Luận Văn Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1 Lí do chọn đề tài .1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu .1
    1.3 Phương pháp nghiên cứu 1
    1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
    CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KINH DOANH NGOẠI TỆ .3
    2.1 Tỷ giá hối đoái 3
    2.1.1 Khái niệm 3
    2.1.2 Các loại tỷ giá 3
    2.1.3 Cân bằng tỷ giá 4
    2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá .5
    2.2. Kinh doanh ngoại tệ 8
    2.2.1 Khái niệm 8
    2.2.2 Chức năng 9
    2.2.3 Các yếu tố chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ . 9
    2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự tác động của tỷ giá hối đoái đến kinh doanh ngoại tệ 10
    2.3.1 Trạng thái ngoại hối 10
    2.3.2 Biến động tỷ giá 11
    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NH TMCP PHƯƠNG NAM . 12
    3.1.Lịch sử hình thành 12
    3.1.1 Sự hình thành .12
    3.1.2 Lĩnh vực hoạt động .14
    3.1.3 Quan hệ đối tác 14
    3.2. Cơ cấu tổ chức .15
    3.2.1 Ngân hàng 15
    3.2.2 Phòng kinh doanh tiền tệ . 16
    CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI
    NH TMCP PHƯƠNG NAM 19
    4.1. Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá .19
    4.1.1 Cơ sở để nhận biết rủi ro tỷ giá . 19
    4.1.2 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá .22
    4.2. Thực trạng diễn biến tỷ giá trên thị trường trong thời gian qua 24
    4.3 Tình hình kinh doanh ngoại tệ .26
    4.3.1 Thuận lợi và khó khăn .26
    4.3.2 Kết quả hoạt động của NH 27
    4.3.3 Tình hình kinh doanh ngoại tệ .28
    4.4 Rủi ro tỷ giá và các biện pháp quản lí rủi ro tỷ giá của NH . 36
    4.4.1 Thực trạng rủi ro tỷ giá 36
    4.4.2 Biện pháp quản lí rủi ro tỷ giá của NH 40
    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TỶ
    GIÁ 42
    5.1 Quản lý rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức chịu rủi ro 43
    5.2 Chương trình quản trị rủi ro . 45
    5.2.1 Xác định hạn mức rủi ro .46
    5.2.2 Đánh giá rủi ro 47
    5.4 Dự báo tỷ giá bằng phân thích cơ bản 50
    5.5 Một số giải pháp khác 50
    5.5.1 Giải pháp về tổ chức và nhân sự . 50
    5.5.2 Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh .51
    KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 52
    1. Kiến nghị 52
    1.1 Đối với NHNN . 52
    1.2 Đối với NHPN 52
    2.Kết luận . 52

    1.1 Lí do chọn đề tài:
    Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị,
    quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro
    trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả
    kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM). Các ngân hàng và các định chế tài
    chính phi ngân hàng trước hết là trung gian tài chính, chúng “đứng trong vòng vây” của
    bốn nhóm của những người có vốn và cần vốn trong nền kinh tế gồm : Hộ gia đình,
    doanh nghiệp, chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài. Sản phẩm mà các NHTM mua, bán
    kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích ngân hàng
    khác. Trong hoạt động tín dụng cho dù hệ số an toàn vốn đạt tới 8% thì so với tài sản
    có, số vốn liếng của bản thân ngân hàng chỉ là không đáng kể (hoặc có thể nói theo các
    nhà toán học thì có thể dùng cụm từ “vô cùng nhỏ bé”). Nói một cách ngắn gọn là hoạt
    động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản
    trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người đứng giữa
    các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Kinh doanh trong
    lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong
    lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy có từng phát biểu :
    “Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanh ngoại tệ càng rủi ro bởi đánh giá được
    biến động của các đồng tiền trên thị trường quốc tế tính bằng phút. Chỉ cần tính sai là
    lỗ.”. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như rủi ro
    lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc
    gia thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do
    tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường
    trực gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các
    ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh doanh
    ngoại tệ là hết sức cần thiết và qua đó ta có thể tìm ra một số biện pháp hữu hiệu để
    phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá. Chính vì lí do này mà em chọn đề tài “Ảnh hưởng
    của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần
    Phương Nam”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
    Việc chọn đề tài : “Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại
    tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam” nhằm các mục tiêu sau:
    - Tìm hiểu về hoạt động mua bán ngoại tệ của NH, mua bán bao nhiêu loại
    ngoại tệ, cách thức giao dịch với khách hàng.
    - Nghiên cứu về sự tác động của tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ. Khi tỷ giá
    biến động nó sẽ ảnh hưởng đến lãi (lỗ) của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
    như thế nào.
    - Để từ đó đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá nhằm
    nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH.
    1.3 Phương pháp nghiên cứu:
    Việc nghiên cứu đề tài này thông qua một số phương pháp sau:
    SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 1
    Chương 1: Tổng quan
    - Thu thập số liệu
    + Số liệu sơ cấp:
    · Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ trong phòng kinh doanh tiền tệ của
    NH.
    · Quan sát những cách thức mua bán, giao dịch của nhân viên với
    khách hàng.
    + Số liệu thứ cấp:
    · Các nguồn tài liệu của NHPN.
    · Tham khảo tài liệu thông tin từ nhiều nguồn: sách, báo, tạp chí,
    internet, truyền hình
    - Phân tích số liệu bằng một số phương pháp sau:
    + Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu giữa các năm rồi đi đến kết
    luận.
    + Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê theo năm để từ đó so
    sánh, phân tích và rút ra kết luận.
    + Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phân tích các số liệu trong một thời
    điểm nhất định, trong từng trường hợp cụ thể.
    1.4 Phạm vi nghiên cứu:
    Do thời gian và điều kiện tiếp cận với NHPN có hạn, hơn nữa kiến thức và kinh
    nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài này còn nhiều hạn chế nên phạm vi của đề tài chỉ
    nghiên cứu tình hình kinh doanh ngoại tệ và sự tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh
    doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam trong 3 năm 2003-
    2004-2005.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...