Luận Văn Ảnh hưởng của Nho giáo đối với chế độ hôn nhân, gia đình phong kiến Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - KHÓA 33 5/2012

    A. LỜI NÓI ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTrải qua hàng ngàn năm lịch sử, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Qua các thời kỳ, chế độ gia đình có thể thay đổi, nhưng những quan hệ cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước quán triệt trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng, với các nội dung hướng tới việc củng cố vị trí, vai trò và chức năng của gia đình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VI khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới”.
    Hiện nay, gia đình Việt Nam đang được xây dựng với những giá trị nhân văn tiến bộ, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em. Tuy nhiên, đi đôi với những điểm tiến bộ đó thì những hiện tượng như tảo hôn vẫn còn tồn tại, tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, bạo lực trong gia đình, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Theo kết quả nghiên cứu xã hội học về thực trạng ly hôn ở nước ta của tiến sĩ Nguyễn Minh Hoà (trường đại học KHXH-NV thành phố Hồ Chí Minh), tỉ lệ ly hôn ở nước ta chiếm 31% - 40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có ít nhất một cặp đổ vỡ. Trong số đó, tỉ lệ ly hôn ở gia đình trẻ (độ tuổi từ 20-30) chiếm đến trên 60%. Các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp.
    Những trường hợp ly hôn, tảo hôn, bất hiếu như kể trên ở thời kỳ phong kiến, khi còn tồn tại chế độ đại gia đình phụ quyền, gia trưởng đều bị trừng trị rất nặng bằng hình phạt nên hiếm xảy ra. Gia đình thời phong kiến thường bền chặt, và buộc con người vào khuôn phép. Phải chăng, pháp luật phong kiến chịu ảnh hưởng của Nho giáo tuy cực đoan nhưng cũng có những hạt nhân hợp lý mà các nhà làm luật hiện nay cần nghiên cứu, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình. Chính bởi những lý do trên đã thúc đẩy em tìm hiểu về chế độ hôn nhân, gia đình thời phong kiến Việt Nam đặc biệt là từ góc độ ảnh hưởng của Nho giáo.
    2. Mục đích nghiên cứuCó thể nói Nho giáo là hệ tư tưởng có tầm ảnh hưởng sớm và lớn đến văn hoá phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài ý nghĩa về chính trị pháp lý, Nho giáo cũng tác động lớn đến đời sống của mỗi gia đình người Việt Nam, từ nếp ăn ở đến cách ứng xử giữa các thành viên với nhau. Thông qua bài viết này, em muốn phần nào đó tìm hiểu về ảnh hưởng của Nho giáo tới chế độ hôn nhân và gia đình của dân tộc ta trong thời kỳ phong kiến. Đồng thời làm nổi bật lên được bản chất vốn có của gia đình người Việt, dù trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc vẫn giữ được nét đẹp riêng của mình.
    Và từ những hiểu biết rút ra được, em mong muốn được hiểu sâu sắc hơn về môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, thu lượm thêm kiến thức để tìm ra mối liên hệ giữa chế độ hôn nhân, gia đình phong kiến với chế độ hôn nhân, gia đình hiện nay. Đó là những kiến thức quý báu cho việc hành nghề của bản thân sau khi em ra trường.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu- Bước đầu chỉ ra những quan niệm của Nho giáo về hôn nhân và gia đình;
    - Tìm hiểu và phân tích những ảnh hưởng của Nho giáo đối với chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến Việt Nam;
    - Đánh giá những điểm tích cực và hạn chế của chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam khi chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
    4. Phạm vi nghiên cứuChế độ là chỉ tổng thể các quy phạm pháp luật để điều chỉnh một lĩnh vực nhất định. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, ngoài bộ phận pháp luật do nhà nước ban hành còn tồn tại bộ phận pháp luật thứ hai được nhà nước thừa nhận, đó là phong tục tập quán, lễ nghi Nho giáo. Phong tục tập quán được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống làng xã và thường được gọi là lệ làng. Lệ làng từ chỗ là pháp luật truyền khẩu dần dần được văn bản hóa và thường được gọi dưới tên là hương ước hay khoán ước. Bộ phận pháp luật này được mặc nhiên thừa nhận và đôi khi còn có hiệu lực hơn cả pháp luật vua ban – “phép vua thua lệ làng”. Do vậy, khi nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo đối với chế độ hôn nhân, gia đình phong kiến Việt Nam, em không chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo tới các văn bản pháp luật do nhà nước phong kiến ban hành mà còn nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo tới bộ phận pháp luật được nhà nước thừa nhận (phong tục tập quán). Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, ở bộ phận pháp luật do nhà nước ban hành, em tập trung nghiên cứu chủ yếu ảnh hưởng của Nho giáo tới chế độ hôn nhân gia đình trong các bộ luật phong kiến Việt Nam, đặc biệt chú trọng nghiên cứu giai đoạn từ thế kỉ thứ XV đến thế kỷ thứ XIX khi mà Nho giáo đã có tầm ảnh hưởng lớn đến pháp luật phong kiến. Ở bộ phận pháp luật do nhà nước thừa nhận, em bước đầu chỉ ra ảnh hưởng của Nho giáo đến một số văn bản hương ước tiêu biểu như hương ước Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu), Nghệ An hay hương ước xã Mộ Trạch
    5. Phương pháp nghiên cứuTrên cơ sở hai phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, khoá luận đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
    Kết cấu của khoá luận gồm ba phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
    Trong phần nội dung của khóa luận gồm hai nội dung chính, đó là:
    Chương I: Quan điểm của Nho giáo về hôn nhân, gia đình;
    Chương II: Ảnh hưởng của Nho giáo đối với chế độ hôn nhân, gia đình phong kiến Việt Nam.


    MỤC LỤC
    A. LỜI NÓI ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
    4. Phạm vi nghiên cứu. 2
    5. Phương pháp nghiên cứu. 3
    B. PHẦN NỘI DUNG 4
    CHƯƠNG I. QUAN ĐIỂM CỦA NHO GIÁO VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 4
    I. Nội dung cơ bản và quá trình xâm nhập của Nho giáo vào Việt Nam 4
    1. Nội dung cơ bản của Nho giáo. 4
    2. Quá trình xâm nhập của Nho giáo vào Việt Nam 5
    II. Quan điểm của Nho giáo về gia đình. 6
    1. Gia đình là tế bào của xã hội, là quốc gia thu nhỏ. 6
    2. Đạo tề gia là cơ sở của đạo trị quốc. 6
    3. Đại gia đình phụ quyền, gia trưởng. 8
    III. Quan điểm của Nho giáo về hôn nhân. 10
    1. Mục đích của hôn nhân. 10
    2. Quyền quyết định hôn nhân. 11
    3. Nghĩa vụ phát sinh từ hôn nhân. 12
    CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH PHONG KIẾN VIỆT NAM . 14
    I. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với chế độ gia đình phong kiến Việt Nam 15
    1. Pháp luật xác lập và bảo vệ chế độ đại gia đình. 15
    2. Pháp luật xác lập và bảo vệ chế độ gia đình phụ quyền gia trưởng. 18
    2.1. Pháp luật xác lập và bảo vệ quyền của người gia trưởng trong gia đình 18
    2.2. Pháp luật quy định nghĩa vụ của thân thuộc bề dưới 27

    II. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với chế độ hôn nhân phong kiến Việt Nam 35
    1. Pháp luật xác lập và bảo vệ chế độ hôn nhân không tự do. 35
    1.1. Pháp luật loại trừ ý chí của các chủ thêr khi kết lập hôn nhân. 35
    1.2. Pháp luật loại trừ ý chí của các chủ thể khi ly hôn. 38
    2.Pháp luật xác lập và bảo vệ chế độ hôn nhân bất bình đẳng. 39
    2.1.Bất bình đẳng giữa vợ với chồng. 39
    2.2. Bất bình đẳng giữa vợ cả và vợ lẽ. 45
    2.3. Bất bình đẳng về hôn nhân giữa các đẳng cấp trong xã hội 47
    C. KẾT LUẬN 50
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...