Tiểu Luận ảnh hưởng của nho giáo đến xã hội việt nam xưa và nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mở đầu

    Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh đó, Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới.
    Trong số các học thuyết lớn đó, phải kể đến trường phái triết học Nho gia. Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “nhân” (người), đứng cạnh chữ “nhu” (cần, chờ, đợi). Nho gia còn được gọi là nhà nho, người đã đọc thấu sách thánh hiền được thiên hạ trọng dụng dạy bảo cho mọi người sống hợp với luân thường đạo lý. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là nho học hay “Khổng học” - gắn với tên người sáng lập ra nó
    Với gần 10 thế kỷ Bắc thuộc, Việt Nam đã du nhập Nho giáo từ rất sớm và là quốc gia từng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu đậm của Nho giáo. Ngày nay, những ảnh hưởng của Nho giáo vẫn còn rất to lớn. Trong bối cảnh nghiên cứu Nho giáo trên thế giới đang biến chuyển rất mạnh mẽ, việc nghiên cứu, tìm hiểu Nho giáo và hội nhập quốc tế là hết sức cần thiết.
    Bên cạnh đó, trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến giữ vững bản sắc dân tộc, chúng ta cần ra sức tìm kiếm, xác định những tinh hoa quá khứ làm hành trang cho thế hệ sau đi vào hiện đại. Trong hành trang đó, có truyền thống quý báu của Nho học-bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
    Bài viết trên cơ sở khái quát về sự hình thành và phát triển của Nho giáo cũng như sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam, đồng thời nói lên những ảnh hưởng của Nho giáo đến nền văn hóa của Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu từ rất lâu. Thông qua đó, ta có thể hiểu rõ hơn về tư tưởng triết học Nho giáo cũng như các tác động của nó đến Việt Nam, và vai trò của Nho giáo trong thời đại ngày nay. Từ đó, ta có thể có cái nhìn đúng đắn hơn về Nho giáo.


    MỤC LỤC
    1. Mở đầu 1
    2. Nội dung 2

    2.1. Triết học Nho giáo 2
    2.1.1. Đặc điểm chính trị, xã hội Trung Quốc cổ, trung đại 2
    2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo. 3
    2.1.2.1. Sơ lược về cuộc đời Khổng Tử: 3
    2.1.2.2. Sự phát triển của Nho giáo: qua 3 giai đoạn. 3
    2.1.2.3. Các sách kinh điển của Nho giáo: 4
    2.1.2.4. Nội dung cơ bản của Nho học: 6
    2.2. Vị trí và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam 9
    2.2.1. Quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam 9
    2.2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo đến sự phát triển của xã hội cổ đại Việt Nam 11
    2.2.2.1. Các ảnh hưởng tích cực 11
    2.2.2.2. Sự ảnh hưởng tiêu cực: 11
    2.2.3. Ảnh hưởng của Nho giáo trong thời kỳ cách mạng dân tộc Việt Nam 12
    2.2.4. Sự giải thể và chuyển hoá của Nho giáo thế kỷ 20 13
    2.2.5. Sự tương tác của Nho giáo và tính cách văn hóa Việt Nam 14
    2.2.6. Cái học tâm tính của Nho giáo trong tương lai. 18
    2.2.7. Nguy cơ đối với văn hoá dân tộc và Nho giáo trong thế kỷ 21. 18
    3. Kết luận 21
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    (1) Trần Đình Hượu, 1996. Đến hiện đại từ truyền thống. Nxb Văn hóa, Hà Nội.
    (2) Tạ Ngọc Liên, Nho giáo Việt Nam ở thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, Viện sử học Việt Nam, tháng 9/2009. http://vn.360plus.yahoo.com/luuchuong_gl1957/article?mid=2887&fid=-1&action=next
    (3) Hà Thúc Minh, Nho giáo Việt Nam nhìn từ thế kỷ XXI, tháng 4/2010. http://diendankienthuc.net/diendan/luan-van-tieu-luan/20195-nho-giao-viet-nam-nhin-tu-the-ki-xxi.html
    (4) Nguyễn Kim Sơn, Nho giáo trong tương lai văn hóa Việt Nam, tháng 2/2003 http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5529
    (5) Nguyễn Đức Sự, Vị trí và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam, 2009. http://www.vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=1065&cat=51&pcat=
    (6) Trần Ngọc Thêm, 2004. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
    (7) Nguyễn Ngọc Thơ, Nho giáo và tính cách văn hóa Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV, tháng 5/2010. http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1641&Itemid=79
    (8) Đoàn Quang Thọ, Trần Văn Thụy, Phạm Văn Sinh, Đoàn Đức Hiếu, Vũ Tình, Nguyễn Thái Sơn, Lê Văn Lực, Dương Văn Thịnh, 2010. Giáo trình triết học. Nxb Chính Trị - Hành Chính, Hà Nội.
    (9) Phó Vĩnh Tụ, Hàn Chung Văn, Nhìn lại và nghĩ lại việc nghiên cứu trong thế kỷ XX về Nho học Trung Quốc, tháng 5/2011. http://www.triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=481:ncnhtq&catid=4:trit-hc-ong-phng&Itemid=223
    (10) Trần Quốc Vượng, 2000. Nho giáo và văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, tr 501 – 515.
    (11) http://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_Trung_Qu%E1%BB%91c
    (12) http://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_gi%C3%A1o
    (13) http://diendankienthuc.net/diendan/luan-van-tieu-luan/10806-triet-hoc-nho-giao-va-anh-huong-cua-triet-hoc-nho-giao-den-nen-van-hoa-truyen-thong-cua-viet-nam.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...