Tiểu Luận Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với các hộ dân bị mất đất

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA

    1. Khái niệm và đặc điểm về đô thị.

    1.1 Một số khái niệm.

    Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Hà Nội, 1995).
    Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị (Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến trúc, Hà Nội).

    Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động nông nghiệp, cơ sơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện (Thông tư 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây dựng và ban tổ chức cán bộ chính phủ).

    Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của cả một miền đo thị, của một đô thị, một huyện hoặc một đô thị trong huyện.
    1.2 Những đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị.

    Thứ nhất, đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và có tính toàn cầu:

    - Vấn đề môi trường: Tốc độ tăng quá nhanh về công nghiệp hoá và đô thị hoá dấn đến phá huỷ một phần môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường .trong khi khắc phục các sự cố rất chậm chạp, không đầy đủ vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ.

    - Vấn đề dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân số đô thị, hai hướng chuyển dịch dân cư là chuyển dịch theo chiều rộng và theo chiều sâu diễn ra song song.
    - Vấn đề tổ chức không gian và môi trường: Quy mô dân số đô thị tập trung quá lớn so với trình độ quản lý, dẫn đến không điều hoà gây bế tắc trong tổ chức môi trường sống đô thị.

    Thứ hai, quan hệ thành thị và nông thôn luôn tồn tại, ngày càng trở nên quan trọng.
    Thứ ba, hệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệt:

    - Thị trường đô thị là một hệ thống hoặc địa điểm, ở đó diẽn ra việc mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
    - Những thị trường chủ yếu của đô thị bao gồm: Thị trường lao động, thị trường đất và bất động sản, thị trường giao thông, thị trường hạ tầng đô thị, thị trường dịch vụ, thị trường tài chính.

    T
    hứ tư, đô thị như một nền kinh tế quốc dân: Vì đô thị cũng được giới hạn về mặt hành chính, hoạt động của nó có tính độc lập tương đối.

    Thứ năm, đô thị mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất, kinh tế và văn hóa. Nền văn hoá được kế thừa và phát triển với bản sắc dân tộc Việt Nam.

    2. Khái niệm và đặc điểm đô thị hoá.


    2.1 Khái niệm đô thị hoá:

    Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và nhiều biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vì vậy có thể nêu khái niệm dưới nhiều góc độ.

    - Trên quan điểm một vùng: đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Theo quan điểm này thì tốc độ đô thị hóa, trình độ đô thị hoá nhằm mô tả diến biến, tình trạng của quá trình. Tốc độ đô thị hoá có thể có hai nghĩa:


    + Trên góc độ thống kê người ta thường so sánh quy mô đô thị về mặt dân số, so sánh kinh tế giữa các thời kỳ để xác định quy mô tăng thêm trong thời kỳ nhất định.
    + Trên góc độ kinh tế - xã hội ta có thể hiểu nó như là tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số ở một thời điểm nhất định.

    - Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lưc lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị.
    Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị. Kết thúc thời kì quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hoá cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong điều kiện mới . đặc biệt là thay đổi cơ cấu dân cư.
    2.2 Đặc điểm đô thị hóa:
    - Đô thị hoá mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.

    - Đô thị hoá gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ .do vậy, đô thị hoá không thể tách rời với chế độ kinh tế - xã
    hội.

    - Đô thị hoá nông thôn: Là xu thế bền vững có tính quy luật, là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn. Thực chất đấy là tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.

    MC LỤC


    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA . 1

    1. Khái niệm và đặc điểm về đô thị. . 1

    1.1 Một số khái niệm. 1

    1.2 Những đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị. . 1

    2. Khái niệm và đặc điểm đô thị hoá. . 2

    2.1 Khái niệm đô thị hoá: . 2

    2.2 Đặc điểm đô thị hóa: 3

    3. Đất đô thị. 4

    3.1 Khái niệm: . 4

    3.2 Đăc điểm của đất đô thị: . 4

    II. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI CÁC HỘ N BỊ MẤT ĐẤT Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI . 5

    1.Ảnh hưởng tích cực . 5

    2. Ảnh hưởng tiêu cực. . 9

    2.1. Ảnh hưởng tới việc làm của người dân ở ngoại thành : . 10

    2.2 Ảnh hưởng tới môi trường, môi sinh và diện tích đất canh tác : . 12

    2.3. Ảnh hưởng tới văn hóa Làng và làng nghề truyền thống : . 14

    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP . 18

    1. Kinh tế: 18

    2. Văn hóa 19

    3. Xã hội 19
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...