Thạc Sĩ ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất-khối ngành

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Theo Báo Thanh Niên (2006): “Cộng đồng sử dụng tiếng Anh trên
    toàn cầu đã lên đến con số gần 2 tỷ người. Các kho tài liệu, thư viện, báo cáo
    khoa học, phát minh được viết hoặc dịch sang tiếng Anh để phổ biến rộng
    rãi. Hơn 10 tỷ trang web trên thế giới có sử dụng tiếng Anh làm phương tiện
    truyền thông, quảng bá, trao đổi thông tin, học tập và nghiên cứu”. Cương
    lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011 của Ðại hội XI của Ðảng Cộng sản Việt
    Nam) đã xác định một trong những phương hướng cơ bản phải là chủ động và
    tích cực hội nhập quốc tế. Sự thật là chúng ta đã tham gia vào một sân chơi
    thế giới khi chính thức gia nhập WTO năm 2006. Tiếng Anh trở thành một
    giải pháp hữu hiệu để làm giàu kiến thức, học tập suốt đời, mở rộng cơ hội
    giao lưu quốc tế, tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay.
    Chính vì vậy, việc giảng dạy và học tập tiếng Anh có vai trò vô cùng quan
    trọng đối với sự phát triển của quốc gia.
    Tuy nhiên, chất lượng học tập và giảng dạy tiếng Anh ở nước ta còn
    nhiều vấn đề. Trong nghiên cứu “Làm thế nào để cải thiện kỹ năng nói tiếng
    Anh cho sinh viên”, Hồ Minh Thu (2006) cho biết một số kết quả của khảo
    sát thực trạng về năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ tại hai
    trường đại học thành viên của đại học Đà Nẵng như sau: “các kỹ năng ngôn
    ngữ của sinh viên còn rất hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng nghe và nói; đại bộ
    phận sinh viên (67%) không có thói quen hoặc không thể giao tiếp với nhau
    bằng tiếng Anh ” Mặc dù, giảng dạy tiếng Anh hiện nay rất được các trường
    đại học xem trọng và có mặt trong tất cả các chương trình đào tạo, khả năng
    10
    tiếng Anh của sinh viên sau khi ra trường nhìn chung vẫn chưa tốt. Tạp chí
    Nhà Quản Lý (26.03.2006) cho biết chỉ có 40% sinh viên nước ta có thái độ
    tích cực đối với việc học, phần còn lại học chỉ để học chứ thật sự không đầu
    tư vào đó. Một trong những nguyên nhân góp phần vào tình trạng này là động
    lực học tập của người học chưa cao.
    Trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, Kiều Văn Thịnh (2000) cho rằng
    “mọi phương pháp giảng dạy cho dù tân kỳ như thế nào mà cung cách người
    học ù lì, tất cả sẽ không thay đổi. Người học không tự buộc mình phải học thì
    các phương pháp giảng dạy có liên tục cải tiến cũng chỉ là món đồ chơi cầu
    kỳ, đắc tiền, vô tác dụng.” Điều này cũng tương tự như cải tiến phương pháp
    mà không dựa trên những quy luật về tâm lý học tập của người học thì chắc
    chắn thất bại. Slavin (2008) khẳng định “một trong những thành phần có tính
    then chốt nhất trong việc học là động lực học tập mọi sinh viên đều có động
    lực học tập”. Các quốc gia có nền giáo dục phát triển rất quan tâm đến động
    lực học tập người học. Vấn đề này đã được nghiên cứu rất nhiều, hình thành
    nên một hệ thống lý thuyết vững chắc và ứng dụng vào giảng dạy từ lâu trên
    thế giới như các thuyết Học tập hành vi (Behavioral Learning Theory), thuyết
    nhu cầu của Maslow, thuyết Quy kết (Attribution Theory), thuyết Kỳ vọng
    (Expectancy Theory) Các thuyết này cung cấp những thông tin: giáo viên
    có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn ở động lực học tập người học và động lực
    học tập đóng vai trò quyết định chất lượng học tập. Động lực học tập tạo nên
    một nguồn sức mạnh, một nguồn năng lượng mạnh mẽ khiến chủ thể hành
    động và duy trì hành động để đạt được kết quả. Nhiều nhà khoa học nhận định
    rằng học sinh chịu học hay không liên quan rất nhiều đến động lực học tập.
    Nếu người học có động lực, chất lượng học tập sẽ vượt trội. Theo Slavin
    11
    (2008), một trong những yếu tố làm tăng động lực của người học là phương
    pháp giảng dạy của giáo viên.
    Acsimet có câu “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên!”
    Acsimet cho thấy phương pháp tốt có thể làm nên những chuyện phi thường.
    Trong khi giáo dục có thể tạo nên điều kỳ diệu đối với kết quả đào tạo nguồn
    nhân lực thì phương pháp giảng dạy lại có thể tạo nên đòn bẩy nâng cao chất
    lượng giáo dục. Tác giả Trần Lê Hữu Nghĩa (2008) nhìn nhận khá toàn diện
    về tình hình giảng dạy và học tập tại các trường đại học nước ta: “giáo viên
    vẫn là người ra quyết định, là nhân vật trung tâm của lớp học Sinh viên
    Việt Nam không được dạy bằng phương pháp tích cực, chủ yếu là nghe giảng
    và ghi chép thiếu sự tương tác. Vì vậy, thay đổi phương pháp giảng dạy là
    vấn đề sống còn. Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương
    khóa VIII (1997) thể hiện rõ quyết tâm tận dụng đòn bẩy phương pháp: “đổi
    mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
    chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng
    các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học,
    đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là
    sinh viên đại học ” Keller (1984) cho rằng giáo viên không thể khiến sinh
    viên chịu học nhưng họ có thể phát triển những chiến lược tạo môi trường
    thúc đẩy sinh viên học tập. Theo mô hình ARCS về thiết kế động lực, Keller
    (1984) chứng minh rằng những hành vi, hoạt động nằm trong phương pháp
    giảng dạy của giáo viên có thể gây sự chú ý, sự thích thú, sự tự tin, sự thoả
    mãn của người học. Đó là những yếu tố mà Keller khẳng định sẽ làm tăng
    cường và duy trì động lực học tập của người học. Slavin (2008) cung cấp
    những thông tin khẳng định giáo viên có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn ở
    động lực học tập người học. Những chiến lược mà nhà giáo dục có thể sử
    12
    dụng nhằm tăng động lực học tập người học như phải khơi dậy sự hứng thú
    học tập, trí tò mò, sử dụng đa dạng các hình thức trình bày, giảng bài thú vị,
    giúp người học thiết lập những mục tiêu của chính mình, cung cấp những
    phản hồi rõ ràng, tức thời và thường xuyên
    Trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, phương pháp giảng dạy đặc biệt có
    những tác động mạnh mẽ đến chất lượng học tập, nhất là đối với đặc điểm
    sinh viên Việt Nam “có những phẩm chất gây trở ngại cho việc học ngôn ngữ
    như nhút nhát, thụ động, không thích cộng tác với bạn bè, tính tự giác học tập
    và năng động chưa cao (Nguyễn Thị Thuý Hồng, 2009). Nguyễn Thị Thuý
    Hồng (2009) đề xuất phương pháp giảng dạy tiếng Anh phải thay đổi theo
    hướng cho sinh viên thực hành theo nhóm, theo cặp, xen kẽ các trò chơi trong
    các giờ giảng, thiết kế các bài tập theo hướng tạo tính chủ động sáng
    tạo nhằm khắc phục những trở ngại trên. Như vậy, phương pháp giảng dạy
    nói chung, phương pháp dạy tiếng Anh nói riêng, đóng vai trò lớn trong việc
    thúc đẩy động lực học tập, từ đó làm thay đổi hiệu quả học tập tiếng Anh của
    người học. Cần phải chú trọng và quan tâm đến phương pháp giảng dạy, thay
    đổi phương pháp giảng dạy dựa trên những quy luật động lực học tập của
    người học là yếu tố then chốt.
    Trường đại học Văn Lang là một trong những trường đại học lớn, có
    trên 10.000 sinh viên, đào tạo nhiều ngành nghề quan trọng, góp phần nâng
    cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn lao động đa dạng và cần thiết cho đất
    nước. Nguồn nhân lực do Văn Lang đào tạo là một trong những nguồn lao
    động tri thức trẻ quan trọng của đất nước. Trong bối cảnh chung, việc giảng
    dạy tiếng Anh tại trường cũng còn nhiều vấn đề chủ quan cũng như khách
    13
    quan như từ cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy của giáo viên, đặc điểm
    của sinh viên Chất lượng giảng dạy tiếng Anh chưa đồng đều, có giáo viên
    dạy hay nhiệt tình nhưng cũng có giáo viên dạy chưa tốt và thụ động. Nhiều
    sinh viên rụt rè, nhút nhát không tích cực tham gia vào việc học. Chất lượng
    tiếng Anh đầu vào chưa đồng đều, có sinh viên học theo hệ ba năm, có sinh
    viên học theo hệ bảy năm được xếp vào học cùng lớp. Một số sinh viên ý thức
    được tiếng Anh quan trọng như thế nào cho công việc tương lai nhưng một số
    khác lại học cho có, học cho qua. Một số sinh viên chán học tiếng Anh trên
    lớp do giảng viên chưa khơi gợi được sự hứng thú học tập. Các vấn đề này đã
    khiến cho Văn Lang không ngừng nổ lực cải thiện chất lượng giảng dạy và
    học tập tiếng Anh tại trường. Từ năm học 2008-2009, công nghệ thông tin
    được ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả, hỗ trợ cho việc dạy, học, kiểm tra,
    đánh giá ở tất cả các khoa. Trong nhiều năm, trường cũng thấy được các lớp
    tiếng Anh có sinh viên ở nhiều trình độ khác nhau, gây cảng trở cho việc
    giảng dạy, họ đã thiết kế và thực hiện các kỳ thi xếp lớp cho sinh viên mới
    vào trường trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, các vấn đề trên vẫn còn tồn
    tại.
    Trong lĩnh vực nghiên cứu vấn đề dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam,
    đã có nhiều nghiên cứu nhưng thường thiên về tìm hiểu thực trạng. Một số bài
    viết, bài nghiên cứu quan tâm đến việc cải tiến phương pháp giảng dạy tiếng
    Anh như nghiên cứu “Một số chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và
    học tiếng Anh cho học viên lớn tuổi ở khoa tiếng Anh” của tác giả Nguyễn
    Thị Mỹ Phượng năm 2006, “Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong việc ứng
    dụng công nghệ vào giảng dạy ngoại ngữ” của tác giả Nguyễn Văn Long năm
    2009, “Đa dạng hoá hình thức giảng dạy ngoại ngữ bằng phương pháp dạy
    học theo dự án” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thanh năm 2006 nhưng
    14
    chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và
    động lực học tiếng Anh. Tại Văn Lang, nghiên cứu về lĩnh vực này hoàn toàn
    không có.
    Xuất phát từ nhu cầu, tính thiếu yếu của vấn đề trên, nghiên cứu này
    được tiến hành nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và
    động lực học tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy
    tiếng Anh của giáo viên đến động lực học tiếng Anh của sinh viên năm nhấtkhối
    ngành kinh tế tại trường đại học Văn Lang.
    3. Ý nghĩa của nghiên cứu
    Nghiên cứu cung cấp thông tin về hoạt động giảng dạy và học tập
    tiếng Anh của sinh viên năm nhất tại đại học Văn Lang, góp phần cải tiến chất
    lượng giảng dạy và học tập tiếng Anh nói chung và tại trường Văn Lang nói
    riêng.
    Giáo viên tiếng Anh có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này phục vụ
    cho công tác giảng dạy, chọn lựa các hoạt động phù hợp nhằm giúp sinh viên
    học tập tốt hơn.
    15
    Các nhà quản lý giáo dục có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này
    nhằm đưa ra quyết định khuyến khích, hỗ trợ hoạt động giảng dạy nào của
    giáo viên.
    Nghiên cứu gợi mở những hướng nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực
    này.VV
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...