỹ thuật lập trình, sẽ được báo cáo trên một đề tài kỹ thuật lập trình
    công nghệ thông tin với các dữ liệu đầu vào của GPS.
    1.7. Kết cấu của đề tài: Luận văn tốt nghiệp bao gồm các phần như sau
    Sau chương giới thiệu thì kết cấu còn lại của đề tài được viết theo trình tự sau:
    Chương II.Trình bày về thông tin bất cân xứng, các khái niệm và những vấn đề liên
    quan đến thông tin bất cân xứng , lý thuyết về hệ thống định vị toàn cầu GPS. Một số4
    sản phẩm ứng dụng của hệ thống GPS trong việc quản trị phương tiện vận chuyển
    đường bộ. Chương III. Đánh giá thực trạng quản trị phương tiện vận chuyển đường bộ
    bằng phương pháp truyền thống. Chương IV. Kết luận các vấn đề nghiên cứu và đề
    xuất các gợi ý chính sách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...