Luận Văn Ảnh hưởng của tảo được lắng bằng các loại hóa chất khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống nghêu giố

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    19

    ẢNH HƯỞNG CỦA TẢO ĐƯỢC LẮNG BẰNG CÁC LOẠI HÓA CHẤT KHÁC NHAU
    ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG NGHÊU GIỐNG (MERETRIX LYRATA)
    Lý Bích Thủy và Ngô Thị Thu Thảo 1
    1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
    Thông tin chung:
    Ngày nhận: 20/07/2012
    Ngày chấp nhận: 22/03/2013

    Title:
    Effects of different flocculated
    algae on the growth and
    survival rate of juvenile hard
    clam Meretrix lyrata
    Từ khóa:
    Meretrix lyrata,
    Nannochloropsis, Chaetoceros
    Keywords:
    Meretrix lyrata,
    Nannochloropsis, Chaetoceros
    ABSTRACT
    This study was conducted to determine the chemicals which was applied to
    flocculate of Nannochloropsis and Chaetoceros to feed juvenile hard-clam
    Meretix lyrata. The experiment included 6 treatments and three replicates
    per each. Juvenile clams (SL: 18.69 ± 2.07 mm) were cultured in 50 liter
    plastic tank with the density of 30 individuals per tank. Nannochloropsis
    and Chaetoceros were flocculated by three different chemicals such as
    FeCl 3, Al 2 (SO 4 ) 3, NaOH; and daily algal density diet were 30,000 cells/ml.
    After 90 days of culture, the highest survival rate (15.63%) presented in
    Chaetoceros flocculated by Al 2 (SO 4 ) 3 , significant difference from the other
    treatments (p<0.05). Lowerest survival rates (0%) was observed in
    Nannochloropsis flocculated by Al 2 (SO 4 ) 3 and Nannochloropsis flocculated
    by NaOH. Clam growth was not significant difference among treatments
    (p>0.05). Results from this study showed that Chaetoceros algae are
    considered more suitable for juvenile clams than Nannochloropsis after
    flocculation.
    TÓM TẮT
    Nghiên cứu này nhằm xác định loại hóa chất sử dụng để lắng tảo
    Chaetoceros và Nannochloropsis làm thức ăn cho nghêu giống Bến Tre
    (Meretrix lyrata). Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được
    lặp lại 3 lần. Nghêu giống (chiều dài:18,69±2,07 mm) được bố trí trong bể
    nhựa 50 lí với mật độ 30 con/bể. Thức ăn sử dụng là tảo Nannochloropsis
    và Chaetoceros được lắng bởi 3 loại hóa chất khác nhau là FeCl 3, Al 2 (SO 4 ) 3
    và NaOH, mật độ tảo cho ăn hàng ngày là 30.000 tb/ml. Sau 90 ngày thí
    nghiệm, nghiệm thức Chaetoceros lắng Al 2 (SO 4 ) 3 ) đạt tỷ lệ sống cao nhất
    (15,63%) khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Tỷ
    lệ sống thấp nhất (0%) ở nghiệm thức Nannochloropsis lắng Al 2 (SO 4 ) 3 và
    Nannochloropsis lắng NaOH. Tăng trưởng của nghêu ở các nghiệm thức
    khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghiên cứu cho thấy tảo
    Chaetoceros được xem là thức ăn thích hợp cho nghêu giống hơn tảo
    Nannochloropsis sau khi lắng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 25 (2013): 19-26

    20
    1 GIỚI THIỆU
    Hiện nay, trên thế giới có hơn 40 loài tảo
    khác nhau đã được phân lập và được nuôi thuần
    trong các hệ thống nuôi thâm canh (Coutteau,
    1996), trong số đó các loài Isochrysis galbana,
    Chaetoceros calcitrans, Dunaliella tertiolecta
    được sử dụng trong nuôi sinh khối giáp xác
    chân chèo (Nguyễn Thị Kim Liên và ctv, 2006),
    Artemia (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2006) hay
    Tetra-selmis sp. và Isochrysis sp. được sử dụng
    làm thức ăn cho luân trùng (Dhert, 1996), nhiều
    loài tảo được sử dụng trong sản xuất giống và
    ương ấu trùng động vật hai mảnh vỏ như
    Chaetoceros gracilis, Tetraselmis suecica,
    Thalassiosira pseudonana, Nannochloropsis sp.
    (Coutteau and Sorgeloos, 1992), tu hài, vẹm,
    bào ngư, cá măng (Nguyễn Thị Hoài Hà, 2010).
    Cùng với sự phát triển của ngành thủy sản
    nói chung và nhóm hai mảnh vỏ nói riêng. Đặc
    biệt, nghêu là đối tượng thủy sản kinh tế đang
    được chú trọng phát triển nuôi ở vùng bãi triều
    ven biển hiện nay, tảo được xem là nguồn thức
    ăn chính cho nghêu. Tuy nhiên, hiện nay trong
    sản xuất giống và ương nuôi nghêu người ta
    thường sử dụng tảo tươi, chưa chủ động được
    nguồn thức ăn. Vì lẽ đó, sự cần thiết về nghiên
    cứu các biện pháp sử dụng tảo trong ương
    nghêu giống là mục tiêu lâu dài góp phần nâng
    cao hiệu quả trong sản xuất nghêu ngày càng
    phát triển.
    2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Nghêu giống và phương pháp nuôi
    Nghêu giống được mua từ xã Tân Thành,
    huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, chiều
    dài 15 – 21 mm, khối lượng 0,7 - 2,6 g/con, mật
    độ 30 con/bể, nghêu được nuôi trong nhà có
    mái che; Tảo Nannochloropsis và Chaetoceros
    được lắng bằng 3 loại hóa chất khác nhau
    là NaOH, FeCl 3 và Al 2 (SO 4 ) 3 với liều lượng
    50 g/m 3 . Thí nghiệm được bố trí theo 3 nghiệm
    thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Các
    nghiệm thức được bố trí là: Cho ăn tảo
    Nannochloropsis lắng bằng FeCl 3 (NT1); Cho
    ăn tảo Nannochloropsis lắng bằng Al 2 (SO 4 ) 3
    (NT2); Cho ăn tảo Nannochloropsis lắng bằng
    NaOH (NT3); Cho ăn tảo Chaetoceros lắng
    bằng FeCl 3 (NT4); Cho ăn tảo Chaetoceros
    lắng bằng Al 2 (SO 4 ) 3 (NT5); Cho ăn tảo
    Chaetoceros lắng bằng NaOH (NT6). Tảo
    Chaetoceros và tảo Nannochloropsis thuần
    được nuôi bằng môi trường dinh dưỡng (Ngô
    Thị Thu Thảo và ctv., 2011) với liều lượng
    1 ml/L. Sau đó được thu hoạch bằng cách lắng
    và bảo quản trong tủ mát 2-13 o C. Nghêu giống
    được cho ăn 1 lần/ngày. Tất cả nghiệm thức
    được nuôi ở độ mặn 20‰ , thay nước 100% sau
    mỗi 5 ngày để duy trì chất lượng nước trong
    quá trình thí nghiệm.
    2.2 Theo dõi các chỉ tiêu môi trường
    Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH,
    KH, NO 2
    - , NH 3 /NH 4
    + được kiểm tra theo thời
    gian và phương pháp như trong Bảng 1.
    Bảng 1: Các chỉ tiêu môi trường theo dõi trong
    quá trình thí nghiệm
    Chỉ tiêu Thời gian
    Phương pháp
    xác định
    Nhiệt độ ( o C)
    2 lần/ngày (7h
    và 17h)
    Nhiệt kế
    pH 5 ngày/lần Test Sera (Đức)
    KH (mg CaCO 3 /L) 5 ngày/lần Test Sera (Đức)
    NO 2
    - (mg/L) 5 ngày/lần Test Sera (Đức)
    NH 3 /NH 4
    + (mg/L) 5 ngày/lần Test Sera (Đức)
    2.3 Theo dõi tốc độ lọc, tăng trưởng và tỷ lệ
    sống của nghêu
    Mật độ tế bào tảo được xác định hàng ngày
    theo công thức:
    Mật độ (tb/ml) = (N/64) x 10 4 Trong đó N là
    số tế bào trung bình giữa 3 lần đếm.
    Đếm mật độ tảo cho ăn ban đầu và sau khi
    cho ăn 24 giờ để đánh giá tốc độ lọc theo phần
    trăm: ACR(%/ngày)= [(
    24 0 T T  )/
    0 T ] x100
    Tốc độ lọc theo trọng lượng cơ thể của
    nghêu: ACR(tb/g/ngày)= (T 0 -T 24 )/W. Với T 0 :
    Mật độ tảo ban đầu lúc cho ăn (tb/ml); T 24 : Mật
    độ tảo sau khi cho ăn 24 giờ (tb/ml); W: Tổng
    khối lượng nghêu (g).
    Thu mẫu đo chiều dài (mm), cân khối lượng
    (g) và tỷ lệ sống (%) được xác định 15 ngày/lần
    để tính sự sinh trưởng theo các công thức sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...