Luận Văn Ảnh hưởng của pH lên vòng đời của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Trang Lời cảm tạ . i
    Tóm tắt . ii
    Mục lục . iii
    Danh sách hình . v
    Danh sách bảng . vi

    Chương 1. GIỚI THIỆU . . 1
    Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    2.1. Tình hình phát triển nghề nuôi luân trùng . 3
    2.2. Đặc điểm sinh học 4
    2.2.1. Đặc điểm phân loại . 4
    2.2.2. Hình thái . 4
    2.2.3. Sinh học và chu kỳ sống 5
    2.2.4. Sinh sản và vòng đời 5
    2.2.5. Phân bố . 7
    2.2.6. Phát triển và tuổi thọ . 7
    2.3. Điều kiện nuôi 7
    2.3.1. Nồng độ muối . 8
    2.3.2. Nhiệt độ . 8
    2.3.3. pH 9
    2.3.4. Ánh sáng 10
    2.3.5. Dinh dưỡng . 11
    2.4. Các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến luân trùng . 13
    2.4.1. Vi khuẩn 13
    2.4.2. Trùng lông tơ . 13


    Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
    3.1. Thời gian và địa điểm 14
    3.1.1. Thời Gian 14
    3.1.2. Địa điểm . 14
    3.2. Phương pháp nghiên cứu . 14
    3.2.1. Vật liệu thí nghiệm . 14
    3.2.1.1. Dụng cụ 14
    3.2.1.2. Hóa chất 14
    3.2.1.3. Nguồn nước 14
    3.2.1.4. Nguồn luân trùng giống . 14
    3.2.1.5. Nguồn tảo . 14
    3.3. Phân lập luân trùng 15
    3.4. Bố trí thí nghiệm 15
    3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 16
    3.5.1. Mật độ tảo . 16
    3.5.2. Tốc độ lọc thức ăn . 16
    3.5.3. Tốc độ ăn 16
    3.6. Phương pháp xử lý số liệu 17


    Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
    18
    4.1. Nhiệt độ 18
    4.2. Thí nghiệm: Ảnh hưởng của pH lên vòng đời luân trùng 18
    4.2.1. Ảnh hưởng của pH lên thời gian thành thục . 18
    4.2.2. Ảnh hưởng của pH lên thời gian phát triển phôi . 20
    4.2.3. Ảnh hưởng của pH lên nhịp sinh sản 23
    4.2.4. Ảnh hưởng của pH lên tuổi thọ 25
    4.2.5. Ảnh hưởng của pH lên sức sinh sản . 28
    4.2.6. Ảnh hưởng của pH lên tốc độ lọc . 30
    4.2.7. Ảnh hưởng của pH lên tốc độ ăn 32


    Chương 5. KẾT LUÂN VÀ ĐỀ XUẤT
    . 34
    5.1. Kết luận . 34
    5.2. Đề xuất 34
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35


    GIỚI THIỆU

    Trong những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản đang ngày càng được phát triển. Do đó vấn đề về con giống đang hết sức được quan tâm. Để việc nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả cao thì khâu quản lý ao nuôi là rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó vấn đề về thức ăn cũng không kém phần quan trọng, bởi vì tất cả các loài động vật thủy sản trong giai đoạn đầu của quá trình ương nuôi đều cần sử dụng các loại thức ăn có kích cỡ phù hợp với cỡ miệng, mà trong đó thức ăn tự nhiên có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Thức ăn tự nhiên có kích cỡ tương đối nhỏ, là mắc xích đầu tiên tạo nên năng suất sinh học sơ cấp, đánh giá sơ bộ về hàm lượng chất dinh dưỡng và cả về chỉ thị môi trường. Theo Đặng Ngọc Thanh (1974), thì “nguồn thức ăn tự nhiên nói chung và thực vật nổi hay tảo nói riêng là thành phần cơ bản của động vật thủy sản trong thủy vực”. Thức ăn tự nhiên đóng góp quan trọng trong quá trình sống, sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật.

    Bên cạnh tất cả các loại thức ăn tự nhiên được sử dụng phổ biến trong quá trình ương nuôi hiện nay như: tảo, Artemia, giáp xác râu ngành thì luân trùng được xem là nguồn thức ăn quan trọng cho ấu trùng tôm, cá. Do có các đặc điểm nổi bật như: nguồn sẵn có với số lượng lớn, chịu đựng được môi trường khắc nghiệt, tốc độ sinh sản nhanh, có kích cỡ nhỏ, bơi lội chậm chạp nên chúng trở thành con mồi thích hợp cho ấu trùng cá vừa mới hết noãn hoàng không thể ăn được các loại thức ăn có kích cỡ lớn như naupli của Artemia như cá bống tượng (Trần Thị Hồng An, 1994), ấu trùng nhuyễn thể, cua và tôm con (Sarma, 1991, 2001). Đồng thời chúng là loại thức ăn không thể thay thế của ấu trùng cá chẽm và cua xanh (Trương Sĩ Kỳ, 2004). Hơn nữa luân trùng còn có một đặc điểm nổi bật là có thể nuôi ở mật độ rất cao (2000 con/ml) Hirata (1979, Dhert, 1996) mà không ảnh hưởng đến quá trình sống và sinh sản của chúng, với tính ăn lọc không chọn lọc nên luân trùng được nuôi kết hợp với tảo và cá rô phi (Trần Sương Ngọc, 2003) cho kết quả cao. Cũng như theo Mustatial và Hachiro Hirata (1994, trích Trần Sương Ngọc, 2003), thì “Brachionus plicatilis đã trở thành nguồn thức ăn tươi sống không thể thiếu được trong sản xuất giống của rất nhiều loài cá tôm và việc không có sẵn nguồn thức ăn này vào một thời điểm thích hợp sẻ gây ra sự thất bại của sự ương nuôi ấu trùng”
    Việc nuôi và sử dụng luân trùng làm thức ăn cho ấu trùng cá ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ương nuôi (hơn 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác, Dhert, 1996), vì vậy việc nghiên cứu về vòng đời phát triển của luân trùng có vai trò quan trọng trong hệ thống nuôi luân trùng, nhằm góp phần vào việc đảm bảo thức ăn cho ấu trùng cá, đặc biệt là đối với ấu trùng cá bống tượng (Lê Thành Nhân và Thái Mỹ Anh, 2005). Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên mà đề tài “Ảnh hưởng của pH lên vòng đời luân trùng nước ngọt Brachionus angularis” được thực hiện.

    1.2. Mục tiêu

    Nhằm xác định pH tối ưu cho sự phát triển của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis, từ đó làm cơ sở nhằm góp phần vào việc phát triển nuôi luân trùng ứng dụng trong sản xuất giống.

    1.3. Nội dung

    Ảnh hưởng của pH lên thời gian thành thục của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis.
    Ảnh hưởng của pH lên thời gian phát triển phôi của luân trùng nước ngọt
    Brachionus angularis.
    Ảnh hưởng của pH lên nhịp sinh sản của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis.
    Ảnh hưởng của pH lên sức sinh sản của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis.
    Ảnh hưởng của pH lên tuổi thọ của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis. Ảnh hưởng của pH lên tốc độ lọc của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis. Ảnh hưởng của pH lên tốc độ ăn của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis.
     
Đang tải...