Thạc Sĩ Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP.HCM

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    KHOA SAU ĐẠI HỌC

    Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

    TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU -------------------------------------------------------------------- 1
    1.1. Mở đầu ----------------------------------------------------------------------------------------- 1
    1.2. Vấn đề nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 4
    1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu------------------------------------------------------------- 7
    1.3.1. Mục tiêu ----------------------------------------------------------------------------------- 7
    1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 8
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 8
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu-------------------------------------------------------------------- 8
    1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 9
    1.5. Giả thiết nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------- 9
    1.6. Kết cấu của đề tài ----------------------------------------------------------------------------- 9

    CHƯƠNG II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ------ 10
    2.1. Lý thuyết về thị trường chứng khoán ---------------------------------------------------- 10
    2.1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán ----------------------------------------------- 10
    2.1.2. Thành phần tham gia thị trường chứng khoán -------------------------------------- 10
    2.2. Vai trò của thông tin trên TTCK ---------------------------------------------------------- 12
    2.3. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng ------------------------------------------------------ 13
    2.3.1. Giới thiệu sơ lược về thông tin bất cân xứng --------------------------------------- 13
    2.3.2. Các khái niệm về thông tin bất cân xứng-------------------------------------------- 14
    2.3.3. Hệ quả của thông tin bất cân xứng --------------------------------------------------- 15
    2.3.4. Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư ----------------------- 16
    2.3.5. Giải pháp lý thuyết hạn chế thông tin bất cân xứng ------------------------------- 17
    2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm đo lường thông tin bất cân xứng ----------------------- 19
    2.4.1. Mô hình xác định chi phí lựa chọn bất lợi ------------------------------------------ 19
    2.4.2. Hàm hồi qui và biến đo lường thông tin bất cân xứng ---------------------------- 23
    2.5. Mô hình nghiên cứu đề nghị--------------------------------------------------------------- 26
    2.5.1. Lựa chọn mô hình đo lường chi phí lựa chọn bất lợi ------------------------------ 26
    2.5.2. Lựa chọn mô hình và biến đo lường thông tin bất cân xứng --------------------- 27
    2.6. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------------- 31

    Chương III. HIỆN TRẠNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN --31
    3.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán ------------------------------------------------------- 31

    3.2. Thực trạng công bố thông tin của các công ty niêm yết ------------------------------- 38
    3.2.1. Thực trạng công bố thông tin theo qui định hiện hành ---------------------------- 38
    3.2.2. Thực trạng các nhân tố tác động đến tình trạng thông tin của thị trường ------- 40
    3.3. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------------- 42

    CHƯƠNG IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU --------------------- 43
    4.1. Mô hình đo lường --------------------------------------------------------------------------- 43
    4.1.1. Xác định chi phí lựa chọn bất lợi----------------------------------------------------- 43
    4.1.2. Mô hình đo lường mức độ thông tin ------------------------------------------------- 44
    4.2. Chọn mẫu và dữ liệu ----------------------------------------------------------------------- 45
    4.2.1. Chọn mẫu-------------------------------------------------------------------------------- 45
    4.2.2. Dữ liệu ----------------------------------------------------------------------------------- 45

    4.3. Kết quả thực nghiệm và giải thích kết quả ---------------------------------------------- 47
    4.3.1. Thống kê mô tả ------------------------------------------------------------------------- 47
    4.3.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ----------------------------------------------------- 50
    4.4. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------------- 53

    CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
    5.1. Kết luận vấn đề nghiên cứu---------------------------------------------------------------- 54
    5.2. Gợi ý chính sách ---------------------------------------------------------------------------- 55
    5.3. Giới hạn của đề tài -------------------------------------------------------------------------- 58
    5.3.1. Mô hình đo lường chi phí lựa chọn bất lợi ------------------------------------------ 58
    5.3.2. Số lượng công ty niêm yết ------------------------------------------------------------ 58
    5.3.3. Biến đo lường --------------------------------------------------------------------------- 58
    5.3.4. Kiểm soát biến nội sinh---------------------------------------------------------------- 59
    5.3.5. Các lĩnh vực nghiên cứu tiếp tục ----------------------------------------------------- 59

    TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------------------- 60
    PHỤ LỤC 1 --------------------------------------------------------------------------------------- 63
    PHỤ LỤC 2 --------------------------------------------------------------------------------------- 65
    PHỤ LỤC 3 --------------------------------------------------------------------------------------- 70


    1.1. MỞ ĐẦU

    Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động kể từ năm 2000, khi đó thị trường chỉ được giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM, biểu thị của thị trường là chỉ số giao dịch VNIndex. Khi Trung tâm mở cửa giao dịch phiên đầu tiên thì chỉ có 2 cổ phiếu REE và SAM được niêm yết, mãi cho đến cuối năm 2005 cũng chỉ có 41 công ty niêm yết. Chỉ số VNI ở giai đọan này biến động khá thất thường, có lúc cao trào chỉ số tăng lên gần 600 điểm, lúc nguội lạnh thì VNIdex chỉ còn hơn 100 điểm. Bước sang năm 2006, đặc biệt là nữa cuối của năm số lượng công ty niêm yết tăng lên nhanh chóng, đến cuối năm số công ty niêm yết là 196 công ty. Đi cùng với sự gia tăng số lượng công ty niêm yết là chỉ số VNI liên tục tăng từ mốc 600 điểm giữa năm 2006 đã tăng lên gần 1000 điểm vào cuối năm. Không dừng lại tại đó, sự kiện Việt Nam được gia nhập tổ chức kinh tế lớn nhất thế (WTO) vào cuối năm 2006, thị trường đã thực sự bùng nỗ. Thị trường liên tục tăng nóng bất chấp những lời cảnh báo của các chuyên gia và đỉnh điểm của nó là chỉ số VNI tăng lên 1170 điểm vào ngày 13/03/2007. Lượng giao dịch cũng giảm hẳn. Kèm theo đó là thị trường OTC đã bị đóng băng, giá cổ phiếu trên cả hai thị trường đều giảm rất lớn từ 30-50%. Cho đến ngày 27/12/2007 đã có 249 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong đó thị trường chứng khoán TP.HCM có 138 công ty (bao gồm các công ty quản lý quỹ) và còn lại là các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Hà Nội. Với 249 công ty đang niêm yết, vốn hóa của thị trường hiện nay khoảng
    491 ngàn tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD (nguồn Vietstock), nếu so sánh mức vốn hóa của thị trường hiện nay với các thị trường chứng khoán của các nước phát triển thì thị trường Việt Nam chẳng đáng là bao. Tuy nhiên, với mức vốn hóa lên đến khoảng 30 tỷ USD chiếm gần 43% GDP của cả nước thì nó quả thật không nhỏ đối với Việt Nam.

    Trải qua hơn 8 năm hình thành và phát triển, nhìn chung thị trường đã có những đóng góp rất tích cực. Đối với Chính phủ, tính đến ngày 18/02/2008 chỉ riêng trên thị trường chứng khoán TP.HCM đã có hơn 55.85 nghìn tỷ đồng trái phiếu được niêm yết, trong đó hầu hết đều là trái phiếu của các ngân hàng thương mại nhà nước và kho bạc trung ương (Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM). Bên cạnh đó Chính phủ cũng đã thu về hàng chục ngàn tỷ đồng từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Có thể nói thị trường chứng khoán hiện tại tuy không lớn, nhưng cũng đã phát huy được vai trò là kênh huy động vốn tích cực của Chính phủ. Ngoài ra, việc hình thành thị trường chứng khoán cũng đã làm cán cân lãi suất trên thị trường tín dụng điều chỉnh ngày càng phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế đất nước.

    Với các công ty, thị trường chứng khoán được xem là nơi huy động vốn hiệu quả nhất, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Khi mà nền kinh tế luôn có tốc độ tăng trưởng và phát triển cao thì nhu cầu về vốn dài hạn dành cho đầu tư và phát triển rất lớn. Trong khi nguồn lực của các tổ chức tín dụng hiện tại hầu như không đáp ứng kịp thì sự ra đời của thị trường chứng khoán như là một cứu cánh cho các công ty trong việc đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Cùng với việc huy động vốn, thông qua việc hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước, các công ty niêm yết cũng đã tận dụng được kinh nghiệm quản lý và công nghệ sản xuất tiên tiến từ các đối tác này. Mặc dù, trong thời gian vừa qua thị trường chưa phát huy

    Điểm đặc biệt ở giai đoạn trên là khi thị trường tăng, hầu hết mọi cổ phiếu đều tăng giá, bất chấp cổ phiếu tốt hay không tốt và ngược lại khi có một biến động nhỏ thì tất cả các cổ phiếu đều giảm. Hiện tượng tâm lý hay hành vi đầu tư theo kiểu bắt chước còn gọi là hành vi bầy đàn1 lại biểu hiện rõ như lúc này, đi kèm theo đó là có những dấu hiệu bong bóng tài sản trên thị trường và chúng mang tính không ổn định. Lường trước những tác hại xấu có thể xảy ra khi thị trường tăng trưởng quá nóng, Chính phủ đã thực thi rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế sự tăng nóng này bằng rất nhiều hình thức, từ những lời cảnh báo của các chuyên gia, những nhà quản lý ngành và đến các biện pháp mang tính hành chính mệnh lệnh như chỉ thị số 03 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 28/06/2007. Theo đó,các tổ chức tín dụng chỉ được phép cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán dưới mức 3% của tổng dư nợ tín dụng. Mặc dù chỉ thị 03 chưa đến hạn áp dụng, nhưng kể từ lúc ban hành chỉ thị đến ngày 27/12/2007, thị trường đã liên tục đi xuống, hết vai trò đánh giá, giám sát đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết, nhưng nó cũng phần nào làm cho các công ty này ngày càng minh bạch hơn, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hơn và có khả năng đương đầu với các công ty lớn bên ngoài.

    Một trong những đóng góp quan trọng khác mà thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã phát huy rất tốt. Đó là thị trường vừa huy động được vốn nhàn rỗi và vừa tạo ra cơ hội đầu tư cho các cá nhân, tổ chức cả trong và ngoài nước. Tuy có một số ngành nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà chưa được công khai niêm yết hoặc số lượng niêm yết còn hạn chế như hàng không, bưu chính, ngân hàng , nhưng với 249 công ty được niêm yết trên cả hai thị trường chứng khoán thì đây cũng là một thị trường có hàng hóa tương đối đa dạng và cũng là cơ hội đầu tư đa dạng cho các cá nhân, tổ chức cả trong và ngoài nước.

    Bên cạnh những thuận lợi đã giúp cho thị trường có những đóng góp to lớn như định hướng phát triển thị trường chứng khoán của Chính phủ đến năm 2020, tốc độ phát triển kinh tế luôn duy trì ở mức cao, gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới thì hiện nay thị trường vẫn còn nhiều khó khăn chưa được khắc phục và những thách thức lớn có khả năng gặp phải trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...