Luận Văn Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất

    1. Lý do chọn đề tài:
    Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia châu Á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt. Quá trình hiện đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hóa trở thành một xu hướng nổi bật của các quốc gia đang phát triển vào thập kỉ 50-60. Tốc độ phát triển của dân số đô thị ở các nước đang phát triển đã nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển. Theo “Báo cáo phát triển thế giới 2003” đã dự đoán đến năm 2050, lần đầu tiên trong lịch sử, đa số người dân ở các nước đang phát triển sẽ được sống ở các đô thị và các thành phố. Nhưng người ta cũng khẳng định tính có hại của đời sống đô thị, sự suy thoái về môi trường, cạn kiệt tài nguyên, các ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của con người,
    Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến hải đảo, không đâu là không mọc lên các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Hệ thống acủa đất nước. Đặc biệt ở các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội-TP Hồ Chí Minh việc đô thị hóa diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, điều này đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. áp lực với đất đai là điều không thể tránh khỏi bởi chúng ta chỉ có thể sử dụng sao cho hợp lí nguồn của cải quốc gia chứ không thể thay đổi quỹ đất được Quá trình chuyển đổi đất Nông nghiệp sang đất đô thị đã tác động đến một bộ phận dân cư. Nói đến đô thị người ta thường nghĩ ngay đến mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên các đô thị lớn cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ xã hội, năng suất lao động cao hơn. Nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Nhưng chúng ta cũng nên nhìn nhận cả mặt trái của quá trình đô thị hóa. Một trong số đó là quá trình chuyển đổi đất Nông nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mất đất.
    Việt Nam đang chứng kiến một tốc độ đô thị hoá cao chưa từng có. Lượng dân cư vào đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗi năm có khoảng 1 triệu dân cư toàn quốc tiếp tục tham gia vào “đại gia đình” đô thị. Toàn quốc hiện có trên 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ, trong đó có 93 thành phố cấp tỉnh, thành. Riêng Hà Nội dự kiến tỉ lệ đô thị hoá đạt 30-32% vào năm 2010 và 55-62.5% trong năm 2020 và dân số đô thị đến năm 2010 là 3.9 - 4.2 triệu người, năm 2020 là 7.9-8.5 triệu người. Do vậy, đất đai sử dụng để xây nhà ở và các cơ sở hạ tầng là rất thiếu thốn. Từ nay đén năm 2010, theo kế hoạch sử dụng đất, Hà nội sẽ thực hiện thu hồi, chuyển hơn 5.200ha đất Nông nghiệp để phục vụ nhu cầu phát triển đô thị (Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố Hà Nội cho biết, theo đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2025, quy mô Hà Nội sẽ được mở rộng lên mức xấp xỉ 1.975km2, rộng hơn gấp đôi so với hiện nay).
    Xuất phát từ thực tiễn cũng như ảnh hưởng của quá trình đô thi hóa, nhóm 2 nghiên cứu 1 phần nhỏ của quá trình đô thị hóa tác động đến người dân : “Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất”. Chúng em hi vọng với đề tài này, sẽ có cách nhìn sâu hơn, thực tế hơn về tình cảnh người nông dân mất đất.
    2. Đối tượng, phạm vi, thời gian, phương pháp nghiên cứu:
    -Đối tượng: Các vùng nông thôn có sự chuyển đổi đất Nông nghiệp sang đất khu đụ thị đặc biệt là các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội
    -Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, định tính, tổng hợp trên cơ sở các số liệu đã được thu thập, từ đó rút ra những kết luận, những nhận định, diễn biến xảy ra trong thực tế và xu hướng trong tương lai.
    - Pham vi nghiên cứu: Vùng ngoại thành ven đô thành phố Hà Nội, như các khu đô thị như Trung Hòa Nhân Chính, Định Công, Đông Anh,
    - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến nay
    3.Tài liệu tham khảo
    - Giáo trình “kinh tế đô thị” của GS.TS Nguyễn Đình Hương và Thạc sĩ Nguyễn Hữu Đoàn. Nhà xuất bản giáo duc 2002
    - Giáo trình “quản lý đô thị” của GS.TS Nguyễn Đình Hương và Thạc s ĩ Nguyễn Hữu Đoàn. Nhà xuất bản thống kê
    -Trang web vietbaovietnam.vn
    -Trang web vn eppress.vn
    -Trang web bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
    -Trang web bộ lao động thương binh Xã hội
    -Trang web bộ t ài nguyên môi trường
    -Trang web cục thông kê
    -Trang web hội nông dân việt nam
    -Báo lao động số 218 ngày 20/9/2007
    4.Kết cấu bài viêt:


    1.Tính cấp thiết của đề tài
    2. Đối tượng, phạm vi, thời gian,phương pháp nghiên cứu
    3. Tài liệu tham khảo
    4. Kết cấu bài viết
    5.Câu hỏi nghiên cứu
    5.1. Đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến nông dân mất đất
    5.2. Chính sách nào giải quyết tình trạng mất đ ất của người dân
    6. Cơ sở l ý thuyết
    7.Thực trạng
    7.1 Thực trạng về đất Nông nghiệp và người nông dân mất đất
    7.2 Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng tới người dân
    7.3 Giải pháp
    8. Kết luận.


     
Đang tải...