Luận Văn Ảnh hưởng của quá trình rửa và cryoprotectant đến đặc tính cấu trúc của surimi từ thịt dè cá tra

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    79

    ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH RỬA VÀ CRYOPROTECTANT ĐẾN ĐẶC TÍNH
    CẤU TRÚC CỦA SURIMI TỪ THỊT DÈ CÁ TRA
    Trần Thanh Trúc, Nguyễn Hùng Đức và Nguyễn Văn Mười 1
    1 Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
    Thông tin chung:
    Ngày nhận: 23/01/2013
    Ngày chấp nhận: 20/08/2013

    Title:
    Effect of washing and
    cryoprotectant on the gel
    forming ability of meat from
    Tra fish by-product
    Từ khóa:
    Cryoprotectant, bảo quản
    lạnh đông, khả năng tạo gel,
    quá trình rửa, surimi, thịt dè
    cá tra
    Keywords:
    Cryoprotectant, frozen
    storage, gel forming ability,
    surimi, tra fish by-product,
    washing
    ABSTRACT
    Effect of washing period and salt concentration in washing solution on the gel
    properties of meat from “Tra” fish by-product (Pangasianodon hypophthalmus)
    were investigated. The mince was washed with 0, 0.3, 0.5 and 0.7% NaCl for
    different washing period (3, 4 and 5 minutes). In addition, the influence of
    washing cycle (the control, one time, two times and three times) to gel
    properties of meat mince of “Tra” fish by-product was also determined. The
    results showed that a good quality surimi required to be washed twice with
    0.5% NaCl and washing time should be limited within 19 minutes (4 min
    agitation and 15 minutes settling). To investigate salt and cryoprotectant
    concentration on the gel functionalities of surimi during frozen storage,
    different amount of salt (1.0,1.5 and 2.0% NaCl) as well as cryoprotectant
    concentration (0, 2.0, 3.0 and 4.0% of ratio 1: 1 between sorbitol and sucrose)
    were used. Addition of 1.5% NaCl with 3% sucrose and 3% sorbitol kept to
    stabilize the gel strength ad water holding capacity of frozen surimi during
    12 weeks.
    TÓM TẮT
    Ảnh hưởng của quá trình rửa (thời gian rửa, số lần rửa) và nồng độ muối trong
    nước rửa đến đặc tính gel của thịt dè cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
    được khảo sát. Thịt cá nghiền được rửa với nồng độ muối NaCl thay đổi từ 0;
    0,3; 0,5 và 0,7% với các mức thời gian khuấy trộn được khảo sát 3, 4 và 5 phút.
    Ngoài ra, ảnh hưởng của số lần rửa (1 lần, 2 lần hay 3 lần kết hợp mẫu đối
    chứng - không rửa) đến sự thay đổi khả năng tạo gel của thịt dè cá tra cũng
    được xác định. Ảnh hưởng của nồng độ muối và hỗn hợp cryoprotectant đến sự
    ổn định gel của surimi trong quá trình trữ đông được khảo sát ở 3 mức NaCl
    thay đổi từ 1, 1,5 và 2% kết hợp với nồng độ của hỗn hợp cryoprotectant
    (sorbitol và sucrose ở tỷ lệ 1:1) ở các mức 0, 2, 3 và 4%. Kết quả khảo sát cho
    thấy, surimi từ thịt dè cá tra có đặc tính gel tốt nhất sau quá trình rửa 2 lần
    trong dung dịch NaCl 0,5% và thời gian rửa 19 phút (4 phút khuấy và để yên 15
    phút). Việc bổ sung NaCl 1,5% và 3% sucrose and 3% sorbitol giúp ổn định cấu
    trúc và khả năng giữ nước của surimi lạnh đông đến 12 tuần.

    1 GIỚI THIỆU
    Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của ngành
    công nghiệp chế biến fillet cá tra lạnh đông xuất
    khẩu ngày gia tăng, các phụ phẩm từ quá trình xử
    lý fillet được thải ra hiện nay phần lớn chỉ được
    sử dụng trong chế biến thức ăn gia súc. Một loại
    phụ phẩm cao cấp hơn từ quy trình này là thịt dè
    cá tra hiện đang được các nhà máy chế biến thủy
    sản đông block và bán với giá rẻ (chỉ khoảng
    10.000 đồng/kg). Một trong những mục tiêu chiến
    lược về chế biến thủy sản đến hiện nay và các Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 27 (2013): 79-87

    80
    năm tiếp theo là tăng cường nâng cao giá trị
    nguồn nguyên liệu thủy sản bằng các giải pháp
    nâng cao công nghệ, cải tiến trình độ sản xuất các
    mặt hàng giá trị gia tăng từ thủy sản. Một số công
    ty cũng đang bước đầu sử dụng thịt dè cá tra để
    chế biến chả cá (công ty Hải sản 404, công ty thủy
    sản Phương Đông, Cần Thơ). Tuy nhiên, vấn đề
    đặt ra là một lượng lớn xương và các protein
    không có khả năng tạo gel còn lại trong phần thịt
    dè, tạo sản phẩm có giá trị cảm quan kém. Vì thế,
    việc nghiên cứu để tận dụng hiệu quả phụ phẩm
    từ cá tra xuất khẩu như dè cá để sản xuất các sản
    phẩm dạng paste, điển hình như surimi là một giải
    pháp tối ưu giúp nâng cao giá trị kinh tế của
    nguồn nguyên liệu dồi dào này.
    Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh tính
    hữu hiệu của quá trình rửa và việc sử dụng muối
    NaCl trong nước rửa cá để cải thiện màu sắc và
    tăng khả năng liên kết của protein (Chaijan et al.,
    2008). Bên cạnh thành phần nước rửa, tỷ lệ nước
    rửa và nguyên liệu, nhiệt độ rửa, phương thức
    khuấy cũng như số lần rửa là những yếu tố đặc
    biệt được quan tâm; trong đó nhiệt độ nước rửa
    thấp ở mức gần 0C, số lần rửa từ 2-3 lần với tỷ lệ
    nước rửa thay đổi từ 3:1 đến 5: 1 và tốc độ khuấy
    30 vòng/phút được đề nghị (Hossain et al., 2004;
    Chaijan et al., 2008). Sorbitol và sucrose là các
    hợp chất cryoprotectant được ứng dụng phổ biến
    nhất trong chế biến surimi nhằm chống lại sự phá
    vỡ cấu trúc của cơ thịt do tác động của lạnh đông
    (Park, 2005). Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã cho
    thấy hiệu quả của các chất tạo gel nguồn gốc thực
    vật (soy protein, proten bột mì) trong chế biến
    surimi hay các sản phẩm dạng paste khác từ thịt,
    cá, tôm, . (Borderias et al., 2005).
    Trên cơ sở đó, việc khảo sát quá trình rửa thịt
    dè cá cũng như tác động của các hợp chất
    cryoprotectant là nội dung chính trong quá trình
    nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của
    phần thịt dè, đồng thời là cơ sở cho việc điều
    khiển chất lượng nguyên liệu, đặc biệt là khả
    năng liên kết của protein cơ thịt và kiểm soát vi
    sinh vật.
    2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Phương tiện nghiên cứu
    Thí nghiệm được tiến hành tại bộ môn Công
    nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
    Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
    2.1.1 Nguyên liệu
    Dè cá tra được thu mua từ Công ty chế biến
    thủy sản Phương Đông, Công ty chế biến thủy sản
    Bình An và Công ty chế biến thủy sản Cafatex ở
    dạng đông block (5 kg/block), được chứa trong
    thùng cách nhiệt với nước đá để duy trì nhiệt độ
    thấp trong thời gian vận chuyển về phòng thí
    nghiệm. Nguyên liệu phải đạt yêu cầu về tiêu
    chuẩn dùng chế biến thực phẩm.
    2.1.2 Phụ gia sử dụng
    Sodium tripolyphosphate (Pháp), sorbitol
    (Pháp), cung cấp từ Chi nhánh vật tư khoa học kỹ
    thuật Cần Thơ.
    2.2 Phương pháp xử lý số liệu
    Số liệu phân tích từ các thí nghiệm được tính
    toán thống kê bằng chương trình Statgraphics
    Centrunion 15.1, phân tích ANOVA với phép thử
    LSD để so sánh trung bình các nghiệm thức.
    2.3 Phương pháp phân tích
    Bảng 1: Các phương pháp phân tích
    Thành phần Phương pháp

    Lực nén (g f )
    Đo khả năng chịu nén của sản phẩm dựa trên lực tác động của đầu đo P75 lên khối
    mẫu hình trụ có đường kính 28 mm, chiều cao 20 mm, sử dụng thiết bị Texture
    Analyser TA-XT 2i với lực tác động 25 kg f đến 60% chiều cao mẫu.
    Khả năng giữ nước
    (WHC, %)
    Phương pháp nén áp lực trên giấy lọc (filter paper press method; FPPM) (Grau &
    Hamm, 1957; trích dẫn bởi Honikel & Hamm, 1994).
    pH Sử dụng pH kế, theo ISO 2917:1999(E).
    Độ trắng (%) Độ trắng WI (white index) được xác định bằng cách sử dụng máy đo màu NH 300.
    Độ ẩm (%) Phương pháp NMKL số 23-1991.
    Đạm tổng số (%) Phương pháp Kjedahl, TCVN 8125:2009.
    Lipid tổng số (%) Phương pháp Soxhlet, AOAC 920.39.
    Vi sinh vật tổng số (cfu/g) Phương pháp định lượng vi sinh vật trên đĩa thạch. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30°C,
    TCVN 4884:2005.
    Phương pháp tan giá Làm tan giá sản phẩm và kiểm tra khối lượng tịnh sau tan giá theo mục 3.5 của
    TCVN 2068:1993.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...