Luận Văn Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Phật giáo là một tôn giáo lớn, đồng thời cũng là một học thuyết mang đậm tính triết học sâu sắc, được truyền bá rộng rãi ở cả Nhật Bản, Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Trong những năm gần đây, với chủ trương cùng xây dựng quan hệ hợp tác hai nước lên tầm đối tác chiến lược, Nhật Bản và Việt Nam đều dựa vào những nét tương đồng của mỗi quốc gia để tìm nguồn lực tinh thần hợp tác, trong đó Phật giáo đã có một vị trí đóng góp đáng kể. Việc nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản với chủ đề “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản” vì lẽ đó, có ý nghĩa thiết thực, không chỉ mặt thực tiễn mà cả về lý luận văn hóa, chính trị và tôn giáo.
    Với tính cách là một bộ phận của đời sống tinh thần của xã hội, Phật giáo có ảnh hưởng, cả tích cực và tiêu cực, không chỉ đến đời sống tinh thần, mà đến đời sống xã hội nói chung. Những tác động tích cực và tiêu cực của Phật giáo nói riêng và các hiện tượng tôn giáo nói chung, đan xen và diễn biến phức tạp, trong lịch sử và trong hiện tại. Có lẽ do tính phức tạp này, mà phương pháp tiếp cận các luận điểm về Phật giáo và về tôn giáo nói chung thường không thống nhất, thậm chí dẫn đến những tranh luận không nhỏ về triết học và cả về chính trị. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của xã hội Nhật Bản, do đó, sẽ góp phần làm rõ hơn phương pháp tiếp cận và một số luận điểm liên quan đến Phật giáo Nhật Bản.
    Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, Nhật Bản cũng như Việt Nam, đều phải dựa vào các nguồn lực tinh thần của xã hội để "ứng vạn biến", trong đó có Phật giáo. Phát huy các giá trị tinh thần của Phật giáo, trở thành một phần không thể thiếu, để bảo tồn và phát triển mỗi dân tộc một cách độc lập, tự chủ. Là một quốc gia đã đạt được trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao nhưng lại có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về đời sống tinh thần. Việt Nam có thể tham chiếu nhiều kinh nghiệm thành công của Nhật Bản trong việc phát huy giá trị Phật giáo, góp phần thúc
    3
    đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển và có thể trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đề tài này có thể góp phần cung cấp một số luận điểm về vai trò của Phật giáo trong xu hướng phát triển chung của đất nước hiện nay, đồng thời góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm chiến lược.
    Tình hình nghiên cứu đề tài luận án
    Ngay từ giữa những năm 1960, tại Việt Nam, nhất là khu vực phía Nam, đã bắt đầu xuất hiện các công trình nghiên cứu có đề cập đến Phật giáo Nhật Bản. Các công trình này có dành một dung lượng khá lớn cho việc phân tích quá trình phát triển, những đặc điểm của Phật giáo Nhật Bản. Điển hình phải kể đến tác phẩm Lịch sử tư tưởng Nhật Bản của Thiền sư Thích Thiên Ân do Nhà xuất bản Phương Đông xuất bản tại Sài Gòn năm 1965, hay như tác phẩm hai tập Nhật Bản tư tưởng sử của tác giả Ishida Kazuyoshi do Tủ sách Kim văn Sài Gòn ấn hành năm 1972 Tuy nhiên, những nội dung về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của Nhật Bản mới chỉ là những nét chấm phá, sơ lược và phần lớn dừng lại ở những phân tích dưới góc độ lịch sử tư tưởng.
    Sau khi Việt Nam thống nhất (1975), nhất là từ sau năm 1990, trong bối cảnh quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản phát triển với nhịp độ nhanh dẫn tới nhu cầu tìm hiểu văn hoá Nhật Bản ngày một đòi hỏi cao hơn, tại Việt Nam đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về văn hoá, tư tưởng, tôn giáo Nhật Bản, trong số đó có rất nhiều chuyên khảo do các học giả Việt Nam thực hiện hoặc được dịch sang tiếng Việt có đề cập nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản. Trước hết phải kể đến tác phẩm Những con đường tâm linh phương Đông gồm 2 tập do Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin ấn hành năm 2000, Nghiên cứu Tôn giáo Nhật Bản của Joseph M.Kitagawa do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2002; Đời sống tôn giáo Nhật Bản hiện nay do Phạm Hồng Thái (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2005; Nhìn chung những công trình này đều tiến sâu hơn một bước trong viện nghiên cứu đời sống tôn giáo Nhật Bản và ảnh hưởng của các
    4
    tôn giáo, trong đó có Phật giáo đối với đời sống xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách hệ thống thì ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần xã hội Nhật Bản đã diễn ra như thế nào? Hiện nay, Phật giáo đóng vai trò gì đối với sự phát triển văn hoá và xã hội của xã hội Nhật Bản? Nhất là từ việc xem xét những ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hoá xã hội Nhật Bản có thể rút ra những gợi ý gì cho công cuộc xây dựng nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam? vẫn còn là những vấn đề tiếp tục cần được làm sáng tỏ
    Luận án này sẽ góp phần trả lời câu hỏi đó từ góc độ nghiên cứu “Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản”. Thêm nữa, đề tài này được vận dụng lý luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử là một hướng tiếp cận khác so với các công trình đã có, và đề tài này còn góp phần cùng nghiên cứu vai trò của Phật giáo trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của Việt Nam, đặc biệt trong đối tác chiến lược với Nhật Bản hiện nay.
    Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Trên cơ sở khái quát các giai đoạn phát triển, các đặc trưng nhận diện của Phật giáo Nhật Bản, luận án tập trung đánh giá các nhân tố và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần xã hội Nhật Bản, nêu lên một số so sánh với Phật giáo Việt Nam và rút ra một số bài học cần thiết.
    Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần trong phạm vi đạo đức, văn hoá, lối sống ở xã hội Nhật Bản theo hai thời kỳ cơ bản: trước hiện đại và trong quá trình hiện đại hoá ngày nay từ góc độ triết học-tôn giáo.
    Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    Vận dụng lý luận triết học DVBC&DVLS; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo nói chung; đồng thời vận dụng kết hợp các PPNC chung của khoa học xã hội như phân tích, so sánh, hệ thống, khái quát và kết hợp với các
    5
    PPNC của văn hóa học, sử học, tôn giáo học, trên cơ sở tiếp thu thành tựu có liên quan và từ những tài liệu sẵn có.
    Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống ảnh hưởng của Phật giáo đến một số mặt trong đời sống tinh thần của xã hội Nhật Bản trước hiện đại và hiện đại, góp phần hiểu sâu hơn về Phật giáo của Nhật bản.
    Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt cơ bản để khai thác trong quan hệ hợp tác giữa hai nền văn hoá hiện nay.
    Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Góp phần cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước đối với tôn giáo; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc cũng như phát triển đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc.
    Làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Tôn giáo học và Triết học tôn giáo; hỗ trợ cho công tác quản lý tôn giáo.
    Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, các công trình đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...